Gia chánh

Saturday, January 23, 2016

Quả báo: Có hay không?

Con ca phi công ném bom dinh Đc Lp t sát
Một chuyện không may với viên phi công Việt Cộng đã từng ném bom dinh tổng thống VNCH. Nguyễn Thành Danh sinh năm 1977, phi công trong Đoàn bay 919 Vietnam Airlines (Tổng công ty HKVN) treo cổ chết vào sáng qua 20.1 tại nhà riêng; nguyên nhân được cho là bị stress. Danh là lái phụ Đội bay B787, anh kết hôn hồi tháng 5.2014, vợ là TVHK mới sinh con nhỏ.
nguồn: khaiphong.org
 

Hải chiến Hoàng Sa 1974: Tâm sự đau đớn của một phi công F-5 không được cất cánh

 
Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì.

Phi đội chiến đấu cơ F-5 của Việt Nam Cộng Hòa.
 
Đại tá Nguyễn Thành Trung, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân, là phi công được “Việt Cộng” cài vào Không quân Việt Nam Cộng Hòa thời chiến tranh. Lâu nay người ta thường biết đến ông qua các sự kiện như vụ ném bom Dinh Độc Lập, cuộc không kích phi trường Tân Sơn Nhất vào giai đoạn sắp kết thúc chiến tranh và công lao trong quá trình xây dựng lực lượng không quân cũng như hàng không dân dụng của Việt Nam thời bình. Nhưng bên cạnh những câu chuyện đã trở nên nổi tiếng nói trên, ông còn có một bí mật để kể.
Trong căn nhà yên tĩnh ở quận Gò Vấp, TP.HCM, phi công huyền thoại Nguyễn Thành Trung kể lại cho chúng tôi câu chuyện mà ông giấu kín suốt 40 năm qua, từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi tráng.
 
