Đối với chúng tôi , ngày chủ nhật 20 tháng ba 2016 vừa qua là một ngày quá dài. Trong câu chuyện San Jose, xin kể hầu các bạn lần lượt các buổi sinh hoạt họp bạn như sau. 1) Hội chợ Y tế: 10 giờ sáng chủ nhật 20 tháng ba vợ chồng chúng tôi lên đường đến trường YB tham dự Hội Chợ y tế của chương trình Sống Mạnh do tổ hợp của bác sĩ Trịnh Ngọc Huy tổ chức. Thầy Huy điều hành tổ hợp y tế gồm danh sách cả trăm bác sĩ và đã liên tục tổ chức các kỳ Hội Chợ Y Tế 20 mươi năm qua. Bà con ta ngồi kín hội trường để nghe trình bày về việc bảo vệ sức khỏe. Thuyết trình viên vừa trình bày vừa đặt câu hỏi. Quan khách trả lời trúng là có thưởng. Gặp bác sĩ Huy đang vội vàng tìm người mở thêm lối vào cho đủ chỗ đậu xe. Tôi hỏi ông tổ chức có thành công không. Bác sĩ Huy trả lời. Thành công bắt buộc. Chương trình không có bán vé. Làm gì không thành công.
2) Sinh hoạt hướng đạo: Ông bà có hai cháu sinh hoạt với Liên đoàn Ra Khơi ngay phía sau trường YB. Bèn vào thăm các cháu. Bà nội đưa tiền cho cháu để ngày mai đi học mua thức ăn trưa. Như vậy là tạm xong việc nội bộ gia đình. Ưu tiên số 1 hoàn tất. 3)Hội luật gia tân niên: Dù Tết qua đã lâu rồi nhưng các hội đoàn vẫn còn mừng Xuân mới. Chúng tôi đến Dynasty dùng tiệc trưa với hội luật gia Việt Nam của ông bà trạng sư Nguyễn Hữu Thống. San Jose hiện nay có 2 tổ chức đồng hương trong ngành Luật. Hội của luật sư và hội của sinh viên luật. Cả hai đều sinh hoạt bên nhau vui vẻ. Mấy tháng trước chúng tôi tham dự họp mặt của sinh viên Luật. Kỳ này anh em họp mặt tạm gọi là hội của ông bà Thống. Bà là cựu luật sư đương kim chủ tịch và ông là cựu chủ tịch nay là luật sư cố vấn. Bạn bè tham dự trong tinh thần thân hữu gia đình. Cơm Tầu 8 món buổi trưa thì cũng rất thịnh soạn. Ban vũ Hoa Tiên trình diễn nhiều màu sắc, văn nghệ tài tử với các tiếng ca cao niên cũng vô cùng não nuột. Dù vậy chúng tôi cũng phải từ giã về sớm. Còn buổi chiều nhiều chuyện phải tiếp tục.
2) Sinh hoạt hướng đạo: Ông bà có hai cháu sinh hoạt với Liên đoàn Ra Khơi ngay phía sau trường YB. Bèn vào thăm các cháu. Bà nội đưa tiền cho cháu để ngày mai đi học mua thức ăn trưa. Như vậy là tạm xong việc nội bộ gia đình. Ưu tiên số 1 hoàn tất. 3)Hội luật gia tân niên: Dù Tết qua đã lâu rồi nhưng các hội đoàn vẫn còn mừng Xuân mới. Chúng tôi đến Dynasty dùng tiệc trưa với hội luật gia Việt Nam của ông bà trạng sư Nguyễn Hữu Thống. San Jose hiện nay có 2 tổ chức đồng hương trong ngành Luật. Hội của luật sư và hội của sinh viên luật. Cả hai đều sinh hoạt bên nhau vui vẻ. Mấy tháng trước chúng tôi tham dự họp mặt của sinh viên Luật. Kỳ này anh em họp mặt tạm gọi là hội của ông bà Thống. Bà là cựu luật sư đương kim chủ tịch và ông là cựu chủ tịch nay là luật sư cố vấn. Bạn bè tham dự trong tinh thần thân hữu gia đình. Cơm Tầu 8 món buổi trưa thì cũng rất thịnh soạn. Ban vũ Hoa Tiên trình diễn nhiều màu sắc, văn nghệ tài tử với các tiếng ca cao niên cũng vô cùng não nuột. Dù vậy chúng tôi cũng phải từ giã về sớm. Còn buổi chiều nhiều chuyện phải tiếp tục.
