Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã công bố thành phần các đại biểu mới, gồm 496 người. Trong đó có đến 100 người là uỷ viên trung ương Đảng. Quốc hội Việt Nam lần này là quốc hội có ít số người ngoài đảng nhất so với quốc hội trước. Tổng số đảng viên CSVN chiếm đến 96% trong quốc hội. Có đến 19 uỷ viên BCT cộng sản Việt Nam trúng cử quốc hội kỳ này.
Sau kết qủa này của quốc hội, cho thấy đảng CSVN đã thực hiện hoàn tất chủ trương tăng cường quyền lãnh đạo của đảng trên đất nước, chủ trương do giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng Nguyễn Phú Trọng khởi xướng.
Với việc trụ lại thành công chức tổng bí thư khi đã quá tuổi ở đại hội 12, sau đó sắp xếp nhân sự như ý vào bộ máy ban ngành trong đảng, tiếp tới đưa đại đa số đảng viên vào chiếm lĩnh quốc hội là thành công mà Nguyễn Phú Trọng theo đuổi bấy lâu.
Nguyễn Phú Trọng đã tạo ra được sự thống nhất tương đối quyền lực, không còn cảnh anh Ba, anh Tư cầm đầu những nhóm lợi ích thao túng chính trường như trước đây. Trọng có thể thoải mái đi thăm các vùng đất Nam Bộ, như một nhà vua ngạo nghễ đi dạo trên những vùng đất mới bình định được, điều mà trước kia Trọng ít khi làm.
Tưởng rằng với sự thống nhất quyền lực như vậy, đất nước sẽ không còn cảnh đấu đá, phe phái. Đảng cộng sản chỉ việc dốc sức theo đuổi đường lối CNXH, toàn đảng nhìn về một hướng.
Thế nhưng, đất nước lại rơi vào cảnh hỗn loạn một cách vô chủ.
Hai tháng trời sau thảm hoạ cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, những người ngư dân hầu như đã không còn ra biển, những chợ hải sản, nhà hàng hải sải, du lịch biển chết dần mòn trong cảnh tiêu điều, hiu hắt. Chính phủ Việt Nam không đưa ra nguyên nhân nào dẫn đến thảm hoạ này. Chỉ vài biện pháp qua loa đối phó dư luận như kiểu cho cán bộ tắm biển, cán bộ ăn hải sản không biết có phải thứ hải sản lấy từ trung tâm phát độc Vũng Áng hay có khi loại hải sản được phi cơ chở từ Tân Gia Ba về. Những biện pháp mà dân chúng thường gọi là dán bùa đít mèo, không thể nào trấn an được dư luận.
Không có một nhân vật cao cấp nào trong bộ chính trị có phát ngôn thẳng thắn và trách nhiệm để dân chúng thấy rằng Đảng CSVN còn có mặt trên đất nước. Trong vụ cá chết,người dân cảm giác đất nước này đang vô chủ. Các lãnh đạo cao cấp ở Bộ chính trị thực hiện phương châm, ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi. Từ Tổng bí thư đến chủ tịch nước đều tảng lờ như không biết chuyện cá chết. Thế nhưng chỉ chuyện nhỏ về bài báo nào đó nói về phó chủ tịch tỉnh có xe đẹp, ông tổng bí thư đã có ý kiến chỉ đạo làm rõ vấn đề bài báo nêu ra. Chứng tỏ ông ta có đọc, nhưng chỉ lên tiếng những gì cảm thấy mang lại uy tín cho mình mà thôi.
Ông tân thủ tướng thì chỉ đạo theo kiểu cần khẩn trương làm rõ nguyên nhân nhưng kèm theo câu thận trọng. Có nghĩa là khẩn trương tìm nguyên nhân nhưng nếu nguyên nhân không phải là do thiên nhiên như thuỷ triều đỏ, tảo nở hoa thì cần thận trọng khi công bố. Vì thế sau hơn hai tháng, một ông bộ trưởng họp báo tuyên bố nguyên nhân cá chết là tại liên quan đến nguyên nhân gây ra cá chết.
Nhiều cuộc biểu tình của người dân nổ ra để đòi hỏi chính phủ minh bạch thông tin cá chết. Những cuộc biểu tình này bị đàn áp khốc liệt bằng đòn vọt, nhà tù trá hình dưới mác trung tâm phục hồi nhân phẩm, nhiều người bị an ninh gây áp lực mất việc làm, mất nơi thuê nhà.
Chế độ quy kết động cơ biểu tình của người dân là ý đồ xấu. Đài truyền hình Việt Nam cũng lập tức phụ hoạ hỗ trợ ra ngay một chương trình, nhằm quy kết động cơ những người đòi minh bạch thông tin cá chết là có ý đồ xấu bằng một cuộc thảo luận mang đậm cách đấu tố hồi cải cách ruộng đất.
Nhưng có một ý đồ mà ngay cả những người biểu tình đòi minh bạch thông tin cá chết và cả bộ máy an ninh, cơ quan tuyên giáo, đài truyền hình quốc gia đều không biết. Bởi tuy ý đồ đó xuất phát từ tâm thức, mơ hồ nhưng thực ra nó hiện hữu ai cũng thấy nhưng không diễn tả được.
