Gia chánh

Friday, October 9, 2015

Lợi và bất lợi Hiệp Định TPP

TỰ DO MẬU DỊCH TPP:
ĐÂU LÀ NHỮNG ĂN THUA CHÍNH ?
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


Ông Michael Froman, Đại diện Thương mại Mỹ, trưởng đoàn đàm phán họp tại Atlanta Hoa kỳ tuyên bố ngày 05.10.2015 về những thành quả cuối cùng đạt được cho Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP (TransPacificPartnership/ Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương):
 
"Chúng tôi – các bộ trưởng thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam - vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)"
 
Câu nói ấy tức khắc làm cho Truyền thông phía CSVN la hò vui mừng như Lễ Hội thấy Dollars từ trời rơi xuống như bươm bướm tha hồ mà lượm đầy túi từng đảng viên đảng CSVN. Lễ Hội Lượm Dollars  càng trở thành “to khủng“ hơn khi nợ công lên tới 65%, ngân sách nhà nước thiếu hụt trầm trọng đến nỗi Bộ Tài chánh phải vay “nóng” số tiền 30’000 tỷ đồng từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
 
Chúng tôi viết Bài nhận định theo dòng Thời sự này nêu ra những điểm sau đây để cho thấy rằng đảng CSVN chưa nên mừng Lễ Hội Lượm Dollars vội:
 
=>     CSVN phải thay đổi thể chế thực sự theo những điều kiện đặt ra cho các thành viên TPP
=>     Tổ chức TPP chính thức cho phép 11 nước Thành viên khác đến lượm Dollars tại Việt Nam
 
 
CSVN phải thay đổi thể chế thực sự
theo những điều kiện đặt ra cho các thành viên TPP
 
Muốn là thành viên của Hiệp Hội Tự do Mậu dịch TPP, những nước phải thực hiện cụ thể những điều kiện mà chính TT.Obama đã tuyên bố ngay từ đầu nhân cuộc họp APEC tại Hạ Uy Di năm 2011. Đây là những điều kiện hoàn toàn có tính cách tiền bạc làm ăn chung, chứ không phải những điều kiện luân lý nhân quyền như thả "tù nhân lương tâm" co dãn chẳng han.
 
Theo nhận định của Tác giả Donald EMMERSON, thì Trung quốc muốn nhấn mạnh đến một Tổ chức Đông Á gồm các quốc gia Đông Nam Á và Trung quốc, Nhật, Nam Hàm thêm vào, nghĩa là không có Hoa kỳ. Tổ chức Tự do Mậu dịch đó gọi là CAFTA(China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch). Hà nội đã bị Trung quốc ép ký 10 thoả ước ( Trương Tấn Sang, Bắc kinh 6/2013) nhằm , sớm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ bành trướng bá quyền qua CAFTA (China Asean Free Trade Agreement) !
 
Nhưng trong cuộc Họp APEC ngày 12/13.11.2011 tại Hạ Uy Di, lợi dụng vấn đề An Ninh chung Thái Bình Dương, nhất là vấn đề Biển Đông, Hoa kỳ đề nghị một Hiệp ước rộng lớn hơn gọi là Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership TTP). Các quốc gia Vùng Thái Bình Dương, vì vấn đề An Ninh, cần sự hiện diện của Hoa kỳ, một quốc gia ưu thế về quân sự. Khi Hoa kỳ đặt Căn cứ quân sự tại Uc cũng trong ý hướng an ninh Thái Bình dương này, nhằm giảm mối đe dọa về an ninh từ Trung quốc.
 
