Friday, April 29, 2016
Nhạc tưởng niệm tháng tư đen
Click vào link sẽ thấy nhiều bài hát qua youtube
https://www.youtube.com/playlist?list=PLUbmLgN0K3ryg5PzBTRC566xIxRXPuS2i
Tưởng Niệm Tháng Tư đen
Tử Sĩ Hoàng Sa - Nguyễn Thành Trọng
Lâm Hoài Thạch
WESTMINSTER, (NV) - Bà quả phụ Nguyễn Thị Lựa là vợ cố Trung Sĩ Nhất Nguyễn Thành Trọng, nhân viên trọng pháo của chiến hạm Nhựt Tảo (HQ-10), người tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 Tháng Giêng, 1974. Hiện nay, bà sống với người con trai là anh Nguyễn Hoàng Sa, và cháu nội, tại ấp Thới Khánh, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, Cần Thơ.
Bà quả phụ Nguyễn Thị Lựa và con trai Nguyễn Hoàng Sa tại nhà mua bán phế liệu. (Hình: Nguyễn Hoàng Sa cung cấp) |
Nhân chuyến về Việt Nam, phóng viên nhật báo Người Việt gặp anh Nguyễn Hoàng Sa tại huyện Ô Môn, Cần Thơ. Lúc ấy, chúng tôi chưa biết anh Hoàng Sa là ai, và rất tò mò vì cái tên của anh. Hỏi ra, mới thấy có nhiều thông tin bất ngờ.
“Vào ngày 19 Tháng Giêng, 1974, ba của tôi là một chiến sĩ Hải Quân VNCH, tử trận Hoàng Sa trên chiến hạm Nhựt Tảo (HQ-10), do cố Thiếu Tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng. Ba của tôi tên Nguyễn Thành Trọng, nhân viên trọng pháo. Lúc đó ba của tôi mới có cấp bậc trung sĩ, sau khi tử trận, ba được truy thăng Trung Sĩ Nhất.” Hoàng Sa cho biết.
Anh kể: “Ngày ba mất, mẹ mang bầu tôi mới có tám tháng. Rồi sau đó, đến ngày 24 Tháng Ba, 1974, mẹ tôi sanh ra tôi. Bà vì đau lòng việc ba của tôi không còn nữa, và để kỷ niệm ngày ba tôi hy sinh tại Hoàng Sa, mới đặt cho tôi tên là Nguyễn Hoàng Sa.”
Sau ngày chồng tử trận, bà Nguyễn Thị Lựa cố gắng sống, cuộc đời hẩm hiu, không chồng nuôi con, nhờ vào tiền tử của chồng. Ngày ấy, Hoàng Sa chưa đầy một tuổi. Ðến cuối Tháng Tư, 1975, Sài Gòn thất thủ, Cộng Sản vào miền Nam, bà không còn được nhận tiền tử của chồng nữa.
Trung sĩ nhất Nguyễn Thành Trọng đứng trước quân trường Hạ Sĩ Quan.
(Hình: Nguyễn Hoàng Sa cung cấp)
Những năm tiếp theo, bà Nguyễn Thị Lựa bươn chải với cuộc sống khó khăn để kiếm tiền nuôi Hoàng Sa. Mỗi lần giỗ chồng, bà ôm đứa con trai đầu lòng và duy nhất, khóc: “Hoàng Sa ơi!” Không biết bà quả phụ khóc cho đứa con mồ côi cha, hay khóc cho hải đảo Hoàng Sa, hay khóc cho vận nước điêu linh!
Hơn 40 năm qua, bà làm đủ mọi nghề, tần tảo nuôi con. Ðến nay, đã ngoài 60 tuổi, Hoàng Sa cũng đã ngoài 40. Tuổi của người con trai được đếm song hành với bao nhiêu năm tháng, kể từ ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm.
Nguyễn Hoàng Sa trưởng thành trong nỗi đau của mẹ. Khi trưởng thành, cuộc sống anh cũng vấp đầy khó khăn, như rất nhiều cô nhi cùng thế hệ, cùng hoàn cảnh.
Rồi anh lập gia đình, có hai con. Cách đây vài năm, gia đình tan vỡ. Khi chia tay vợ, “tài sản” duy nhất của Hoàng Sa là đứa con trai 14 tuổi, học lớp Tám. Còn một đứa con gái 4 tuổi thì người vợ mang theo.
