Gia chánh

Saturday, January 9, 2016

Căng thẳng Trung Cộng - Bắc Hàn


Trung Quốc điều thêm 3.000 quân đến vùng biên giới Triều Tiên
Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch gây hoang mang cho cộng đồng quốc tế, ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên. (Ảnh: Internet)

Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch gây hoang mang cho cộng đồng quốc tế, ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên. (Ảnh: Internet)
Vừa qua, Triều Tiên bất ngờ tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch, sự kiện này đã khiến cộng đồng quốc tế hoang mang lo lắng. Sau đó có thông tin tiết lộ phía Trung Quốc điều động gấp 3.000 quân đến vùng biên giới Triều Tiên đề phòng biến động xấu có thể xảy ra.
Có bình luận cho rằng, vụ thử bom lần này của Triều Tiên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên, cục diện hiện nay không thể xem thường.

Trung Quốc tức tốc gửi 3000 quân đến vùng biên giới

Ngày 6/1 vừa qua, giới chức Triều Tiên công bố Triều Tiên lần đầu tiên thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch. Sau khi thông tin này đưa ra, truyền thông Hàn Quốc đã đưa tin phía Trung Quốc tức tốc gửi 3.000 quân đến vùng biên giới. Thông tin do một nhân viên tình báo theo dõi tình hình Trung Quốc tiết lộ.
Đáng chú ý là, trước đó không lâu phía Trung Quốc cũng đã gửi quân đến vùng biên giới với Triều Tiên. Sau khi ban nhạc Moranbong của Triều Tiên hủy chuyến lưu diễn ở Bắc Kinh ngày 12/12/2015, ngay trong buổi tối hôm đó chính quyền Bắc Kinh đã điều động thêm 2000 quân đến vùng biên giới với Triều Tiên. Nhiều người dân cũng chia sẻ họ tận mắt trông thấy thế trận quy mô lớn đang được phía Trung Quốc tập trung tại vùng biên giới này.
Theo thông tin từ Nhật báo Trung ương của Hàn Quốc, trước đó cũng có hai lần phía Trung Quốc tăng quân ở vùng biên giới Triều Tiên. Vào tháng 8/2015, khi Triều Tiên pháo kích về phía Hàn Quốc thì chính quyền Bắc Kinh cũng nhanh chóng điều động thêm xe tăng và binh lực về vùng biên giới. Vào cuối năm 2013, khi ông Jang Sung-taek, người thuộc phái thân Trung Quốc ở Triều Tiên bị xử tử, Bắc Kinh cũng lập tức điều thêm một sư đoàn tới vùng biên giới Triều Tiên.

Quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên ngày càng căng thẳng

Thực tế, từ khi ông Kim Jong-un và ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thì quan hệ Trung – Triều ngày càng căng thẳng, giới chức cấp cao hai bên không quan hệ qua lại với nhau.
Vào tháng 2/2013, Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ ba, và tháng Mười năm đó xảy ra sự kiện ông Jang Sung-taek làm chấm dứt toàn diện quan hệ cấp cao giữa hai nước, sau đó tình trạng luôn căng thẳng.
Ngày 3/9/2015, khi Bắc Kinh tổ chức Đại lễ Duyệt binh, ông Kim Jong-un cử đặc phái viên Choe Ryong-hae đến tham dự nhưng không được ông Tập Cận Bình đón tiếp.
Ngày 9/9/2015, khi Triều Tiên kỷ niệm 67 năm thành lập nước Cộng hòa Triều Tiên, báo Lao Động Triều Tiên đăng nổi bật trên trang nhất Điện mừng của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Fidel Castro, còn điện mừng của ông Tập Cận Bình thì đăng ở nửa dưới của trang thứ hai.
Ngày 12/12, sau khi ban nhạc Moranbong của Triều Tiên hủy chuyến lưu diễn, quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên lại càng căng thẳng hơn. Nhật báo Trung ương của Hàn Quốc nhận định, sự kiện này có thể làm thay đổi chiến lược của Triều Tiên đối với Trung Quốc. Trung Quốc luôn nghi ngờ thái độ không thân thiện của Triều Tiên với mình và cảm thấy không thể dự đoán được động thái của quốc gia này, vấn đề đã nhiều lần được minh chứng.
Về việc Triều Tiên thử thành công bom nhiệt hạch, chuyên gia Lữ Siêu (吕超) thuộc Viện Khoa học xã hội tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc cho rằng, về mặt chính trị, sự kiện này đã gây ảnh hưởng rất xấu đến quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên, cục diện hiện nay không thể xem thường.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Nguồn: daikynguyenvn.com

