ĐỖ DUY NGỌC
Lịch sử từ ngàn đời nay cho thấy rằng chế độ nào rồi cũng sẽ đến thời kỳ suy vong để một thời kỳ khác ra đời. Đó là những biến động cần có của lịch sử. Trong những thời suy tàn đó, xã hội xuất hiện những hình thái tồi tệ khác thường, giới lãnh đạo thể hiện sự bế tắc, không lối thoát để đưa đến những khủng hoảng không cứu vãn được. Để rồi từ đó đâm chồi những thay đổi mới. Đó cũng là qui luật.
Lịch sử Việt Nam đang ở trong cơn khủng hoảng ấy. Người dân đang mất lòng tin, nghi kỵ hết thảy, kể cả bản thân mình. Việc bị đánh mất lòng tin đó trước tiên vì xã hội đã không còn niềm tin. Sau 1975 ở miền Nam, dù có cảm tình hay không với chế độ mới, mọi người vẫn mong cuộc sống sẽ tốt hơn vì sẽ không còn chiến tranh, không còn súng nổ bom rơi, không còn chia cắt. Nhưng rồi, bởi những ấu trĩ trong tư tưởng, tàn nhẫn trong hành xử, bởi những tư duy dốt nát, bởi những hận thù đưa đến chuyện trả thù không đáng có, nhân đân lại bị đau đớn hơn bởi những cắt chia, đời sống bị xáo trộn trầm trọng, cuộc sống càng lúc càng bi thảm, cùng cực đói nghèo. Dù lúc nào cũng ca ngợi một xã hội đẹp đẽ đầy ảo tưởng. Và từ đó, người ta mất lòng tin. Kinh tế thất bại rồi cũng có lúc sẽ khởi sắc, đói nghèo rồi có lúc sẽ khắc phục, nhưng đã mất lòng tin, sẽ không bao giờ khiến người ta lấy lại niềm tin. Mất lòng tin cho nên tất cả những lời hô hào trở thành trò hề, những dự án dù hay ho cách mấy cũng bị nghi ngờ, những lời tuyên ngôn trở thành sáo rỗng.
Khi không còn lòng tin vào luật pháp, tầng lớp xã hội đen sẽ xuất hiện, phát triển để thi hành luật rừng đáp ứng những uất ức vô vọng. Khi không còn lòng tin, tìm một chỗ bám víu để sống và hi vọng, lúc đó chuyện mê tín sẽ có dịp lộng hành, khi không còn lòng tin, sự lương thiện bị đánh mất để nhường ngôi cho cái ác lên ngôi. Xã hội bị tha hoá bởi đồng tiền, các quan chức ngồi vào ghế không phải nhờ tài năng mà vì nhiều lí do khác như chạy chức, do quan hệ, do phe cánh, do biết nịnh bợ và dối lừa, người tài bị thui chột, kẻ lưu manh nắm nhiều sức mạnh. Những kẻ cơ hội đó chính là kẻ sâu dân mọt nước, tìm đủ mọi cách để vơ vét thỏa mãn lòng tham, tạo phe cánh để thuận lợi thao túng lộng hành.
Thế thì loạn là chuyện hiển nhiên. Từ đó người ta tin vào mệnh số, tin vào thần thánh, và rồi người ta tìm mọi cách để đạt được mong ước. Họ thấy rằng không cần tri thức, không cần đạo đức, không cần nhân cách cũng có thể trở thành kẻ có quyền lực, giàu sang. Và tại xứ sở này, ngày nay kẻ nào có quyền lực sẽ có tất cả. Họ nhận thức được là thời nay ai cũng có thể giàu có, ai cũng làm quan được, chỉ cần biết thời cơ, chỉ cần có vây cánh, chỉ cần có thần thánh chở che, vì trong suy nghĩ của họ những kẻ trọc phú, những tên quan lại có hơn gì mình đâu. Và họ khẩn cầu, họ đổ xô nhau đến đình chùa, miếu mạo, lạy xì xụp xin tài lộc, chức tước. Từ đó nảy sinh họ xem thần thánh cũng ăn của đút như người phàm, nên dúi tiền vào tay Phật, đội sớ van xin thần linh, đạp nhau vào nơi linh thiêng xin công danh vàng bạc. Họ hối lộ cho người chết, thánh thần bằng giấy tiền, vàng mã. Hối lộ cho người sống bằng gái đẹp, lầu cao, đô la xanh đỏ. Tất cả để được một chỗ ngồi rồi lại ăn của đút.