Hoàng Sa làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Nghề hiện tại của anh là mua bán ve chai.
Cách đây ba tuần, phóng viên Người Việt nhận một phong bì lớn, bên trong có hồ sơ của chính phủ và Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH vềông Nguyễn Thành Trọng. Bà Nguyễn Thị Lựa cất giữ hồ sơ này hơn 40 năm nay, giờ thì trao lại cho con trai cất giữ.
Mặt trước và sau của tấm hình hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ-10). (Hình: Nguyễn Hoàng Sa cung cấp)
Trong hồ sơ chúng tôi nhận được có bản sao tấm ảnh chiến hạm Nhựt Tảo (QH-10), phía trên góc phải của hình chiến hạm có phù hiệu của Nhựt Tảo (10), phía mặt sau có hàng chữ: “Kỷ niệm Nguyễn Thành Trọng đã tử trận ngày 19-1-1974. Tại đảo Hoàng Sa trên chuyến tàu Nhựt Tảo HQ 10.”
Một tấm ảnh của cố Trung Sĩ Nhất Nguyễn Thành Trọng đứng trước quân trường Hải Quân Việt Nam. Anh Hoàng Sa cho biết, hình này chụp lúc thân phụ anh mới ra trường hạ sĩ quan, nhưng anh không biết quân trường nào.
Ngoài ra còn có một bưu tín báo cáo tạ thế, bên trên góc phải đề:
“Việt Nam Cộng Hòa - Bộ Quốc Phòng - Bộ Tổng Tham Mưu - Quân Lực VNCH - Bộ Tư Lệnh Hải Quân. (số: 249/HQ/TQT/NSV/TH/TT).
Họ và tên: Nguyễn Thành Trọng, cấp bậc: Tr/Sĩ 1 TP (truy thăng). Số quân: 72A 700.861 Ðơn vị: HQ 10. Binh ngạch: hiện dịch.
Ðịa điểm, ngày, tháng, năm và duyên cớ sự chết: Hy sinh vì Tổ Quốc ngày 19-01-1974, tại hải đảo Hoàng Sa trong trận hải chiến với chiến hạm Trung Cộng để bảo vệ lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa.
Sinh ngày: 22-10-1952, tại Cần Thơ. Gia cảnh: vợ, 1 con.
Tên họ bà con thân thuộc với người chết và địa chỉ báo tin: ông Nguyễn Thanh Kỳ (cha), ngụ tại: 11/2 Duy Tân, Cần Thơ.
Trật lương: PKCM.2. Thâm niên công vụ: 04 năm 04 tháng 23 ngày.
Ngày và nơi mai táng: Thủy táng.
Ngày và nơi mai táng: Thủy táng.
Quy trách về công vụ: Chết vì Tổ Quốc.”
Phía dưới bản báo cáo, nơi góc phải, ghi: Ðề Ðốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải Quân; Phó Ðề Ðốc Diệp Quang Thủy, Tham Mưu Trưởng; Hải Quân Ðại Tá Trần Bình Phú, Tham Mưu Phó. Nhân Viên (ký tên) và đóng dấu: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa-Bộ Tư Lệnh Hải Quân-Bộ Tham Mưu.
Buu tín báo tử của Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH. (Hình: Nguyễn Hoàng Sa cung cấp) |
Thư bà Nguyễn Thị Lựa viết gởi Người Việt có đoạn, chồng “chết tại quần đảo Hoàng Sa, thi hài thủy táng, bỏ lại vợ yếu con thơ. Vợ chồng tôi sống chung nhau, tôi mang thai được tám tháng thì chồng tôi đã hy sinh trận đảo Hoàng Sa. Tôi phải cố gắng an ủi để sanh nở. Khi sanh ra rồi, tội cho đứa bé mở mắt chào đời mà không biết mặt cha. Không có cảnh nào khổ cho bằng cảnh nghèo sanh còn non ngày tháng, nước mắt chang cơm, ngậm ngùi ăn cay, nuốt đắng, ôm con vào lòng mà nước mắt cứ tuôn trào, bà con láng giềng đến thăm ai cũng an ủi, khuyên hãy cố gắng lên cho có tinh thần để lo cho con khôn lớn!