Đó là ý đồ muốn hỏi ai là chủ đất nước này? Cơ quan nào có trách nhiệm với đất nước này, đảng, chính phủ, quốc hội hay nhà nước hay thế lực nào?
Vì không rõ ai là chủ, cơ quan nào chịu trách nhiệm, nên thông tin trả lời thảm hoạ cá chết vẫn lửng lơ. Đất nước này đang vô chủ, thực sự là như vậy. Nếu có chủ nhân thực sự, đã có người phải đứng ra trả lời rõ ràng và sẵn sàng chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình.
Người trách nhiệm trả lời để an lòng dân không thấy. Nhưng người đi đàn áp, để trấn áp, hăm doạ bưng bít thông tin thì lại nhiều vô vàn. Mỗi phường có đến trăm người cả công an, dân phòng, cán bộ để đi trấn áp những người đòi thông tin về cá chết. Tuyệt nhiên cả trăm mạng đó ở một phường cũng không ai biết gì về nguyên nhân cá chết cả. Đấy là dấu hiệụ của sự hỗn loạn, nếu như ở biểu tình chống Trung Quốc, các con vẹt dư luận còn hót ra rả có luận điệu như vì tình hữu nghị, vì yên ổn làm ăn, vì quan hệ đa phương, song phương. Đến vụ cá chết thì không có luận điệu nào ra hồn ngoài giọng qua loa đang tìm nguyên nhân.
Nhưng sự vô chủ và mất đoàn kết không chỉ ở trong vụ cá chết, bầy đàn Nguyễn Phú Trọng không phải là gắn bó thống nhất như bên ngoài chúng ta thấy. Hãy nhìn vụ ầm ĩ về trường hợp thượng nghĩ sĩ Bob Kerrey. Thông thường những việc thế này ĐCSVN thường nhất quán trong tuyên truyền vì tính chất nhạy cảm, đảng thường định hướng khắt khe để lèo lái dư luận theo một cái nhìn đóng khung sẵn. Thế nhưng vụ việc lại nổi sóng đến mức đáng sợ, người ta khơi lại máu me, chém giết cách đây nửa thập kỷ để lên án, đòi trừng phạt. Mặc dù bộ ngoại giao, bộ quốc phòng trước đó đã có bài định hướng êm xuôi, mặc dù uỷ viên bộ chính trị Đinh La Thăng, người phụ trách địa bàn nơi mà Bob Kerrey có công việc liên quan đã phải lên tiếng ủng hộ Bob. Nhưng bài báo viết về sự ủng hộ của Đinh La Thăng ngay lập tức bị gỡ bỏ. Thay vào đó là những bài lên án của đủ các loại người khác nhau.
Không có ông chủ nào đứng ra để ngăn phân định vụ cá chết cũng như vụ Bob Kerrey. Thiên hạ chửi nhau loạn xạ trên mọi phương tiện về Bob Kerrey kéo theo là cả những hệ tư tưởng, quan điểm khác nhau. Đấy có phải là một chứng minh của sự hỗn loạn vô chủ hay không?
Sắp tới khi Trung Quốc hoàn tất khẳng định chủ quyền biển Đông. Lúc đó những người dân Việt Nam mới chợt nhận ra rằng đất nước của họ đang vô chủ. Tuy nhiên khái niệm vô chủ ở đây là những người chủ có trách nhiệm, có lương tâm.
Chỉ có sự bóc lột, tham nhũng, bất công, đàn áp luôn luôn là có chủ.
Người buôn gió nguồn: anhbasam.wordpress.com
Formosa và sự ngây ngô khó hiểu
Thành Nam (doanh nhân khoáng sản & luyện kim)
Nếu buộc Formosa phải tách kim loại nặng ra khỏi chất thải thì Formosa sẽ lỗ vốn và sẽ phải đóng cửa. Nếu xả thải trên cạn, chi phí vận tải chất thải là 30 tỷ VND/tháng, quá lớn. Nếu tống tất cả ra biển: toàn bộ cá Biển Đông sẽ tuyệt chủng.
Với kinh nghiệm một doanh nghiệp đã từng làm về khoáng sản và luyện kim chúng tôi có một số nhận xét về Formosa như sau :
Với sản lượng thép của Formosa là 7.1 triệu tấn/năm. Vậy Formosa sẽ phải thải ra môi trường xung quanh một lượng chất thải rắn thấp nhất là 7,1 triệu tấn/năm, tức 600.000 tấn/tháng.
Thành phần của chất thải bao gồm: Đất đá + Các kim loại nặng ngoài sắt + Phốt pho, lưu huỳnh + hóa chất để lọc quặng. (Xin bạn hãy lưu ý: Trong quặng sắt bao giờ cũng chỉ có trên 50% là sắt còn lại là các tạp chất khác).
Nếu bố trí một mặt bằng rất lớn ở trên cạn và thành lập những núi thải lớn, thì Formosa cũng phải bố trí một đoàn xe hùng hậu để chở thải đi đổ, chi phí cho vận tải chất thải là 30 tỷ VND/tháng.