Từ ngàn xưa, chùa chiền là nơi để cầu siêu cho người chết và cầu an cho người sống, là nơi các bậc tu hành dìu dắt người ra đi trên con đường của đạo. Thế nhưng, bây giờ, chốn tôn nghiêm đã thành nơi kinh doanh, người ta đem Phật ra làm bình phong để kiếm lợi nên ra sức để cổ xuý mê tín, lấy kinh kệ để chiêu dụ bạc vàng, dùng Phật Pháp để quyến rũ giai nhân son trẻ. Người thầy tu bây giờ là doanh nhân, tìm đủ cách rao hàng để thủ lợi. Mọi trật tự truyền thống chẳng còn chi, chỉ còn lại đám rác rến bầy hầy nơi sân chùa, chỉ còn lại đám đội lốt sư sãi bày những trò nhố nhăng kiếm chác, làm công cụ cho thế lực đương quyền.
Cũng vì thời mạt lộ, cho nên nhiều người học thức cao vời, bằng cấp đủ đầy, có quyền cao, chức trọng lại có những tuyên bố ngu xuẩn, dại dột như kẻ thiểu năng trí tuệ. Cũng vì thời mạt pháp cho nên kẻ tu hành mới làm lắm điều vô đạo, kẻ trí thức mới làm chuyện vô luân, người lãnh đạo mới làm trò vô sỉ. Nước thì nghèo, nợ ngập mặt, dân thì đói, nhiều người thiếu cơm ăn, bệnh không tiền uống thuốc mà cứ bày trò lễ hội, làm toàn chuyện kỉ lục vô bổ. Ở cái xứ mà một năm có hơn 8000 lễ hội, mà lễ nào quan chức cũng nhúng tay vào biến thành những trò chính trị, những kiểu mị dân, quên đi họa xâm lăng, quên cái đói nghèo. Và đám dân đen cuồng si đang mất niềm tin bị ánh hào quang của thần thánh nên giẫm đạp nhau để kiếm chút tài chút lộc, quên mất vận nước đang lao đao, quên mất kẻ thù đã vào đến cửa nhà mà những người cầm đầu đang khom lưng, chìa tay chào đón rước vào.
Đã đến thời cùng tận, rồi sẽ đi đến đâu? Niềm tin làm sao khôi phục, đất nước làm sao hồi sinh? Câu hỏi còn bỏ ngỏ và xót cho thế hệ tiếp nối không biết còn tổ quốc để phụng sự không? Không còn biết tổ tiên để tôn thờ không?
Thật ra lối thoát đã rõ rồi nhưng ai là người mở cửa?
Lịch sử Việt Nam đang ở trong cơn khủng hoảng ấy. Người dân đang mất lòng tin, nghi kỵ hết thảy, kể cả bản thân mình. Việc bị đánh mất lòng tin đó trước tiên vì xã hội đã không còn niềm tin. Sau 1975 ở miền Nam, dù có cảm tình hay không với chế độ mới, mọi người vẫn mong cuộc sống sẽ tốt hơn vì sẽ không còn chiến tranh, không còn súng nổ bom rơi, không còn chia cắt. Nhưng rồi, bởi những ấu trĩ trong tư tưởng, tàn nhẫn trong hành xử, bởi những tư duy dốt nát, bởi những hận thù đưa đến chuyện trả thù không đáng có, nhân đân lại bị đau đớn hơn bởi những cắt chia, đời sống bị xáo trộn trầm trọng, cuộc sống càng lúc càng bi thảm, cùng cực đói nghèo. Dù lúc nào cũng ca ngợi một xã hội đẹp đẽ đầy ảo tưởng. Và từ đó, người ta mất lòng tin. Kinh tế thất bại rồi cũng có lúc sẽ khởi sắc, đói nghèo rồi có lúc sẽ khắc phục, nhưng đã mất lòng tin, sẽ không bao giờ khiến người ta lấy lại niềm tin. Mất lòng tin cho nên tất cả những lời hô hào trở thành trò hề, những dự án dù hay ho cách mấy cũng bị nghi ngờ, những lời tuyên ngôn trở thành sáo rỗng.
Khi không còn lòng tin vào luật pháp, tầng lớp xã hội đen sẽ xuất hiện, phát triển để thi hành luật rừng đáp ứng những uất ức vô vọng. Khi không còn lòng tin, tìm một chỗ bám víu để sống và hi vọng, lúc đó chuyện mê tín sẽ có dịp lộng hành, khi không còn lòng tin, sự lương thiện bị đánh mất để nhường ngôi cho cái ác lên ngôi. Xã hội bị tha hoá bởi đồng tiền, các quan chức ngồi vào ghế không phải nhờ tài năng mà vì nhiều lí do khác như chạy chức, do quan hệ, do phe cánh, do biết nịnh bợ và dối lừa, người tài bị thui chột, kẻ lưu manh nắm nhiều sức mạnh. Những kẻ cơ hội đó chính là kẻ sâu dân mọt nước, tìm đủ mọi cách để vơ vét thỏa mãn lòng tham, tạo phe cánh để thuận lợi thao túng lộng hành.