“Tôi mới lấy kỷ niệm của cha nó đã hy sinh vì Tổ Quốc. Ðứa bé tên Nguyễn Hoàng Sa, sinh 1974. Bỏ lại vợ góa, con côi không có một lời an ủi.
“Ðến năm 1985, đứa em chồng có vợ thì mẹ con tôi mới tách riêng ở đậu nhà bà thím, tôi mới đi làm mướn để lo cho con ăn học lây lất qua ngày, ai mướn gì cũng làm. Từ đó đến nay tôi không tái giá, mẹ con đùm bọc cùng nhau, đời sống rất vất vả, phải đi làm mướn mà không đủ ăn lây lất qua ngày.
“Năm 1990, cho con học nghề thúy (thí) công cắt kiếng. Ðến năm 2002, thì ngoại thấy mẹ con vất vả quá khổ, ngoại kêu về giúp đỡ cho miếng đất cất nhà mẹ con sinh sống làm ăn.
“Ðến năm 2014, có anh em bạn giúp đỡ ra mua phế liệu sống qua ngày...”
Thư bà Lựa viết ngày 14 Tháng Tư, 2016. Cứ thêm một ngày, Hoàng Sa thêm một ngày tuổi, và Hoàng Sa lại thêm một ngày xa rời tổ quốc.
Liên lạc tác giả: toasoan@nguoi-viet.com hoặc editors@nguoi-viet.com
Chợ đời
Nguyễn Thị Thanh Dương.Chị Bông ngồi trước cửa hàng bán cà phê nước giải khát của nhà mình, cái bàn bày vài chai bia, chai nước ngọt, hũ chanh muối và vài món ăn vặt kèm cho người uống bia là chùm nem chua, là hũ đậu phộng rang. Bên cạnh bàn là một tủ thuốc lá.Thời buổi bao cấp sau 1975 hàng quán quốc doanh hay tư nhân đều lèo tèo xơ xác như nhau. Nhất là hàng quốc doanh món nào có gía thì nhân viên cửa hàng và con buôn vơ vét trước, còn những mặt hàng hoặc xấu kém chất lượng hoặc đắt hơn gía ngoài chợ đen thì vẫn nằm chình ình trong cửa hàng ngày nọ tháng kia như hàng…triển lãm...Những chai bia, nước ngọt được sản xuất từ những hẻm nhỏ vô danh nào đó của quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp.Người ta đồn rằng bia này được làm từ lên men trái cây, có tin độc địa hơn là làm từ lên men vỏ trái dứa, trái thơm vứt ê hề ngoài đường ngoài chợ.Chẳng ai biết thực hư ra sao nhưng nhìn các loại bia lên men mang nhãn hiệu đàng hoàng nào Hải Âu, Lúa Vàng, Hướng Dương, Trường Sơn..v..v. vẫn đẹp mắt, rót bia ra ly vẫn sủi bọt với màu vàng óng ánh, uống vào có mùi bia và say xỉn như bất cứ loại bia chính hiệu nào.Lại nghe đồn một nhạc sĩ nổi tiếng trước 1975 cũng sản xuất loại bia trái cây lên men này ở quận Phú Nhuận . Nếu đúng như thế thì ông viết nhạc hay mà làm bia cũng tài, chị Bông bán bia của ông với lòng ngưỡng mộ cả hai thứ.nhạc và bia.Còn những chai nước ngọt cũng đủ màu đủ mùi vị cam vàng, bạc hà, nước chanh và không cần nhãn hiệu vẫn đắt hàng vì nhu cầu tiêu dùng của người dân.Nhà nước đã xử dụng lại hãng B.G. I trước kia thành nhà máy quốc doanh sản xuất nước ngọt nhưng không là bao lại nắm quyền quản lý chỉ thỉnh thoảng bán giới hạn theo tiêu chuẩn đầu người trong cửa hàng bách hóa, người mua phải mang cái ca nhựa hay bất cứ thứ gì có thể đựng được, cô nhân viên bán hàng sẽ khui chai nước ngọt tại chỗ đổ ra ca nhựa cho người mua để họ giữ chai không lại.Uống được chai nước ngọt phải vất vả tủi hờn thế mà tháng có tháng không thì chẳng thấm thía vào đâu cho nên cả người bán lẫn người mua đều vui vẻ với bia nước ngọt ngoài luồng