Sẵn sàng không kích
“Quay lại thời điểm năm 1974, Không quân Trung Quốc chỉ có MiG 21 do Liên Xô sản xuất, là loại máy bay phòng vệ, chứ không phải tấn công. Phòng vệ là đánh trên đất mình, ai vào thì mình đánh nên tầm bay rất ngắn. Phi công của mình (miền Bắc) ngày xưa cũng vậy, các anh không bay xa, bay lên đánh được hay không được khi hết thời gian là phải về, nếu bay quần nữa là không có dầu. MiG 21 rất hạn chế về dầu. Đó là tôi chưa nói đến phi công, phi công Trung Quốc lúc đó không thể bay biển được, phi công của mình ngoài Bắc cũng thế, mấy ảnh ít bay ra biển lắm. Bay ra biển là cả một vấn đề, môi trường bay biển khác hẳn môi trường bay đất liền. Giữa trời và biển rất lẫn lộn, phi công rất dễ thao tác nhầm. Như anh (Bùi Thanh) Liêm, phi công vũ trụ, bay ra biển đâm xuống biển. Anh (Hoàng Mai) Vượng cùng biên đội với tôi đánh sân bay Tân Sơn Nhất, đánh xong bay ra biển nhào xuống biển liền. Với phi công phe XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi công Trung Quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám chiến đấu trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền, bay ra biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường”, Đại tá Nguyễn Thành Trung dẫn dắt chúng tôi trở lại quá khứ, trước khi kể về kế hoạch của Việt Nam Cộng Hòa sử dụng máy bay F-5 không kích tái chiếm Hoàng Sa.
Sau khi bị mất đảo, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản ứng như thế nào? Theo ông Nguyễn Thành Trung, Mỹ chỉ nói kiểu hàng hai, vì lúc đó Mỹ và Trung Quốc đã thông đồng rồi. “Còn ông Thiệu thì tức và quyết tâm làm một cái gì đấy để lấy tiếng vang. Lúc bấy giờ, theo tôi làm thế là hoàn toàn đúng. Mày cướp nước tao thì tao phải đánh mày một trận, còn giữ được hay không tính sau. Tao phải đánh mày một trận để cho mày bỏ tính hung hăng đi”, phi công Nguyễn Thành Trung diễn giải.
Vào thời điểm xảy ra Hải chiến Hoàng Sa, ông Trung là phi công của Không đoàn 63 chiến thuật đóng ở Biên Hòa. Có 5 phi đoàn F-5 ở Biên Hòa, 1 phi đoàn F-5 ở Đà Nẵng. Tổng thống Thiệu liền ra lệnh điều 4 phi đoàn F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng, chỉ giữ lại 1 phi đoàn ở Biên Hòa. Theo biên chế thời đó, mỗi phi đoàn 24 chiếc; 5 phi đoàn có khoảng 120 chiếc và 150 phi công.
“Khi ra đến Đà Nẵng, chúng tôi nhận được lệnh chuẩn bị đánh để lấy lại Hoàng Sa và trước nhất muốn đánh là phải đánh cái hạm đội của Trung Quốc”, ông Trung nhớ lại. Trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân, đại tá Nguyễn Văn Sỹ làm Không đoàn trưởng, cấp trên chỉ huy là chuẩn tướng Nguyễn Văn Tường, còn gọi là Tường “Mực”, da đen thui, là Phó sư trưởng Sư đoàn 3. Ở cấp phi đoàn, phi đoàn 536 có trung tá Đàm Thượng Vũ, phi đoàn 520 có trung tá Nguyễn Văn Dũng, phi đoàn 540 có trung tá Nguyễn Văn Thành, phi đoàn 542 có trung tá Nguyễn Ngọc Quang, phi đoàn 538 ở Đà Nẵng thì có trung tá Nguyễn Văn Giàu làm chỉ huy.
Theo phương án họp bàn ở Đà Nẵng, trước hết máy bay sẽ tấn công tàu Trung Quốc vì “họ đi ra Hoàng Sa của mình là bằng tàu thôi, mình mà diệt hạm đội này là họ cụt ngòi”. Máy bay sử dụng cho chiến dịch là loại F-5 và F-5E, loại có bình xăng phụ.
“Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà Nẵng ra Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì. MiG-21 không dám bén mảng ra Hoàng Sa, mà ra đến đấy tụi tôi đánh cũng rớt, hoặc không có dầu về. F-5 vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 cây 20 li, mỗi bên cánh 2 quả bom và chùm 3 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa đối không Sidewinder. Hỏa lực của F-5 hồi đấy là quá mạnh. Về tương quan lực lượng là chúng tôi chiếm ưu thế, nếu đánh Hoàng Sa thì tôi xem như một cuộc dạo chơi, không có gì phải lo cả”, đại tá Nguyễn Thành Trung kể.
Sau khi các phi đội từ Biên Hòa bay tới Đà Nẵng, máy bay do thám RF-5A được điều ra Hoàng Sa để chụp ảnh. Đây là loại máy bay có thời gian hoạt động trên không rất lâu. RF-5A chụp ảnh chi tiết hết địa hình các đảo, mặt biển trong bán kính 100 km, ghi lại hình ảnh các chiến hạm Trung Quốc. Hình ảnh thu được cho thấy Trung Quốc tập trung tàu quanh Hoàng Sa khá nhiều. “Chúng tôi cho phóng to hình ảnh ra và được chỉ huy đơn vị tập trung hết 120 phi công lại nghe thuyết trình. Chúng tôi đếm từng chiếc tàu một, thậm chí số hiệu tàu chúng tôi cũng đọc được. Không có tàu lớn, tàu trung bình thôi, tàu nhỏ thì nhiều”.
“Nhấn hết xuống biển”
Các phi công đếm được khoảng 40 chiếc tàu, xác định được vị trí và hướng di chuyển của số tàu đó. Sau khi nắm được tình hình thì đại tá Sỹ chia tấm bản đồ thành 4 miếng và mỗi miếng được giao cho một phi đoàn, trách nhiệm của mỗi phi đoàn là làm sạch mảnh bản đồ được chia.
“Ví như ô của tôi có 15 chiếc, ô của anh có 20 chiếc thì nhiệm vụ của anh và của tôi là trong một ngày phải cho những chiếc tàu đó chìm hết xuống biển, không có chiếc nào nổi được nữa”, ông Trung giải thích. “Các phi đoàn phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau một ngày tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà đánh tàu thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì không có cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được huống gì tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi đánh lật ngửa hết, cho nên tàu trên biển mà đánh là trong tầm tay”.
Theo trí nhớ của ông Trung, các phi công lúc bấy giờ cho rằng nhiệm vụ khá dễ, chỉ trong vòng 12 giờ là tàu Trung Quốc sẽ chìm hết. “Mà việc đó là chắc chắn đến 100%, không có trận nào mà chắc chắn như thế”, người phi công kỳ cựu lặp lại.
Lúc bấy giờ, quyết tâm của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, từ lãnh đạo đến chỉ huy, phi công là rất cao. “Khí thế dữ lắm, các anh có sống ở thời điểm đó mới biết người Việt Nam chúng ta yêu nước như thế nào”.
Lúc bấy giờ, ông Trung là một sĩ quan cấp úy. “Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”, ông kể lại và nói thêm: “Nói thế để biết người Việt Nam yêu nước như thế nào, vì đánh với Trung Quốc mới là đánh giặc xâm lăng, cho nên mấy ổng bảo chừng nào tụi tôi chết hết mới đến các anh”.
Theo lời kể của đại tá Nguyễn Thành Trung, lúc bấy giờ tất cả phi công đều tình nguyện ký vào lá đơn “Thề được chết cho Hoàng Sa”. Tất cả phi công đều tuyên thệ sẵn sàng chết cho Hoàng Sa và ai cũng coi đó là cái chết rất vinh hạnh. “Trận đánh này chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu không thể chạy nổi. Mỗi tàu một quả bom là xong và khí thế ấy nó luôn hừng hực trong lòng mỗi người Việt Nam, hừng hực trong mỗi phi công”.
Kế hoạch không kích, theo lời ông Trung, là tuyệt mật, chỉ có những người tham gia mới biết. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Đối với những người như đại tá Nguyễn Thành Trung, 40 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mới nguyên, và trong lòng mỗi một cựu phi công F-5 thuở nào luôn canh cánh một nỗi niềm, rằng đã không được chiến đấu và được chết trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa thân yêu.
“Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề”, ông Trung nói.
Theo THANH NIÊN ONLINE
 