Nếu tống tất cả ra biển, chưa bàn đến ô nhiễm biển, cũng chưa tính toán kỹ các dòng hải lưu sẽ mang đi thì chỉ trong vài tháng, biển Hà Tĩnh chúng ta sẽ lội tới đầu gối. Cá chết ở miền Trung chỉ là chuyện nhỏ mà toàn bộ Biển Đông cá sẽ tuyệt chủng.
Nếu buộc Formosa phải tách các kim loại nặng & phốt-pho lưu huỳnh ra khỏi chất thải thì Formosa sẽ lỗ vốn và phải đóng cửa ngay sau khi có lệnh ban bố của Nhà nước.
Còn một vấn đề khác hết sức nghiêm trọng mà tôi thấy hình như người Việt Nam chưa ai quan tâm, đó là: Nếu để làm ra 7.1 triệu tấn thép trong một năm, vậy mỗi năm Formosa cần phải đốt hết, thấp nhất là 4 triệu tấn than cốc. Cả một lượng khí CO2 khổng lồ thải ra trên bầu trời Việt Nam, không biết Nhà nước tính toán tới vấn đề này chưa, và Formosa đã có hạn ngạch thải khí CO2 với quốc tế chưa?
Nếu buộc Formosa đóng cửa ngay lúc này, Nhà nước phải bồi thường 28 tỷ USD, đối với Việt Nam chúng ta là một việc quá sức vì hiện nay chúng ta đang phải đi vay mới để đảo nợ cũ.
Có 03 điểm tôi xin lưu ý bạn đọc là:
1- Bản chất của ngành luyện kim từ quặng là: Trong quặng kim loại, có rất nhiều các thành phần kim loại nặng khác nhau, người ta chỉ luyện, lọc ra loại kim loại có hàm lượng cao nhất, còn các kim loại khác có hàm lượng thấp sẽ là phế thải đổ đi.
2- Các kim loại nặng nếu được cô đọng thành thỏi sẽ không gây hại cho người. Nếu ở dạng các nguyên tử và trộn lẫn các tạp chất khác thì lại là thứ hết sức độc hại.
3- Ngành luyện kim không thể thu hồi tất cả các kim loại từ một chất quặng, nếu doanh nghiệp nào làm được việc đó thì cũng đồng nghĩa với sập tiệm.
2- Các kim loại nặng nếu được cô đọng thành thỏi sẽ không gây hại cho người. Nếu ở dạng các nguyên tử và trộn lẫn các tạp chất khác thì lại là thứ hết sức độc hại.
3- Ngành luyện kim không thể thu hồi tất cả các kim loại từ một chất quặng, nếu doanh nghiệp nào làm được việc đó thì cũng đồng nghĩa với sập tiệm.
Điều khôn ngoan nhất đối với Nhà nước hiện nay là: Hủy bỏ xả thải của Formosa ra biển, tập kết nó về một bãi. Đó là thứ vật liệu làm gạch không nung và làm đường rất tốt.
Nhà nước cần phải công bố công khai toàn văn: Bản thỏa thuận môi trường giữa Formosa và phía Nhà nước.
Theo quan điểm của tôi: Nước thải trong ngành luyện thép không phải là vấn đề quan trọng, vì nó chỉ là thứ nước tuần hoàn, dùng để làm mát hệ thống vỏ lò, sau một thời gian đóng cặn, người ta mới thải đi.
Vấn đề nghiêm trọng là: Cả một khối lượng khổng lồ chất thải rắn, mà từ khi Formosa bắt đầu hoạt động và thải ra. Khối lượng nó là bao nhiêu? Hiện nó đang nằm ở đâu? Sau khi kiểm tra, số lượng ấy đã thu lại được bao nhiêu và còn thiếu bao nhiêu? Nếu còn thiếu bao nhiêu chưa gom lại được, tức là nó đang nằm tại đáy biển bấy nhiêu. Cần phải hướng điều tra vào việc này.
Còn một vấn đề nữa: Tới đây Chính phủ cần phải kiểm soát chặt: Nguồn quặng đầu vào hàng tháng (Không phải thứ quặng sắt nào cũng được phép đưa vào luyện thép).
Thực tế thị trường quặng sắt VN mấy năm vừa qua cho thấy: Các thương lái TQ họ cương quyết không mua những loại quặng sắt có hàm lượng Lưu huỳnh, phốt pho và Asen cao, để đem về nước, vì TQ cấm.
Qua sự kiện Formosa, chúng ta nhận ra một điều là Chính phủ có vẻ rất ngây thơ trong vấn đề kiểm soát môi trường trong các dự án Đầu tư nước ngoài.
Thành Nam
Theo boxitvn.blogspot.com
Qua sự kiện Formosa, chúng ta nhận ra một điều là Chính phủ có vẻ rất ngây thơ trong vấn đề kiểm soát môi trường trong các dự án Đầu tư nước ngoài.
Thành Nam
Theo boxitvn.blogspot.com
Vũ Thất
No comments:
Post a Comment