do tư nhân sản xuất,Thỉnh thoảng báo chí đăng tin có ông uống bia trái cây lên men qúa nhiều lăn đùng ra ói mửa ngất ngư, nhưng ai sao kệ ai, người ta vẫn cứ uống.và còn dí dỏm gọi bia lên men là “Bia lên cơn”Bia lên men chị Bông lấy về vẫn được khách hàng ưu ái gọi mua mỗi khi đến quán.Ngoài những loại bia rẻ tiền ấy quán chị Bông có bán bia 33 nhưng khách hàng dành cho loại bia đắt tiền này không là bao.Khách hàng là những công nhân nhà máy Z751, X28, Z755 và cư dân quanh khu vực này. Những nhà máy hãng xưởng mang tên những con số và chữ nghe như mật mã, ký hiệu của điệp viên tình báo là tên mới của những xưởng quân cụ, xưởng quân nhu và truyền tin cũ trước 1975.Bà Tư Cam từ xóm trong bưng mâm bánh bông lan le te đi tới quán chị Bông ghé vào mời chào như thường ngày::- Cô Bông, hai mẹ con mở hàng giùm tui hai miếng bông lan đi.Thường thì thằng cu Bi con út chị Bông hay luẩn quẩn ở đây, chị Bông mua bánh bông lan hai mẹ con ăn, hôm nay nó ở nhà trong không ra cửa hàng chơi với mẹ,Bà Tư Cam đon đả:- :Cô Bông mở hàng là tui bán lẹ lắm. Mua hai miếng nha cô Bông?- Thằng cu Bi không có đây, bác bán cho tôi một miếng thôiThế là chị Bông mua một miếng bánh cho bà hàng xóm vừa lòng. Bà Tư Cam đã xoay đủ nghề sau 1975. Nhà nghèo khổ, con đông, ít vốn, nghề của bà chỉ là gánh hàng rong, ban đầu là gánh bánh canh, vốn teo lại không đủ tiền mua giò heo bà bán bún riêu cua cho nhẹ vốn, sau cụt vốn chỉ còn mâm bánh bông lan mà nghe nói tiền đường tiền bột làm bánh bà còn mua thiếu chị chạp phô trên chợ.Bà Tư Cam làm ra bánh bông lan đẹp tài tình, chị Bông đã có lần ngồi chầu chực xem bà làm bánh bông lan để bắt chước, bà đập trứng vịt ra cái thố đất và dùng cái lò so đánh trứng khá lớn nên đánh một hồi là trứng nổi xốp lên. Sau khi trộn đường bột, bột nổi bột thơm vani bà nướng bánh bằng nồi gang, để than dưới nồi và trên nắp nồi, khi bánh chín tỏa ra mùi thơm phức, ổ bánh màu vàng nở phồng , bà Cam để nguội cắt ra từng miếng để bán lẻ.Bà Tư Cam đưa miếng bánh cho chị Bông và hỏi một câu…muôn thuở:- Thằng nhỏ đi thăm ba nó lần nào chưa?Bà Cam chắc là muốn hỏi chuyện cho đẹp lòng chị Bông để trả công ngày nào chị cũng mua mở hàng cho bà đắt hàng, bà nhà quê thật thà chân chất, vụng về không biết nói câu gì khác hoặc trong thâm tâm bà luôn áy náy thương cảm cho cảnh người chồng người cha đi tù cải tạo nên bà đã hỏi câu này mấy lần mà hôm nay lại hỏi, ý bà muốn nói thằng Bi, chị Bông đã sinh nó tháng 8 năm 1975 khi chồng đang đi tù cải tạo:- Cháu còn bé đi đường xa sợ mệt, chắc sang năm tôi cho cháu đi thăm bố bác Tư ạBà lại than một câu mà chị Bông cũng đã nghe mấy lần::- Thiệt là tội, con mấy tuổi mà cha con chưa biết mặt nhau.Bà Tư Cam lại bưng mâm bánh bông lan đi te te về phía cổng nhà máy, chỉ vài tiếng là sạch mâm bánh bà lại về nhà lấy tiếp ổ bánh khác ra bán kiếm thêm đồng lời phụ với lương công nhân ít ỏi của ông Tư Cam .Quán không có khách, chị Bông vừa ăn bánh vừa nghĩ lời bà Tư Cam vô tình còn vương lại trong lòng