Bằng chứng Việt cộng bán nước
Trao đổi với VietNamNet, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT Phạm Khánh Ly cho biết:
“Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”.
Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.
Pháp luật quy định rõ, bất kỳ cá nhân nào hoạt động trên đất Việt Nam cũng PHẢI TUÂN THỦ LUẬT PHÁP Việt Nam. Thế nhưng, một doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và đầu tư trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải, hủy hoại môi trường sinh thái như thế mà đoàn cán bộ lại không thể vào kiểm tra? Tại sao ngay trên lãnh thổ Việt Nam lại có cứ điểm nước ngoài “không thể xâm phạm” như thế? Ai đã đặt ra “luật rừng” là phải có chỉ đạo của Thủ tướng mới được tiến hành kiểm tra Vũng Áng?…
Coi thường nhân dân đến thế là cùng!
Mẹ Nấm
Anh Trương Như La bị nhập viện sau khi ăn cá biển. Các nốt ban đỏ khắp người, mặt, cổ, miệng bị lở loét khiến bệnh nhân không thể ăn hay nuốt được. Ảnh Dân Trí
Buổi họp báo mà toàn dân mong đợi bắt đầu trễ 40 phút và kết thúc sau 5 phút bắt đầu. Tân bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Trần Hồng Hà cáo bận dù thông báo trước đó buổi họp do ông này chủ trì.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Võ Tuấn Nhân xuất hiện đọc vài lời đã được soạn sẵn trong văn bản và đứng lên ra về.
Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung được tóm gọn trong vài dòng rối rắm, và kết luận ở nguyên nhân:
- Do tác động của các độc tố hoá học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển
- Do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thuỷ triều đỏ.
Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.
Hỏi về cá chết là “gây tổn hại cho đất nước”
Dân Làm Báo VN
Thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường Võ Tuấn Nhân “nạt” phóng viên khi bị chất vấn về nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Trước đó, trong buổi họp báo tối ngày 27/4/2016, ông Nhân cũng đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố:
“Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng Áng có liên quan đến cá chết”.
Sau đó, trong cuộc phỏng vấn được phát hình trực tiếp trên facebook báo Thanh Niên, vị thứ trưởng này bèn tỏ thái độ tức giận, rồi bỏ đi khi một nữ phóng viên chất vấn về việc kim loại nặng crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép.
Theo ông Nhân, câu hỏi này đã “gây tổn hại cho đất nước”, đồng thời yêu cầu các phóng viên phải tắt máy.
Dưới đây là nội dung đối đáp trong video trước khi ông thứ trưởng “tháo chạy”:
– Phóng viên: Thưa ông, trong kiểm nghiệm gần đây nhất của sở tài nguyên môi trường Thừa Thiên Huế, chỗ có hàng loạt bè cá bị chết, họ có nói là trong nước kiểm nghiệm có cả kim loại nặng như là crom…
Và vấn đề là trong khoảng thời gian tới, ở đây, ý chúng tôi muốn là mình cho một khoảng thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, và cá thì…
– Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Tắt máy nha. Xin lỗi.
– Phóng viên: Không không, em chỉ hỏi là mình có thể đưa ra một cái mốc thời gian…
– Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Không, không, để cho anh nói hết. Nói riêng với em, đừng hỏi câu đó, hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá.
– Phóng viên: Mình không đưa ra được mốc thời gian gần nhất…
– Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Em hỏi câu đó là tổn hại cho đất nước. Ra khỏi máy anh nói chuyện với em.
* Video: Facebook báo Thanh Niên.
|
HÃY KIỆN TẬP ĐOÀN FORMOSA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ
Bài đọc liên quan: Sai lầm khi Bình Định kêu gọi đầu tư
Cá ngư dân đánh bắt ở biển về được chất thành đống tại chợ Đồng Hới vì ế ẩm, không có người mua sau vụ cá chết do Formosa gây ra. Ảnh của Lê Phi Long báo Lao Động
Cách đây chỉ 2 hôm, 23/4/2016, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ những tham vọng của con người đã gây ra từ sự phát triển công nghiệp.
Ba tháng nay, lần đầu tiên miền Tây Nam Việt Nam hạn hán ngập mặn sâu đến hơn 90km vào đất liền, người dân Tây Nam Bộ không có nước để uống, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì dịch, con người cũng khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, nhưng chính phủ cũng không lên tiếng.
Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP TransPacific Partnership - của 12 thành viên vừa ký kết, và đang chờ quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất kỳ quốc gia nào, mà là thế giới hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô nhiễm ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu. Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải bảo vệ môi trường. Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.
|
TÂM SỰ MỘT NHÂN VIÊN VŨNG ÁNG
Nước thải là điều không tránh khỏi trong phát triển công nghiệp. Nhưng đặc thù của công nghiệp nặng là nước thải chứa rất nhiều hóa chất anh ạ. Các thiết bị trong nhà máy muốn vận hành phải có nước làm mát, nếu không hỏng hết anh ạ.
