Hành tinh nào có sự sống trong vũ trụ?
Hình vẽ của họa sĩ minh họa vô số hành tinh vừa được khám phá trong Dải Ngân Hà bởi viễn vọng kính Kepler của cơ quan không gian NASA. Trong số 1,284 hành tinh có hệ thống mặt trời riêng, các nhà thiên văn cho biết có chín hành tinh có thể có sự sống như trái đất của chúng ta. (Hình: W. Stenzel /NASA)
Hình vẽ của họa sĩ minh họa vô số hành tinh vừa được khám phá trong Dải Ngân Hà bởi viễn vọng kính Kepler của cơ quan không gian NASA. Trong số 1,284 hành tinh có hệ thống mặt trời riêng, các nhà thiên văn cho biết có chín hành tinh có thể có sự sống như trái đất của chúng ta. (Hình: W. Stenzel /NASA)
Với giá trị lên tới 600 triệu USD và được đưa vào vũ trụ từ tháng 3/2009, Kepler là kính thiên văn đầu tiên được NASA thiết kế nhằm tìm kiếm các hành tinh có kích thước hay cấu tạo giống Trái Đất ngoài hệ Mặt Trời bằng cách đo những thay đổi về độ sáng của một ngôi sao chủ khi có một hành tinh bay ngang qua.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ năm 2012, Kepler tiếp tục thu thập dữ liệu thêm 1 năm và bắt đầu sứ mệnh thứ hai vào năm 2014. Trong thời gian này, nó đã giúp các nhà khoa học phát hiện gần 5,000 ngoại hành tinh.
Cơ quan Không Gian Hoa Kỳ (NASA) vừa công bố việc tìm thấy một số lượng ngoại hành tinh mới lớn nhất trong lịch sử, đưa đến hy vọng tìm thấy sự sống ngoài trái đất. Phát biểu trong buổi họp báo của NASA vào trưa thứ Ba, các chuyên gia cho biết, kính thiên văn Kepler đã xác nhận 1,284 hành tinh mới nằm trong Dải Ngân Hà của trái đất, và đây là sự phát hiện lớn nhất về các hành tinh từ trước cho đến nay.
Ngoại hành tinh là hành tinh quay quanh một ngôi sao chủ khác ngoài thái dương hệ. Kính thiên văn Kepler vẫn đang liên tục quan sát 155,000 ngôi sao có thể có hành tinh bay quanh.
Ngoại hành tinh là hành tinh quay quanh một ngôi sao chủ khác ngoài thái dương hệ. Kính thiên văn Kepler vẫn đang liên tục quan sát 155,000 ngôi sao có thể có hành tinh bay quanh.
Chín trong số các ngoại hành tinh được công bố hôm thứ Ba có khả năng có thể sinh sống được. Điều này có nghĩa rằng chúng đang trong Vùng Goldilocks – vùng có khoảng cách vừa phải với ngôi sao chủ, để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng và có thể sống được.
Theo bà Natalie Batalha, nhà khoa học của Trung Tâm Nghiên Cứu Ames, một ngoại hành tinh được quan tâm đặc biệt là Kepler-1229b. Nó có kích thước tương đương trái đất và nằm gần giữa vùng Goldilocks - vùng có thể sinh sống được.
Theo bà Natalie Batalha, nhà khoa học của Trung Tâm Nghiên Cứu Ames, một ngoại hành tinh được quan tâm đặc biệt là Kepler-1229b. Nó có kích thước tương đương trái đất và nằm gần giữa vùng Goldilocks - vùng có thể sinh sống được.
Kính thiên văn Kepler trong vũ trụ. Ảnh: NASA
Mục tiêu cuối cùng của các nhà nghiên cứu là phát hiện ánh sáng từ một hành tinh có thể sinh sống được và phân tích các chất khí trong bầu khí quyển của hành tinh này. Kết quả có thể cho biết liệu sự sống có thể tồn tại ở đó và trả lời cho câu hỏi "Liệu chúng ta có cô đơn trong vũ trụ hay không?”
Với việc phát hiện 9 hành tinh nói trên, tổng số ngoại hành tinh trong vùng có thể sinh sống được hiện là 21. Bà Batalha cho biết, Kepler thu thập thông tin dựa trên thống kê. Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ sử dụng kính thiên văn trên mặt đất và không gian để theo dõi các hành tinh mà Kepler đã tìm thấy.
Nhờ Kepler, NASA đã có thể thu thập dữ liệu về các vùng xa xôi bên ngoài trái đất. Năm 2015, Kepler cũng tìm thấy Kepler-452b, hành tinh có kích thước gần bằng trái đất và xoay quanh “mặt trời” của nó trong 385 ngày. Đây cũng là một khám phá quan trọng của NASA.*
Mục tiêu cuối cùng của các nhà nghiên cứu là phát hiện ánh sáng từ một hành tinh có thể sinh sống được và phân tích các chất khí trong bầu khí quyển của hành tinh này. Kết quả có thể cho biết liệu sự sống có thể tồn tại ở đó và trả lời cho câu hỏi "Liệu chúng ta có cô đơn trong vũ trụ hay không?”
Với việc phát hiện 9 hành tinh nói trên, tổng số ngoại hành tinh trong vùng có thể sinh sống được hiện là 21. Bà Batalha cho biết, Kepler thu thập thông tin dựa trên thống kê. Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ sử dụng kính thiên văn trên mặt đất và không gian để theo dõi các hành tinh mà Kepler đã tìm thấy.
Nhờ Kepler, NASA đã có thể thu thập dữ liệu về các vùng xa xôi bên ngoài trái đất. Năm 2015, Kepler cũng tìm thấy Kepler-452b, hành tinh có kích thước gần bằng trái đất và xoay quanh “mặt trời” của nó trong 385 ngày. Đây cũng là một khám phá quan trọng của NASA.*
nguồn:hphivo
No comments:
Post a Comment