4) Du ca Đã Nẵng về San Jose: Nhiếp ảnh gia Trương Xuân Mẫn kỳ nầy bỏ máy chụp hình để cầm lại cây đàn theo yêu của Nguyễn Đức Quang. Anh Mẫn vốn là trưởng đoàn du ca Đà nẵng từ hơn 40 năm trước nay thành lập du ca San Jose đã được 5 năm. Khoảng 3 giờ chiều chương trình mở đầu với hơn 20 đoàn viên làm luôn một loạt các bài sống động và hào hứng của Du Ca một thủa Sài Gòn. Các nữ du ca mặc áo bà ba trắng xuất hiện hết sức độc đáo như đem cả chân trời quê hương đến Hoa Kỳ. Sau loạt bài du ca thời xưa , lần lượt các bản nhạc du ca mới soạn thảo được giới thiệu với khán giả gần như là lần đầu tiên. Dù âm điệu và lời ca chưa quen thuộc nhưng cũng có vẻ đã chinh phục được các khán giả trong tình cảm đầy vơi với những tràng pháo tay khích lệ. Cá nhân chúng tôi vốn hết sức hâm mộ các bài hát đầy tinh thần phấn khởi, tự tin và nhập cuộc của Du Ca Việt Nam, đặc biệt là nhạc và cách trình diễn của Nguyễn Đức Quang.
10 năm trước tại sân khấu trên đồi cao Cupertino chúng tôi tổ chức mời Nguyễn Đức Quang lần đầu tiên xuất hiện với Trương Xuân Mẫn và Đồng Thảo đã gây hào hứng cho khán giả Bắc Ca Li. Và từ đó niềm hy vọng dâng lên như lời ca. Ngày nay bà con hết sức vui mừng thấy Du Ca sống lại ở bên này Thái Bình dương sau gần nửa thế kỷ. Chúng tôi cũng đã từng thưởng thức nhạc Trịnh Công Sơn trong bao nhiêu năm. Nhưng nhạc của ông Sơn mời gọi anh em ngồi xuống, trong khi nhạc của ông Quang kêu mọi người đứng lên. Cả hai người nhạc sĩ của một thời chiến tranh ngày nay không còn nữa. Nhưng nhạc của Quang vẫn còn vang vọng trong lòng người Việt Nam viễn xứ mãi mãi về sau. Dù chương trình hấp dẫn nhưng chúng tôi cũng phải về sớm để tìm đường đến tư gia anh chị Đỗ Trọng Linh để dự một buổi họp mặt khác.
5) Tưởng niệm các chiến hữu Dân Chủ: Thực sự chúng tôi chỉ nghe tiếng mà không biết nhiều về tổ chức. Hôm nay mới biết thêm nhiều người nhưng các bạn đã chẳng còn ở cõi trần gian. Nhóm thân hữu và chiến hữu của tổ chức có danh hiệu là Họp Mặt Dân Chủ ngồi lại để tưởng niệm cho 6 vị đã ra đi trong thời gian qua. Trong đó có 2 người tôi quen biết là giáo sư Nguyễn ngọc Bích và bình luận gia Trần Văn Sơn. Tôi xin phép gọi quý vị này là các nhà làm cách mạng. Tên tuổi của các vị khác có hình ảnh trên bàn thờ là quý ông Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Minh Diễm, Nguyễn Xuân Phước và Trần Văn Vân. Anh em nói rằng riêng ông Vân tự là Ba Vân khi qua đời tại San Jose có 300 bạn bè đi đưa. Quả thực là người có nhiều bằng hữu đáng kể. Riêng phần tôi biết rằng ông Trần Văn Sơn nguyên là trung tá Hải quân cũng là một trong các lãnh tụ của tổ chức Phục Hưng Việt Nam.Cũng nhân buổi họp mặt tưởng niệm các chiến hữu, chúng tôi có dịp gặp các thân hữu quen biết nhưng đến hôm nay mới hiểu rằng các bạn từ lâu vẫn kín đáo nằm trong tổ chức hay trong vòng thân hữu của các phong trào hướng về công cuộc xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam. Tôi chợt thấy dường như trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở hải ngoại các chiến sĩ Hải quân có nhiều người tiếp tục tham gia đại cuộc. Nhân dịp này chúng tôi cũng đóng góp ý kiến với các bạn Dân Chủ tại San Jose.. Các chiến hữu hải quân tiếp tục cuộc chiến tại hải ngoại được ghi nhận là quý ông Hoàng Cơ Minh, Trần Quốc Bảo và Trần Văn Sơn. Trường hợp giáo sư Nguyễn Ngọc Bích ngoài khả năng trí tuệ, ngoài nhân cách đạo đức, chính khả năng hoạt động cho cộng đồng suốt 40 năm qua mới là điều quý giá mà người ra đi đã để lại. Để mở rộng ngày tưởng niệm ông Nguyễn Ngọc Bích toàn thể hải ngoại và tại Hoa Kỳ sẽ cùng tổ chức vào thứ bẩy nhân dịp 49 ngày nhằm 14 tháng 5-2016. Chúng tôi sẽ tổ chuc vào buổi trưa tại đại sảnh quận hạt Santa Clara 70 W Hedding San Jose CA. Xin mời bà con và thân huu đến tham dự.