Thế thì loạn là chuyện hiển nhiên. Từ đó người ta tin vào mệnh số, tin vào thần thánh, và rồi người ta tìm mọi cách để đạt được mong ước. Họ thấy rằng không cần tri thức, không cần đạo đức, không cần nhân cách cũng có thể trở thành kẻ có quyền lực, giàu sang. Và tại xứ sở này, ngày nay kẻ nào có quyền lực sẽ có tất cả. Họ nhận thức được là thời nay ai cũng có thể giàu có, ai cũng làm quan được, chỉ cần biết thời cơ, chỉ cần có vây cánh, chỉ cần có thần thánh chở che, vì trong suy nghĩ của họ những kẻ trọc phú, những tên quan lại có hơn gì mình đâu. Và họ khẩn cầu, họ đổ xô nhau đến đình chùa, miếu mạo, lạy xì xụp xin tài lộc, chức tước. Từ đó nảy sinh họ xem thần thánh cũng ăn của đút như người phàm, nên dúi tiền vào tay Phật, đội sớ van xin thần linh, đạp nhau vào nơi linh thiêng xin công danh vàng bạc. Họ hối lộ cho người chết, thánh thần bằng giấy tiền, vàng mã. Hối lộ cho người sống bằng gái đẹp, lầu cao, đô la xanh đỏ. Tất cả để được một chỗ ngồi rồi lại ăn của đút.
Từ ngàn xưa, chùa chiền là nơi để cầu siêu cho người chết và cầu an cho người sống, là nơi các bậc tu hành dìu dắt người ra đi trên con đường của đạo. Thế nhưng, bây giờ, chốn tôn nghiêm đã thành nơi kinh doanh, người ta đem Phật ra làm bình phong để kiếm lợi nên ra sức để cổ xuý mê tín, lấy kinh kệ để chiêu dụ bạc vàng, dùng Phật Pháp để quyến rũ giai nhân son trẻ. Người thầy tu bây giờ là doanh nhân, tìm đủ cách rao hàng để thủ lợi. Mọi trật tự truyền thống chẳng còn chi, chỉ còn lại đám rác rến bầy hầy nơi sân chùa, chỉ còn lại đám đội lốt sư sãi bày những trò nhố nhăng kiếm chác, làm công cụ cho thế lực đương quyền.
Cũng vì thời mạt lộ, cho nên nhiều người học thức cao vời, bằng cấp đủ đầy, có quyền cao, chức trọng lại có những tuyên bố ngu xuẩn, dại dột như kẻ thiểu năng trí tuệ. Cũng vì thời mạt pháp cho nên kẻ tu hành mới làm lắm điều vô đạo, kẻ trí thức mới làm chuyện vô luân, người lãnh đạo mới làm trò vô sỉ. Nước thì nghèo, nợ ngập mặt, dân thì đói, nhiều người thiếu cơm ăn, bệnh không tiền uống thuốc mà cứ bày trò lễ hội, làm toàn chuyện kỉ lục vô bổ. Ở cái xứ mà một năm có hơn 8000 lễ hội, mà lễ nào quan chức cũng nhúng tay vào biến thành những trò chính trị, những kiểu mị dân, quên đi họa xâm lăng, quên cái đói nghèo. Và đám dân đen cuồng si đang mất niềm tin bị ánh hào quang của thần thánh nên giẫm đạp nhau để kiếm chút tài chút lộc, quên mất vận nước đang lao đao, quên mất kẻ thù đã vào đến cửa nhà mà những người cầm đầu đang khom lưng, chìa tay chào đón rước vào.
Đã đến thời cùng tận, rồi sẽ đi đến đâu? Niềm tin làm sao khôi phục, đất nước làm sao hồi sinh? Câu hỏi còn bỏ ngỏ và xót cho thế hệ tiếp nối không biết còn tổ quốc để phụng sự không? Không còn biết tổ tiên để tôn thờ không?
Thật ra lối thoát đã rõ rồi nhưng ai là người mở cửa?
Saigon 20.4.2016
ĐỖ DUY NGỌC.
No comments:
Post a Comment