Nguyễn Thành Trung là ai?
·  Lê Phiếu - Phi công F5/KQ/QLVNCH.

Trong lúc cuộc chiến sắp kết thúc và miền Nam Tự Do, hòa toàn rơi vào tay CS Bắc Việt, thì một phi công F5 của Quân lực VNCH NguyễThành Trung (NTT) đã thả hai quả bom xuống Dinh Độc Lập và sau đó kéo theo những tay trở cờ theo gió như On, Aí, Sanh xử dụng phi cơ A37 từ Đà Nẵng không kích xuống phi trường Tân Sơn Nhất (TSN).

Sự kiện này cách đây đã gần 40 năm mà hầu như ai cũng chưa quên, và gần đây báo Thanh niên (trong nước) đã đưa ra một bài viết về sự tiết lộ một bí mật mà NTT đã dấu kín trong suốt 40 năm qua “kế hoạch các phi công F5 không kích nhấn chìm 40 tàu Trung Quốc tái chiếm Hoàng Sa” khiến các độc giả nhất là giới trẻ, thế hệ sau của cả hai miền với bầu nhiệt huyết, lòng yêu nước trung thực và truyền thống chống ngoại xâm của cha ông, nức lòng và nuối tiếc. Các cháu góp ý.. đọc xong các cháu xúc động muốn khóc và thầm oán trách Tổng Thống miền Nam Nguyễn Văn Thiệu lúc đó tại sao không “tiền trảm hậu tấu” bỏ dở kế hoạch nửa chừng, đừng tin vào Mỹ v.v.. Anh hùng phi công huyền thoại NTT còn kết thúc câu chuyện rất tâm lý “… đã để lại cái gánh nặng, nếu không thì thế hệ mai sau đỡ vất vả dường nào v.v..." các cháu đã khóc thật lòng vì quá cảm kích câu nói này.

