Nhà máy giấy (bột giấy) của Công ty giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong); công nghệ và vốn đầu tư từ Trung Quốc. Quy mô nhà máy giấy này là lớn nhất Việt Nam, TOP 5 trên Thế giới.
Đây là dự án đầu tư 100% vốn Trung Quốc (1,2 tỷ USD). Khu vực đặt nhà máy gọi là cụm công nghiệp Cái Cui – Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi…và những hộ chuyên nuôi cá đồng. Nơi này được/bị quy hoạch làm cụm công nghiệp hồi 2006, nhưng đến nay chỉ có vài doanh nghiệp đi vào hoạt động. Hầu hết đất đai vườn cây – ao cá bị thu hồi và san bằng, hiện bỏ hoang, um tùm…
Hiện khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm đảm bảo yêu cầu an toàn. Nên việc một Nhà máy giấy (100% Trung quốc) khổng lồ đi vào hoạt động đang dấy lên nỗi lo lắng về môi trường cho hạ nguồn sông Hậu (vùng trù phú và giàu đẹp nhất Mekong delta).
Cổng vào Khu công nghiệp
Trước đó, Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản VN (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ NN- PTNT có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL.
Nhà máy nằm sát nhánh sông Hậu
Địa điểm không có trong quy hoạch
Cục Lâm nghiệp đã từng đề nghị Bộ NN – PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang kiểm tra, đánh giá lại vấn đề về an ninh môi trường của nhà máy Lee&Man; yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế. Không chấp nhận phương án nhập 80% nguyên liệu là giấy phế liệu từ nước ngoài để sản xuất giấy và bột giấy tại VN. Cục này cũng khẳng định, theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy VN đến năm 2010 – tầm nhìn 2020 thì cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL.
Trên thực tế, các tỉnh không thể đưa toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh mình vào vùng nguyên liệu cho nhà máy. Những rừng tràm sẽ biến mất, còn nước thải sẽ đổ trực tiếp ra các con sông?
Nhà máy giấy (bột giấy) của Công ty giấy Lee & Man Việt Nam
Sông Hậu sẽ phải gánh hàng chục nghìn tấn xút/năm?
Đáng chú ý, theo ước tính của cục này thì mỗi năm nhà máy Lee&Man sẽ thải ra khoảng 28.500 tấn xút (Công nghiệp giấy chủ yếu xả thải xút là nhiều nhất, đứng hàng thứ hai sau cyanuya, thạch tín). Trong khi đó, vùng đặt nhà máy giấy là vùng trũng nhất của khu vực nên khó rửa trôi một lượng xút lớn. Vì vậy, nếu nước thải từ việc vận hành nhà máy giấy Lee&Man đổ ra sông Hậu và biển thì sẽ tiêu diệt nguồn thuỷ sản ở sông và biển phía Nam nước ta, đồng thời sẽ ảnh hưởng rất lớn cho việc nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL.
Biển miền Trung chết, rừng Tây Nguyên chết, giờ tới lượt ĐBSCL chết ?
Bạn đọc Bích Phượng
Gần 1 tỷ chai C2 và Rồng đỏ nhiễm độc chì từ Trung Quốc đã đi vào cơ thể hàng chục triệu người Việt Nam?!!
Cám ơn những người bạn không biết mặt trên mạng đã kề vai sát cánh, động viên tôi những lúc bị doạ dẫm, bị “những bàn tay đen” vùi dập bầy đàn, cám ơn những nhà báo chân chính đã không mệt mỏi đi đến cùng của sự việc.
Nhiều người hỏi tôi vì sao tôi làm việc này? Tôi xin mượn lời của Facebooker Oanh Bùi để trả lời: “Nhờ những kiểm nghiệm độc lập và đưa lên mạng xã hội mà công ty URC phải thu hồi 5 lô nước giải khát vì hàm lượng chì quá cao. Nhờ các nhà phân tích, kiểm nghiệm độc lập, trên mạng xã hội cũng đang công bố nước ở Vũng Áng không thể an toàn như trên truyền thông đang tuyên truyền muốn dân tiếp tục đi biển, ăn cá, không cần biết hậu quả là chết dân…
Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì à? Để biết sự thật. Để sự giả dối không che được sự thật. Và để nhiều người biết đến sự thật. Đơn giản vậy thui.”
Và tôi cũng làm điều này vì hàng triệu triệu người dân VN thân yêu đang bị đầu độc bởi chất độc có nguồn gốc từ Trung Quốc, do một tập đoàn đa quốc gia thuộc sở hữu một gia tộc gốc Trung Quốc vốn rất thường xuyên hành xử thiếu tôn trọng, xem thường sinh mạng và sức khoẻ người dân Việt Nam.