chị làm chị chạnh lòng suy nghĩ thêm....Những gia đình có chồng con, em đi “học tập cải tạo” mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người phải kiếm sống theo hoàn cảnh của mình..Bà chị họ tên Xu than thở và so sánh với chị Bông may mà chị Bông có nhà mặt tiền còn có chỗ bán hàng kiếm đồng ra đồng vào chứ nhà chị Xu trong xóm chẳng biết làm ăn gì, trước kia chị là công chức sau 1975 bị thôi việc vì chồng là sĩ quan “ nguỵ”Suy nghĩ đủ kiểu chị Xu nghĩ ra “nghề” cầm đồ ngay tại nhà, chẳng cần mặt tiền mặt bằng gì cả.Chị Xu đã mạnh dạn bán mấy lạng vàng làm vốn, không ngờ khách càng ngày càng đông, ban đầu là hàng xóm gần rồi tới hàng xóm xa, chị Xu phải bán thêm mấy lạng vàng nữa mà cũng không xuể, chị nói đám người nghèo đông như muỗi rừng và dai như đỉa đói, có món mình không muốn cầm thế mà họ cứ ngồi lì, năn nỉ ỉ ôi cho tới khi mình phải…cảm động và chịu thuaNhà chị chứa nào là xe đạp, radio, ti vi và cả quần áo cũ nữa, dù món quần áo cũ đen cầm chẳng được là bao.Quá hạn 6 tháng, sau chục lần chị Xu nhắn gọi chủ đến chuộc quần áo về vẫn bặt vô âm tín vì tiền vốn và tiền lời đã cao gấp mấy lần trị gía món đồ, thế là chị Xu tự tin thu gom mớ quần áo cũ của người dưng đem ra chợ trời Tân Bình bán hết.cho rộng tủ và lấy lại đồng nào hay đồng ấy thì một hôm có một cô gái đến đòi…chuộc lại bộ quần áo, cô nói đó là bộ quần áo ân tình của người yêu cô tặng khi xưa, qúa nghèo, qúa túng quẩn cô mới tạm cầm cố nó, khi biết chị Xu đã bán đi, cô ta khóc lóc ăn vạ như Chí Phèo làm chị Xu phải…móc túi đền tiền cho cô.theo gía cô đòi hỏi..Cầm tiền trong tay cô gái đã hớn hở sáng mắt lên, gía mà chiếc áo ân tình có tìm thấy cũng không làm cô vui mừng đến thế..Và có lần một bà mang cái dây chuyền đến cầm, chị Xu đã từ chối vì không muốn cầm vàng bạc, chị nào biết cách thử vàng, sợ cầm vàng gỉa, thế mà bà kia năn nỉ cách nào chị Xu lại mủi lòng đồng ý.Chỉ một tháng sau không thấy bà ta đến chuộc hay trả tiền lời chị Xu liền mang sợi dây chuyền ra tiệm vàng nhờ thợ xem giùm mới biết là vàng gỉa.Biết nhà cửa tên tuổi bà lừa đảo, có giấy tờ biên nhận người cầm đồ ký tên đầy đủ mà chị Xu không dám thưa kiện ra phường xã vì bà ta đã ngang ngược đe dọa thách đố chị Xu có giỏi thưa tôi thì chị vô tù trước vì chị là vợ sĩ quan ngụy, là “tư sản mại bản” có tiền ngồi mát ăn bát vàng, cho vay lời cắt cổ bóc lột người nghèo khổ như tôi.Người càng nghèo, càng bần cố nông thì tờ lý lịch càng sáng sủa đẹp đẽ. Bà này đang tận dụng cái lý lịch nghèo “vẻ vang” của mình để quỵt tiền chị Xu…Thế là chị Xu chán nản dẹp “nghề” cầm đồ luôn. Tổng kết lại vừa bị lừa, bị mất và vì đồng tiền mất gía so với gía vàng chị Xu mất toi mấy lạng vàng. Chị Xu xót xa tiền đã khóc và héo hon một thời gian.Khi chị Xu đi thăm chồng trong trại cải tạo,.nghe chuyện anh Xu đã an ủi chị:- Xưa nay em có biết nghề này đâu bị thất bại là phải rồi,. tại hoàn cảnh chứ nào tại em, chúng ta đã mất nhiều thứ qúy gía hơn tiền bạc, chỉ cầu mong chúng ta còn khỏe mạnh cho đến ngày đoàn tụ là anh vui rồi.Chị Bông đang nghĩ ngợi lan man thương cho chị Xu thì thấy khách bước vào quán, là anh công an khu vực:- Cho ly cà phê đen chị Bông.