Chính tôi đây cũng muốn khóc vì mình cũng là người trong cuộc, hôm nay đang được các cháu chiêm ngưỡng, nhưng cách đây 39 năm, khi các chiến hữu lần lượt cất cánh, tôi đã tự nguyện từ trên chiếc F5 leo xuống và ở lại, vẫn bị người anh em bên thắng cuộc tù đày đi kinh tế mới khổ sai gần 20 năm… Tôi đã khóc không phải vì nuối tiếc cuộc đời mà chỉ tức tưởi không biết nói làm sao cho thế hệ con cháu ngày sau hiểu được dòng lịch sử nghiệt ngã hôm nay của dân tộc mà sự hủ lậu đã thắng nền văn minh, kẻ độc ác đã thắng nhân bản, khoan dung ..

Qua bài viết về NTTcủa tờ báo Thanh niên, với tư cách một người đồng môn, đồng khóa 4/69 KQ và thời gian học bay A37 căn cứ England AFB, LA với NTT. Tôi xin góp ý vài nhận xét như sau:

Tôi đã đọc bài viết của Long Ly Hồng Tiễn 538 và gần đây tiếng nói của Th/Tá Hồ kim Giàu phi đoàn trưởng của tôi và chỉ huy trực tiếp kế hoạch không kích trả đũa (không nghe nói tái chiếm) rất chính xác trung thực, tôi còn nhớ anh em dấu cả vợ con người thân, ngồi bên nhau tâm tình tới hơn nửa đêm, Th/Tá Giàu còn nói nửa đùa nửa thật “chúng mình ăn tết trước” (ý nói, ra đi có thể không trở về).

Ngay cả vị chỉ huy trực tiếp trận đánh mà kế hoạch cho biết chỉ trước một ngày, vậy mà NTT lúc đó mới Th/U đã nắm kế hoạch bí mật dấu kín suốt 40 năm?? Chỉ có Phi Đoàn Hồng Tiễn 538 đảm trách chọn 10 trong số 18 hoa tiêu cho cuộc không kích, NTT tăng lên năm phi đoàn, đương sự còn nói dối không ngượng miệng “các Đ/T, Tr/T tuyên bố "đánh VC chỉ để đánh chơi thôi ” NTT còn biết được như vậy, còn VC thì sao? Cùng người VN nhưng thà giết lầm hơn bỏ sót, chôn sống hằng ngàn người dân vô tội kể cả học sinh ở Huế. 

Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa là do ai? Nước Việt Nam Theo đúng nghĩa chỉ tạm thời chia cắt, nhưng cả miền Bắc đứng đầu là Hồ Chí Minh lúc đó. Trung Cộng đã là quan thầy. Với hai gọng kềm, vừa thù trong, vừa giặc ngoài cấu kết. Miền Nam có thể làm gì được? Nhưng cuộc hải chiến ngắn ngủi đẫm máu vẫn đã xảy ra ngày 19/1/1974 mặc dù không tương quan lực lượng đã làm rúng động lòng người. Th/Tá Ngụy Văn Thà và 70 chiến hữu của Hải Quân VNCH đã tử trận rất bi hùng. Biết sẽ chết vẫn chiến đấu tới cùng! Miền Bắc lúc bấy giờ im lặng nhưng cả miền Nam sôi sục.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có lẽ trong giây phút quá kích động đã quyết định trả đủa bằng một trận không kích mạo hiểm F5 (điều kiện và địa hình rất khó khăn chứ không phải như NTT nói phét 100% là thắng) không thành công thì cũng thành nhân, 
nhưng vào phút cuối, tôi tin rằng Tổng Thống đã hủy bỏ vì không muốn hy sinh thêm nữa xương máu của chiến hữu. Về mặt quốc tế, hình như Mỹ không thể tham dự hay hậu thuẫn trong trường hợp này chứ không phải không muốn can thiệp?