Đây là một vụ Formosa ngay trên bờ, đây không phải là ăn cá nhiễm độc ngoài biển khơi mà là đã trực tiếp đưa chất độc Chì vào cơ thể hàng triệu trẻ em, hàng triệu học sinh, sinh viên và hàng triệu con người Việt Nam gây ra các hậu quả tàn khốc và trên quy mô vô cùng lớn.
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam , ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết: “Chúng tôi đang chuẩn bị tiến hành xử lý những hàng không đạt đã thu hồi”. Còn về tổng số lượng C2, Rồng đỏ bị nhiễm chì trong diện thu hồi, ông Nhiên cho hay: “Đoàn thanh tra đã nhận được số liệu báo cáo của Công ty URC nhưng đó là số liệu một chiều, chúng tôi phải kiểm tra, xác minh trước khi công bố”.”
Vậy số lượng này là bao nhiêu? Đây là một câu hỏi mà giới truyền thông và người dân rất mong có câu trả lời nhiều ngày qua
Đối với 3 lô thuộc diện thu hồi đầu tiên, thì có số lượng chi tiết như sau:
1. Lô trà xanh hương chanh C2 – NSX:04/02/2016, HSD: 04/02/2017 có số lượng là 23.200 thùng, mỗi thùng 24 chai, tổng cộng là 556.800 chai C2 360ml. Kết quả xét nghiệm hàm lượng chì của lô này là 0,087mg/l.
2. Lô nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng Đỏ – NSX:19/02/2016, HSD: 19/11/2016 có số lượng là 6.195 thùng, mỗi thùng 48 ly, tổng cộng là 297.360 ly Rồng đỏ 240ml. Kết quả xét nghiệm hàm lượng chì của lô này là 0,085mg/l.
3. Lô nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng Đỏ – NSX:10/11/2015, HSD:10/08/2016 có số lượng là 8.995 thùng, mỗi thùng 48 ly, tổng cộng là 431.760 ly Rồng đỏ 240ml. Kết quả xét nghiệm hàm lượng chì của lô này là 0,068mg/l.
Như vậy, có 556.800 + 297.360 + 431.760 = 1,286 triệu chai C2 và Rồng đỏ nhiễm chì cực độc trong 3 lô này được URC cố tình tung ra thị trường và chỉ có thể thu hồi được 1.164 thùng C2 (tương đương gần 28 nghìn chai, đã được tiêu huỷ chiều nay). Như vậy số lượng C2 và Rồng đỏ nhiễm độc chì đã đi vào cơ thể người Việt Nam chỉ riêng 3 lô đầu tiên là 1,258 triệu chai. Con số này gần trùng khớp với thông tin về giá trị hàng hoá vi phạm là 3,875 tỷ, xấp xỉ 1,29 triệu chai (tính theo giá vốn trung bình của C2 và Rồng đỏ khoảng 3.000 đồng chai).
Nên nhớ rằng, vẫn còn 2 lô C2 và Rồng đỏ nhiễm chì gấp 7-9 lần cho phép đang được thu hồi, theo thông tin mà chúng tôi nắm được, thì hầu như không có hy vọng thu hồi được 02 lô này vì đã 5 tháng kể từ ngày sản xuất!!! Và số lượng 02 lô này là không hề ít hơn 3 lô đầu tiên mà tôi sẽ tiếp tục công bố vào các bài tiếp theo.
Như vậy là chỉ có 05 lô bị nhiễm chì và chỉ ở URC Hà Nội ??? Xin hãy nghĩ lại một lần nữa!
Có ít nhất gần 1 tỷ chai C2 và Rồng đỏ nghi nhiễm độc chì đang lưu thông trên thị trường!!!
URC VN hiện có 4 nhà máy tại Bình Dương, một nhà máy ở Hà Nội và một nhà máy ở Quảng Ngãi. Chỉ riêng tại Hà Nội có 03 line (dây chuyền) C2 và 1 line Rồng đỏ, mỗi line hàng ngày tuỳ theo nhu cầu sẽ sản xuất từ 2-5 lô (batch) với sản lượng trung bình mỗi line là khoảng 20.000 thùng/ngày (chia thành các lô từ 5-30 nghìn thùng). Quyết định xử phạt vừa rồi của Thanh tra Bộ Y tế chỉ là đối với 3 lô với số lượng gần 40.000 thùng (theo báo cáo trên của URC: sản xuất 38.390 thùng, thu hồi được 1.164 thùng), tức là chỉ bằng sản lượng của 2 line trong một ngày....
Như vậy có thể ước lượng với số lượng 570 tấn acid citric nhiễm chì nhập từ Trung Quốc thì chỉ riêng nhà máy tại HN đã sản xuất và tung ra thị trường gần 1 tỷ chai C2 và Rồng đỏ nhiễm độc chì trong vòng 12 tháng qua và phần lớn số acid này đã đi vào cơ thể người Việt Nam.
No comments:
Post a Comment