Thử hạt nhân, Triều Tiên ngấm ngầm nhắm tới Trung Quốc
Duy Sơn 
Một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều rất khó chịu với Trung Quốc, 
nhưng Bắc Kinh không thể phản ứng thái quá dẫn tới đổ vỡ quan hệ đồng minh.
thu-hat-nhan-trieu-tien-ngam-ngam-nham-toi-trung-quoc

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và quan chức cấp cao Trung Quốc Liu Yunshan tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên ở Bình Nhưỡng tháng 10/2015. Ảnh: Reuters
Hôm 6/1, Triều Tiên giải thích việc nước này lần đầu tiên thử bom nhiệt hạch là để đáp trả "chính sách thù địch" của Mỹ, nhưng các chuyên gia cho rằng vụ thử hạt nhân lần thứ tư này chứng tỏ quan hệ Trung - Triều đang bị xói mòn nghiêm trọng, đẩy Bắc Kinh và thế tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ với Bình Nhưỡng, theo Washington Post.
Giới phân tích cho rằng, câu hỏi đặt ra hiện nay là Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào trước vụ thử hạt nhân trên, để vừa không phải từ bỏ một "đồng minh rắc rối" vừa ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc chống lại Triều Tiên.
Mike Chinoy, cựu trưởng thường trú của CNN tại Bắc Kinh cho rằng vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên "là một cái tát vào mặt Trung Quốc", và sẽ khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ.
"Vụ thử hạt nhân này là một động thái phản đối Bắc Kinh", Bo Zhiyue, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại thuộc Đại học Victoria ở New Zealand, nói. "Triều Tiên như đang muốn thể hiện rằng: Chúng tôi có thể làm bất kỳ điều gì chúng tôi muốn. Điều này cho thấy chúng tôi độc lập và chúng tôi không cần bất cứ ai phê chuẩn".
Các nhà khoa học và các chuyên gia cho rằng vụ thử này gần như chắc chắn không phải bom nhiệt hạch, tuy nhiên dù thử bất kỳ vũ khí hạt nhân nào trong bối cảnh hiện nay cũng là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẽ tiếp tục chống lại thế giới bên ngoài, gồm cả Trung Quốc, nước từ lâu nay đã bày tỏ sự bất bình với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hôm 6/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Triều Tiên đã "phớt lờ" sự phản đối của cộng đồng quốc tế khi tiến hành vụ thử hạt nhân mới nhất. "Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động này. Chúng tôi hối thúc Triều Tiên thực thi đầy đủ cam kết phi hạt nhân hóa và chấm dứt ngay bất kỳ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói.
Bà Hoa cũng tiết lộ trong một cuộc họp báo thường lệ rằng Bắc Kinh đã không được Bình Nhưỡng thông báo trước về vụ thử này và sẽ triệu tập đại sứ Triều Tiên ở Bắc Kinh để phản đối.
Theo các chuyên gia, ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng đã suy giảm kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền cuối năm 2011 và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2013. Hai nhà lãnh đạo này chưa hề gặp nhau kể từ khi lên nắm quyền, thậm chí ông Tập còn làm "bẽ mặt" Kim Jong-un bằng chuyến thăm lần đầu tiên tới Hàn Quốc năm 2014.
Hồi tháng 10/2015, quan hệ hai nước tưởng chừng như ấm lên khi ông Tập cử một phái đoàn đến dự cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng, gửi theo một bức thư có chữ ký kèm "những lời chúc tốt đẹp nhất" gửi tới ông Kim. Tuy nhiên, mối quan hệ này nhanh chóng đóng băng trong tháng 12 sau khi ông Kim tuyên bố Triều Tiên đã chế tạo thành công bom nhiệt hạch. Ban nhạc nữ nổi tiếng của Triều Tiên Moranbong đã rời khỏi Bắc Kinh ngay trước khi bắt đầu buổi biễu diễn ra mắt tại Trung Quốc vì những bất đồng liên quan đến hình ảnh tên lửa trong một bài hát.