Qua hai bài viết, một là cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên với NTT về kế hoạch phản công của các phi công F5 lúc đó chỉ mới thiếu úy đã tiết lộ những bí mật mà anh hùng phi công huyền thoại NTT đã dấu kín trong suốt 40 năm qua… và bài thứ hai cuộc thảo luận với nhân vật sống Thiếu Tá Hổ Kim Giàu Phi Đoàn Trưởng Hồng Tiễn 538, trực tiếp chỉ huy phi vụ không kích đã lên phương án chu đáo, sẵn sàng cất cánh nếu vào phút cuối kế hoạch không hủy bỏ.. Tôi không thể hiểu nổi với dụng ý gì? Và NTT đã suy nghĩ thế nào? Ai đã đứng sau lưng? Hay đã đến lúc tuổi già lẩm cẩm? Mà đương sự dám dựng lên sự kiện với những chi tiếc láo khoét hết sức lố bịch.

Nguyễn thành Trung thật sự là ai? Một anh hùng phi công huyền thoại hay chỉ là nhân vật thức thời cơ hội? Lúc mới nhập ngũ tại TTHL Quang Trung ngày 1/6/69 Đại Đội 44, Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ. Các bạn nào thuộc khóa 4/69KQ hẳn chưa quên danh hiệu “Trung gà tre” do cái dáng đi, kiểu cách ăn nói và khuôn mặt phảng phất nét gian manh của đương sự (ngay cả bây giờ khi ngồi gát chân trên ghế sofa). Hành động của NTT thả đại hai quả bom xuống Dinh Độc Lập đã tác hại cho ai và ảnh hưởng những gì trong lúc cuộc chiến sắp tàn mà phần thắng đã 100% nghiêng về CS miền Bắc? Sau đó còn kéo thêm một số trở cờ theo gió bay A37 dội bom phi cảng TSN trong lúc người dân đang đau khổ chạy loạn. 

Thử hỏi đó là hành động anh hùng, quân tử hay độc ác dã man? Có cần thiết hay không? Và phi vụ mà NTT đã phản nghịch dội bom Dinh Độc Lập hôm đó không phải chính thức của đương sự trực bay mà đây chỉ là tình cờ, Thiếu Úy Nguyễn Văn Lượm (hiện đang ở Seatlle,WA) từ Sài Gòn lên trể và NTT đã bay thế. Không có sự chuẩn bị trước nào cả, bởi vậy khi về đáp ở Phước Long ban đầu phi cơ vần bị bắn. Lúc còn ở trong trại tù tôi quên mất là năm nào, nhưng tôi đã tâm sự cùng một số bạn tù thân tín, rất tức giận khi học tập qua báo chí, đã bịa đặt ca ngợi anh hùng NTT đã dám đứng lên hát vang bài "Vùng Lên Nhân Dân…và Dậy Mà Đi..” trong thời gian du học ở Mỹ nhân dip vui Tết năm Tân Hợi (1971) mà lúc đó tôi cùng có mặt. Nếu đương sự là nội tuyến được đảng CS gài đặt thì trong suốt hơn ba năm kể từ lúc chính thức trở thành một phi công A37 rồi F5 đương sự đã gây đươc những tác hại gì cho Quân lực VNCH? Ở vào thời điểm 1972 trận chiến đang giai đoạn cao điếm khốc liệt, tiêu diệt được một phi công, nhất là đánh bom là cả một thành công và mơ ước lớn của CS Bắc Việt (một phần vì lòng căm thù) cũng như tổn thất nặng nề cho Quân Lực VNCH (đào tạo mất nhiều thời gian và rất tốn kém). CS Bắc Việt có thể cho đặt bom sát hại hằng chục nhân mạng vào mỗi sáng hoặc buổi họp hằng tuần. tất cả hoa tiêu có mặt đầy đủ mà NTTvới bộ đồ bay thực thụ rất dễ thực hiện? Hoặc phá hủy hằng loạt máy bay, cần gì hôm nay đương sự phải dối trá theo lối trẻ con “cố ý đáp mạnh cho hư” còn việc Long Ly cho rằng NTT cố ý bay tụt hậu, dùng đại bác bắn Ng Thăng Long rồi nhảy dù phi tang. Tôi, Phiếu 538 hoàn toàn không đồng ý với bạn, NTT không can đảm được như thế, hơn nữa đương sự có muốn thủ tiêu phải chờ cơ hội, cỡ như Tr/Tá Đàm Thượng Vũ hoặc Th/Tá Hồ Kim Giàu nhà mình, còn Ng Thăng Long mới ra trường, đang huấn luyện đâu có nhiều “nợ máu”. Thật ra đây là lỗi của NTT, thiếu kinh nghiệm, làm chết tan xác wingman của mình. 