- Có ngay đây anh Lu.Chị Bông bưng ra một ly cà phê đen nóng và cái dĩa nhỏ có đựng điếu thuốc 555 với cái bật lửa gaz.. Đây là món quen của anh Lu.Tủ thuốc lá của chị Bông là “hai khung trời cách biệt” tầng trên ưu tiên bày những gói thuốc ngoại, hình dáng bao bì đẹp đẽ sang trọng, thuốc 555, Dunhill, Kent là những mặt hàng phương tây từ Thái Lan sang Campuchia và con buôn Việt Nam lại buôn lậu từ Campuchia về Việt Nam.Thuốc lá ngoại người ta mua lẻ từng điếu , gặp khách sang hay cần thuốc để xã giao người ta mới mua cả gói.Tầng dưới thì khiêm nhường với những gói thuốc lá nội địa Hoa Mai, Đà Lạt, Vàm Cỏ, Lao Động vỏ bao xấu xí.và khá hơn một chút là thuốc lá “có cán” đầu lọc Du Lịch..Trước khi có các mặt hàng thuốc lá ngoại phương tây thì thuốc lá Samit của Thái Lan đã đủ sang so với các loại thuốc nội địa Việt Nam ..Người ta dùng thuốc Samít để xã giao nên có câu: “ Samít nói ít hiểu nhiều” và ngược lại “Hoa Mai nói hoài không hiểu”Chị Bông cầu trời khấn Phật cho anh Lu uống cà phê và hút xong điếu thuốc ba số và rời khỏi qúan cho rồi, anh ngồi rề rề ai đó đi qua chào hỏi anh công an khu vực lại hào phóng lịch sự mời vào qúan, lại thêm ly cà phê, thêm điếu thuốc ba số thì chị Bông buồn biết mấy vì lần nào dù chỉ một mình anh hay khi anh mời bạn thì khi đứng dậy rời qúan anh Lu đều lịch sự nói:- Chị Bông ghi sổ giùm tôiVà chẳng bao giờ anh Lu hỏi tới những món nợ mà anh đã bảo chị Bông ghi vào sổ cả. Lúc nào, với ai, anh công an khu vực cũng lịch sự tử tế thế, chị Bông cũng …lịch sự chẳng dám nhắc nhở, chẳng dám đòi.Khi anh công an đi rồi thì bên kia đường trước cửa quán của chị có mấy chiếc xe GM dậu lại, những chiếc xe vướng đầy cát bụi đường xa.. Chị Bông mừng rỡ, bộ đội từ xa về thế nào cũng có gạo…Các bà hàng xóm đã tinh mắt không thua gì chị Bông, khi các anh bộ đội vừa ra khỏi xe, mặt mũi còn phờ phạc vì mệt thì các bà đã xúm lại hỏi:- Có gạo không các chú bộ đội ơi?- Mang gạo xuống xe cho chúng tôi xem nào…Một anh bộ đội quát nhưng vẫn không quên chào hàng:- Các chị xê ra cho chúng tôi thở cái đã, gạo nàng Hương chợ Đào từ Cần Thơ đây.Vài anh bộ đội cổ quấn chiếc khăn mặt bước vào quán chị Bông:- Chị cho chúng tôi rửa nhờ mặt mũi, bụi đường và nóng kinh qúa !!Họ xuống nhà sau mở nước rửa ráy ào ào ầm ĩ xong lên nhà kêu bia và đĩa lạc rang vừa uống những ly bia lạnh vừa ngã giá các loại gạo với các bà..Xóm cổng nhà máy đã quen thuộc với những chuyến xe bộ đội về đây công tác, lương thực, thực phẩm bị cấm chợ ngăn sông họ không bỏ lỡ thời cơ, “tranh thủ” mua gạo từ miền tây về thành phố bán chợ đen kiếm lời và…”tranh thủ” rút cả xăng dầu trong xe ra bán chợ đen luôn.Sau màn bán gạo thì tới màn bán xăng dầu, họ có những mối manh sẵn, các chị mua xăng lậu sẽ xách can xăng nặng 20 lít chạy te te nhanh như chớp kẻo công an thấy...Đúng là sức mạnh của đồng tiền.