Bộ phận em làm mỗi giờ cần 40000 m3 nước làm mát thiết bị. Trên lý thuyết, bọn em sẽ xử lý, sau đó tái sử dụng tuần hoàn cho đỡ tốn kém. Nhưng vì phải bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại, bọn em phải thêm rất nhiều hóa chất vào đó
Hóa chất sẽ có tác dụng chống ăn mòn kim loại, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc ống. Nói chung là, phải dùng nhiều hóa chất lắm. Và bây giờ, em nói đơn giản cho anh hiểu nha. Việc dùng nước giống như anh ăn lẩu vậy. Càng về sau, nồi lẩu càng mặn và đặc quánh. Do đó, bọn em phải xả thải thứ nước đặc hóa chất đó ra biển đi, thêm nước mới vào hòa loãng nồng độ.
Việc tách hóa chất khỏi nước là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Người ta chỉ có thể lọc vật lý để làm trong nước thôi. Người không biết nhìn vào thấy nước trong tưởng sạch. Nhưng thực chất hóa chất còn nguyên.
Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa anh ạ. Thêm phong bì nữa là ok anh Châu ạ.
Em biết anh là người tốt và biết nghĩ cho người nghèo nên em tin tưởng và chia sẻ với anh. Mong anh giữ kín cho bọn em. Bọn em cũng yêu nước thương dân nhưng cũng phải kiếm tiền nuôi gia đình nữa.
Cho anh thêm một bí mật nữa, từ đầu năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng 56 000 m3 nước thải công nghiệp. Sắp tới, toàn nhà máy đi vào hoạt động mới kinh khủng anh ạ. Ngay cả em cũng không thể biết, bọn Đài Loan xử lý bao nhiêu phần trăm trong đó nhưng chắc chắn là ít lắm. Vì tách hóa chất trong nước là vô cùng khó khăn và tốn kém.
Tuần sau có đoàn của Bộ TNMT vào kiểm tra nhưng báo trước rồi thì vào không ăn thua lắm. Chỉ những người trong nghề mới biết được anh à. Hi vọng đợt này, các ông không ăn tiền mà làm ngơ. Cái khó của cơ quan Việt Nam là không biết trong nước có những gì, lưu lượng bao nhiêu, quy trình xử lý như thế nào? Ngay cả bọn em, nhiều công đoạn cũng không được biết. Chúng rất bí mật và cấm nhân viên quay phim, chụp ảnh, phát thông tin ra ngoài, báo chí biết được sẽ làm khó công ty.
Bộ phận em làm mỗi giờ cần 40000 m3 nước làm mát thiết bị. Trên lý thuyết, bọn em sẽ xử lý, sau đó tái sử dụng tuần hoàn cho đỡ tốn kém. Nhưng vì phải bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại, bọn em phải thêm rất nhiều hóa chất vào đó
Hóa chất sẽ có tác dụng chống ăn mòn kim loại, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc ống. Nói chung là, phải dùng nhiều hóa chất lắm. Và bây giờ, em nói đơn giản cho anh hiểu nha. Việc dùng nước giống như anh ăn lẩu vậy. Càng về sau, nồi lẩu càng mặn và đặc quánh. Do đó, bọn em phải xả thải thứ nước đặc hóa chất đó ra biển đi, thêm nước mới vào hòa loãng nồng độ.
Việc tách hóa chất khỏi nước là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Người ta chỉ có thể lọc vật lý để làm trong nước thôi. Người không biết nhìn vào thấy nước trong tưởng sạch. Nhưng thực chất hóa chất còn nguyên.
Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa anh ạ. Thêm phong bì nữa là ok anh Châu ạ.
Em biết anh là người tốt và biết nghĩ cho người nghèo nên em tin tưởng và chia sẻ với anh. Mong anh giữ kín cho bọn em. Bọn em cũng yêu nước thương dân nhưng cũng phải kiếm tiền nuôi gia đình nữa.
Cho anh thêm một bí mật nữa, từ đầu năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng 56 000 m3 nước thải công nghiệp. Sắp tới, toàn nhà máy đi vào hoạt động mới kinh khủng anh ạ. Ngay cả em cũng không thể biết, bọn Đài Loan xử lý bao nhiêu phần trăm trong đó nhưng chắc chắn là ít lắm. Vì tách hóa chất trong nước là vô cùng khó khăn và tốn kém.
Tuần sau có đoàn của Bộ TNMT vào kiểm tra nhưng báo trước rồi thì vào không ăn thua lắm. Chỉ những người trong nghề mới biết được anh à. Hi vọng đợt này, các ông không ăn tiền mà làm ngơ. Cái khó của cơ quan Việt Nam là không biết trong nước có những gì, lưu lượng bao nhiêu, quy trình xử lý như thế nào? Ngay cả bọn em, nhiều công đoạn cũng không được biết. Chúng rất bí mật và cấm nhân viên quay phim, chụp ảnh, phát thông tin ra ngoài, báo chí biết được sẽ làm khó công ty.
Vũ Thất
No comments:
Post a Comment