Theo nguyên tắc bay hợp đoàn, hai đầu cánh phi cơ cách nhau không quá 1 mét. Và số 2 phải luôn thấp hơn khoảng hai tất. Đổi tầng số, leader phải chờ số hai click trước. Đằng này có lẽ cả hai cùng làm một lúc nên mới xảy ra sự cố. Khi đã va chạm vào nhau, số một ở vị trí phía trước còn có khoảng thời gian 10 giây để nhảy dù..nên NTT đã thóat chết, còn phi cơ của Ng Thăng Long bị chạm ở phần đầu nên vở tung tức khắc. Long Ly nói đúng, NTT tưởng rằng dân bay F5 chỉ còn độc nhất là mình nên đương sự đã nói láo trắng trợn. Đổi tai nạn do thiếu kinh nghiệm thành cố ý đáp đường băng ngắn. Đã làm hư hại hai phi cơ.

Dù cho rằng NTT là người do CS Bắc Việt đã gài đặt, thì trong thời gian72 -75, với nhiệm vụ một phi công A37. Đương sự phải thi hành bao nhiêu phi vụ, thực hiện bao nhiêu lần đánh bom để bảo toàn thân phận? Lẽ dĩ nhiên đương sự không thể đánh sai mục tiêu. Vì có máy ảnh chụp kết quả, L 19 chỉ dẫn. Quân bạn chứng kiến, leader hoặc wingman theo dõi từng pass một. Tóm lại NTT không thể không trút bom xuống đồng đội mình (VC). Thử hỏi NTT đã mang một sứ mệnh, trọng trách ghê gớm gì mà đồng đội phải hy sinh như thế để bảo toàn thân phận cho đương sự !??

Trong suốt gần 40 năm qua, báo chí thường nhắc đến NTT với danh xưng một anh hùng phi công huyền thoại, theo tôi nghỉ, dù ở chiếntuyến nào, chủ nghĩa CS hay Tư Bản, hành động của một cá nhân dám hy sinh cả tánh mạng, bất chấp mọi tai ương để mang lại đại nghĩa cho lý tưởng của mình đó mới được gọi là anh hùng, một thành quả, một ý chí, đòi hỏi sự tài ba, xuất chúng không ai làm được. Tự nó sẽ đi vào huyền thoại trong lòng mọi người…

Anh hùng Lý Tống, một phi công A37 của QLVNCH, vượt thoát lao tù CS, qua đến Mỹ bằng đường bộ, trở lại VN dùng phi cơ dân sự rải truyền đơn kêu gọi toàn dân đứng dậy đòi tự do, nhảy dù bi bắt bi gán tội không tặc, ở tù nhiều năm nhưng được cả thế giới ngưỡng mộ. ra tù trở về Mỹ lại mướn máy bay rãi truyền đơn thách thức cả nước CS Cuba. Lại tiếp tục dùng máy bay từ Thailand bay qua VN rãi truyền đơn lại ở tù. Đời người có được bao nhiêu cái thập niên mà Lý Tống đã đếm hơn hai cái trong các lao tù khắc nghiệt, bình tĩnh thong thả đếm như chiêm ngưỡng một thành quả, một cái giá đương nhiên mà anh phải trả. Biết đâu anh đang mỉm cười tự nhủ “không chết, vẫn còn hên”.

Hành động phi thường của Lý Tống vẫn chưa dám đi vào huyền thoại, còn NTT vội vả trút bỏ hai trái bom để giết Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trong lúc miền Nam đang dẫy chết, rồi ào ạt thả bom xuống phi cảng TSN bất chấp người dân đang đau khổ chạy trốn. Một hành động mà bất kỳ người phi công khu trục nào cũng làm được nếu mất nhân tính.
 Người phi công F5 phản bội Nguyễn Thành Trung, anh hùng ở chỗ nào? Huyền thoại ở đâu??

Lê Phiếu - Phi công F5/KQ/QLVNCH.
Ng: khaiphong.org
 

No comments:

Post a Comment