Ấy thế mà họp tổ dân phố tới mục đi làm thủy lợi, bà nào, cô nào cũng than chân yếu tay mềm, ốm đau không làm được việc nặng.Chị Bông mua được 30 ký gạo ngon, số gạo này chị sẽ để dành khi nào có “sự kiện” vui hay quan trọng sẽ nấu ăn, thường ngày thì ăn gạo tổ, gạo mua theo sổ lương thực, để được biết thế nào là nhặt thóc, nhặt sạn, nhặt bông cỏ và được ăn cả bột mì, mì sợi, khoai lang khoai mì cho biết mùi đời, mùi đời 1975.Bán được hàng và mua được gạo chị Bông quên xót xa ly cà phê đen với điếu thuốc ba số đã biếu không anh công anh khu vực lúc nãy.***********************Buổi chiều sau những giờ các nhà máy tan ca thì hàng quán chị Bông cũng chậm lại, là lúc chị Bông thảnh thơi mang sách truyện ra đọcChị mua được từ chợ trời đồ cũ cuốn sách dịch của Stefan Zweig gồm vài truyện vừa, không ngắn để gọi là truyện ngắn cũng không đù dài để là truyện dài, xuất bản trước 1975Chị đã đọc dè chừng từng truyện một từ hôm qua đến giờ vì chị Bông muốn tìm lại những giây phút thú vị xưa với văn chương, muốn tận hưởng những cảm giác mộng mơ giữa cuộc sống đời thường nhiều lo toan và cay đắng.Sau khi đọc truyện “24 giờ trong đời một người đàn bà” chị đang đọc đến truyện kế tiếp“Lá thư của người đàn bà không quen” là câu chuyện mà chị yêu thích đã lấy của chị nhiều giọt nước mắt khi lần đầu tiên đọc nó năm 17 tuổi.Những sách truyện của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chị Bông chưa quen, đây là cuốn truyện hay và nổi tiếng chị Bông đã đọc từ trước 1975 nên chị Bông cảm thấy bồi hồi sung sướng như người ta gặp lại cố nhân sau những phong ba của cuộc đời.Chị thảnh thơi nằm ra chiếc ghế mấy đu đưa vừa đọc truyện vừa coi hàng. Bây giờ câu chuyện “Lá thư của người đàn bà không quen” lại làm lòng chị thổn thức lần nữa, chị mê mải đi theo câu chuyện, hết trang sách này lật đến trang sách khác. Gía mà lúc này có kẻ trộm đến bưng đi hũ đậu phộng rang, lấy đi chùm nem chua chắc chị Bông cũng không hay biết.Đang ngậm ngùi rơi nước mắt vì những lời tình tha thiết đắm đuối của cô gái viết cho người đàn ông vô tình, người cô từng yêu thầm nhớ trộm mà anh ta không hề biết đến, thì một tiếng nói thô lỗ vang lên :- Thịt heo, thịt heo đây…cô Bông ơi…Chị Bông giật mình ra khỏi giấc mộng tình lãng mạn trở về thực tế. Chị ngỡ ngàng gấp sách lại, chùi vội đôi mắt ướt và nhìn bà Chuông với thúng thịt sỗ sàng vừa buông xuống mặt đất.Bà Chuông vừa lấy chiếc nón lá vừa quạt mát và than thở:- Hôm nay ế qúa, đi rạc cả chân, mời mỏi cả miệng mà thịt vẫn còn.Chị Bông tiếc rẻ cuốn truyện dở dang nên từ chối ngay:- Thôi tôi không mua đâu, giờ này nhà đã nấu cơm chiều rồi.Bà Chuông nhìn cuốn sách như nhìn ra sự việc, trách móc:- Cô mải đọc truyện chứ gì, mọi lần cô có nói thế đâu mà đã vội vàng mở thúng ra xem hàng.. Thịt mang đến tận nhà mời chào thế này là bán gía rẻ từ lỗ vốn ít đến nhiều đấy cô ạRồi bà Chuông xuống giọng nài nỉ:- Tôi vừa bán cho bà Na bên cạnh nhà cô một ký thịt mông, còn một ký ba rọi cô lấy nốt tôi cám ơn, rang mặn ăn được mấy ngày.Chị Bông biết thế nhưng mua một lúc cả ký thịt thì tốn tiền qúa nên tần ngần:- Sao bác không mang thịt về rang mà ăn có hơn không, nhà bác đông con….