6)Yểm trợ công đoàn: Buổi chiều chủ nhật về khuya, chúng tôi lại được giới thiệu một tổ chức thành lập ngay tại San Jose trong số các anh chị em rất kiêm nhượng. Đó là hiệp hội yểm trợ công đoàn công nhân độc lập không cộng sản tại Việt Nam. Các bạn nghe có nhớ tới chuyện công đoàn tại Ba Lan trước đây đã nổi dạy thành công tại Đông Âu. Câu chuyện cũng tương tự như vậy. Nhân dịp Việt Nam tham dự diễn trình kinh tế thế giới và vấn đề nhân công nghiệp đoàn sẽ tổ chức theo đường lối thế giới tự do. Tổ chức này sẽ họp mặt gây quỹ hoạt động vào ngày 7 tháng 5-2016. Muốn ủng hộ xin liên lạc cô Vĩnh Thah Thảo 408 420 7299.
7)"Tấm vải liệm bọc thân xác không có túi”
Chuyện sau cùng này do bac Trần Đình Vỵ từ bên Pháp gửi qua."Tấm vải liệm bọc thân xác không có túi”
Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó và keo kiệt. Nhưng việc làm lại khiến ông trở thành gương sáng cho các phú hào khác. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.
Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, đeo kính rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, chỉ thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ở San Francisco ra ngoài thường đi bằng xe buýt. Túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra hóa đơn khi trả tiền. Nếu bạn ở lại nhà ông, trước khi ngủ ông nhất định nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già “nghèo khó” như vậy, bạn có biết ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu, cho đại học Stanford 60. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la xây 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã cho 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị tặng tiếp..
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền nhưng lại không thích tiêu tiền – ông là Chuck Feeney.
Trước mắt, Chuck Feeney còn nguyện vọng: Trong năm 2016 phải cho hết 4 tỷ đô la còn lại. Thực là một công việc quá vất vả.
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống thì đồng thời phải quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi quan niệm về tiền bạc.
Sau khi tin tức về việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Ai cũng đều có một câu hỏi: Làm sao ông Chuck Feeney có thể dửng dưng cho đi cả gia tài hàng tỷ đô la của mình ?
Để trả lời, ông Chuck Feeney mỉm cười kể một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống. Cuối cùng cũng chui vào lọt ! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Mỗi người đều là trần trụi khi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc lúc ra đi, không ai có thể mang theo tài sản và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”
Truyền thông hỏi thêm ông Chuck Feeney, nhưng vì sao ông lại phải cho hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải liệm bọc thân xác không có túi đựng.”
Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, đeo kính rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, chỉ thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ở San Francisco ra ngoài thường đi bằng xe buýt. Túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra hóa đơn khi trả tiền. Nếu bạn ở lại nhà ông, trước khi ngủ ông nhất định nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già “nghèo khó” như vậy, bạn có biết ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu, cho đại học Stanford 60. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la xây 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã cho 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị tặng tiếp..
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền nhưng lại không thích tiêu tiền – ông là Chuck Feeney.
Trước mắt, Chuck Feeney còn nguyện vọng: Trong năm 2016 phải cho hết 4 tỷ đô la còn lại. Thực là một công việc quá vất vả.
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống thì đồng thời phải quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi quan niệm về tiền bạc.
Sau khi tin tức về việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Ai cũng đều có một câu hỏi: Làm sao ông Chuck Feeney có thể dửng dưng cho đi cả gia tài hàng tỷ đô la của mình ?
Để trả lời, ông Chuck Feeney mỉm cười kể một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống. Cuối cùng cũng chui vào lọt ! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Mỗi người đều là trần trụi khi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc lúc ra đi, không ai có thể mang theo tài sản và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”
Truyền thông hỏi thêm ông Chuck Feeney, nhưng vì sao ông lại phải cho hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải liệm bọc thân xác không có túi đựng.”
No comments:
Post a Comment