"Sự cố ban nhạc Moranbong cơ bản cho thấy các ý định của Triều Tiên và chứng tỏ mối liên lạc trao đổi giữa Trung Quốc và Triều Tiên khá tệ", Xuan Dongri, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Bắc Á tại Đại học Yanbian ở Đông Bắc Trung Quốc, nói. "Hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên ngày càng xuống cấp trầm trọng".
Chuyên gia Bo cho rằng vấn đề then chốt trong mối quan hệ Trung - Triều là tính tập quyền ở Bắc Kinh dưới thời ông Tập, khi ông tham gia giải quyết tất cả các thách thức trong chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Vì ông Tập chưa từng gặp mặt ông Kim Jong-un, hai nước có rất ít đối thoại thực chất diễn ra và không nhiều quan chức Trung Quốc tham gia thảo luận tìm biện pháp gây ảnh hưởng tốt nhất với Triều Tiên, ông Bo nói.
"Bạn cần thiết lập đường dây liên lạc nếu muốn thuyết phục phía bên kia, nếu không thì làm gì có đòn bẩy cho quan hệ?", chuyên gia này cho biết.
Theo Bo, ông Tập không những ngày càng miễn cưỡng tiến gần hơn tới biện pháp cô lập và trừng phạt Triều Tiên của Mỹ, mà còn "bất lực" trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Khó xảy ra đổ vỡ
Các nhà phân tích cho rằng một sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ Trung - Triều khó xảy ra, dù Triều Tiên quyết không từ bỏ chương trình hạt nhân vốn được coi là "bảo bối trấn quốc" của nước này. Tuy nhiên, vụ thử nghiệm lần thứ tư này thực sự là một thách thức thực sự với Trung Quốc, theo một số nhà phân tích.
thu-hat-nhan-trieu-tien-ngam-ngam-nham-toi-trung-quoc-1
Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đến thăm Hàn Quc năm 2014.nh: AP
"Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng cả trong nước và quốc tế yêu cầu trừng phạt và kiềm chế ông Kim Jong-un cũng như gây sức ép buộc Bình Nhưỡng hoàn toàn từ bỏ các vũ khí hạt nhân của họ", Yanmei Xie, nhà phân tích thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế tại Bắc Kinh nói. "Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phản ứng theo đường lối cũ là lên án, thắt chặt các lệnh trừng phạt đồng thời kêu gọi khôi phục đàm phán 6 bên".
Triều Tiên đã rút khỏi các cuộc đàm phán với Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản về chương trình hạt nhân của họ năm 2009. Hôm 6/1, phát ngôn viên Hoa Xuân Doanh đã nói rằng đàm phán "là cách duy nhất có hiệu quả và thiết thực để giải quyết vấn đề Bình Nhưỡng".
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và cung cấp hầu hết dầu khí cũng như chiếm một nửa viện trợ nước ngoài cho nước này. Tuy nhiên Trung Quốc hiện chưa muốn cắt đứt quan hệ do lo sợ sự sụp đổ của chính quyền Triều Tiên.
Paul Haenle thuộc Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh cũng đồng tình khi cho rằng dù Bình Nhưỡng chỉ đề cập đến Mỹ trong phản ứng sau vụ thử hạt nhân, nhưng "ý định thực sự của họ là nhằm vào Trung Quốc". Theo ông Haenle, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải phản ứng thận trọng và có thể là cứng rắn hơn đối với Triều Tiên.
"Sự chống đối của Triều Tiên không chỉ làm tổn hại đến vai trò lãnh đạo mạnh mẽ và đáng tin cậy của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề này, mà còn khiến Mỹ tăng cường thế trận an ninh trong khu vực cũng như tăng cường sự hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh châu Á - Thái Bình Dương, điều mà Bắc Kinh không hề mong muốn", theo chuyên gia Haenle.
"Đối với Bắc Kinh, một Triều Tiên trang bị vũ khí hạt nhân là rất khó chịu và đáng lo ngại, tuy nhiên sự sụp đổ chính quyền ở Bình Nhưỡng sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn quy mô lớn ngay sát sườn, có thể dẫn đến việc bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới ảnh hưởng của Mỹ, và đây là điều Trung Quốc vô cùng lo ngại", chuyên gia Xie nhấn mạnh.
Duy Sơn

No comments:

Post a Comment