- Ối giời, nói như cô thì ba ngày là hết vốn buôn bán, cả nhà tôi đói nhăn răng, thà bán rẻ lấy lại tiền có lỗ một ít còn hơn ăn hết.Chị Bông hiểu hoàn cảnh nhà bà Chuông lắm, người chồng trước kia làm việc trong ngân hàng, sau 1975 bị đuổi việc ra ngoài làm những nghề không tên để kiếm sống rồi tìm cách đi vượt biên mấy lần đều thất bại và mất tiền bạc. Lần vượt biên sau cùng thì bị bắt vào tù ở mãi Cà MauBà Chuông đi buôn bán thịt chợ đen, bà ra xa cảng miền Tây mua thịt heo về xóm bán, chắt chịu từng đồng vừa nuôi con vừa thỉnh thoảng đi thăm chồng.Chị Bông thầm cám ơn xa cảng miền Tây và cám ơn các con buôn chợ đen đã mang gạo, thịt về thành phố không thôi người ta chết đói chết thèm vì thiếu thốn.chúng.Chị Bông cầm miếng thịt ba rọi lên ngắm nghía, cả ngày nay miếng thịt đã qua tay không biết bao nhiêu người, kẻ cầm lên người để xuống, bây giờ miếng thịt vẫn nằm lì ăn vạ ở đâySợ chị Bông chê, bà Chuông dụ dỗ:- Cứ lấy thịt đi, tôi bán…gía sỉ, gía lỗ vốn và vài hôm sau trả tiền cũng được. Thịt bán rẻ qúa mà, thử ngày mai cô đi chợ liệu có chen lấn nổi với người ta để vào phản thịt mà mua vài ba lạng thịt tiêu chuẩn không chứ, chưa kể nó cân thiếu còn mắng khách hàng chan chát.Chị Bông xuôi lòng:- Vâng, bác gói thịt cho tôi…Chị Bông trả tiền cho bà Chuông, chốc nữa chị dọn hàng về và làm món thịt ba rọi rang mặnHôm nay ngày gì mà chị Bông hên thế, vừa mua được gạo ngon lại mua được thịt rẻ, chị cao hứng ngày mai sẽ “phung phí” cho cả nhà được một bữa bồi dưỡng, một bữa ăn ngon mà không cần có lý do, cơm gạo thơm với thịt ba rọi rang mặn .Không biết chị Bông …có duyên gì mà bà Tư Cam ngày nào cũng mời chị là người đầu tiên mua bánh bông lan mở hàng và bà Chuông thì vẫn chọn chị làm người khách cuối cùng, mời chị mua nốt chỗ thịt ế, bất kể là vài lạng hay một hai ký để kết thúc một ngày bán hàng mòn mỏi..Bà Tư Cam là dân Nam kỳ, bà Chuông là Bắc kỳ 54 , cả hai không hẹn hò mà cùng chung ý tưởng, cùng chọn chị Bông làm người khách hàng tín nhiệm của mình.Chị Bông cất cuốn truyện của Stefan Zweig vào tủ để dành ngày mai đọc tiếp, ngày mai thổn thức tiếp. Những miếng thịt ba rọi bây giờ bỗng lên ngôi làm chị thích thú hào hứng hơn cả thú văn chương.Chị dọn dẹp hàng quán để về nhà trong, một ngôi nhà yên tĩnh trong xómNơi bán hàng là căn nhà mặt tiền của cha mẹ không cách xa nhà trong xóm của chị là bao, chị Bông đã bán hàng giải khát như từ trước 1975 cha mẹ chị cũng bán hàng giải khát nơi đâyMột ngày chị Bông bán hàng đã qua đi, những chuyện lặt vặt thường ngày như hôm nay từ bà Tư Cam bán bánh, bà Chuông bán thịt heo, chị Xu cầm đồ hay chị Bông bán cửa hàng cà phê bia nước ngọt bình dân đến anh công an khu vực, anh bộ đội lái xe, những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,Nguyễn Thị Thanh Dương( Dec. 01- 2015)
Subscribe to:
Posts (Atom)