Chính TT.Obama tuyên bố 5 điều kiện thiết cần cho mỗi Thành viên TPP như sau: 
1)      Điều kiện thứ 1:Tự do Kinh doanh, nghĩa là dân chủ hóa Kinh tế. Chính trị không độc đoán nắm trọn sinh hoạt Kinh tế nữa.
2)      Điều kiện thứ 2: Tôn trọng quyền lao động quốc tế
3)      Điều kiện thứ 3:Tôn trọng bản quyền tư hữu trí tuệ
4)      Điều kiện thứ 4:Tôn trọng Môi trường
5)      Điều kiện thứ 5:Để Tỷ giá Tiền tệ uyển chuyển đối với Đo-la
 
11 Thành viên của TPP là những nước đã thực hiện đầy đủ 5 Điều kiện trên đây, chỉ có Việt Nam trơ trọi ra là chưa thực hiện một Điều nào cả. Tự do Mậu dịch là Tổ chức cho những nước chủ trương nền Kinh tế Tự do và Thị trường đích thực, nghĩa là những sinh hoạt của nền Kinh tế ấy phải được thực hiện trong một Môi trường Chính tri--Luật pháp Dân chủ Phù hợp (Environnement Politico--Juridique Démocratique Adéquat). Hiện nay dưới Cơ chế CSVN, Mô hình Kinh tế mà CSVN gọi là Tự do và Thị trường lại phải chịu một Môi trường Chính tri--Luật pháp Độc tài (Environnement Politico--Juridique Dictatorial). Đó là việc tréo cẳng ngỗng, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia !
 
Trước khi có thể mở "Lễ Hội Lượm Dollars", CSVN phải thực hiện cụ thể những Điều kiện nêu ra trên đây, nghĩa là phải có thực sự một Môi trường Chính trị--Luật pháp Dân chủ, hay nói cách khác phải trao quyền lại cho Dân để chính Dân thực hiện một nền Kinh tế quốc dân với Luật pháp Dân chủ do Dân quyết đinh.
 
Liệu CSVN có thực hiện mau chóng những Điều kiện đó không mà Truyền thông CSVN đã nhẩy múa tưng tưng như Lễ Hội Lượm Dollars sắp xẩy ra !
 
 
Tổ chức TPP chính thức cho phép
11 nước Thành viên khác đến lượm Dollars tại Việt Nam
 
Về Tự do Mậu dịch Quốc tế, phải nói đến 3 Chế độ: (i) Chế độ Tự túc (Autarcie); (ii) Chế độ Bảo hộ Thương mại (Protectionnisme Commercial) ; (iii) Chế độ Tự do Mậu dich (Libre Echange). Các quốc gia tùy theo hoàn cảnh, tùy theo hàng hóa... mà áp dụng một Chế độ Mậu dịch. Tỉ dụ một nước nghèo có thể áp dụng Chế độ Tự túc, nghĩa là cấm nhập cảng một số hàng hóa xa xỉ phẩm nước ngoài để buộc phải sản xuất những hàng đó từ nội đia, buộc dân chúng phải tiêu thụ hàng nội hóa. Chính phủ Việt Nam thời Đệ I Cộng Hòa đã áp dụng Chế độ Tự túc này cho một số hàng xa xỉ phẩm nước ngoài. Cũng vậy, những nước đang trên đà phát triển công nghệ, phải sử dụng Chế độ Bảo hộ Mậu dịch cho những Kỹ nghệ đang phát sinh (Protectionnisme des Industries naissantes). Không thể áp dụng hoàn toàn Tự do Mậu dịch để những nước đã Kỹ nghệ hóa giết chết những ngành nghiệp Kỹ nghệ đang trên đà phát sinh của nước mình. Tỉ dụ nếu để nhập cảng tự do xe hơi của Nhật và Hoa kỳ, thì làm thế nào gây dựng được Kỹ nghệ chế xe hợi tại Việt Nam bắt đầu phát sinh chẳng hạn. Tự do Mậu dịch đòi các nước Thành viên của Tổ chức phải có mức phát triển ngành nghiệp tương đối ngang nhau (Développements économiques relativement égaux). Đây là điều kiện thực hiện Tự do Mậu dịch tránh cho những nước đã phát triển đè bẹp những nước chưa phát triển hay chỉ mới phát triển.
 
Người ta thường ca tụng hiện tượng Toàn cầu hóa hàng hóa, nhưng có những nhà Kinh tế coi việc Toàn cầu hóa hàng hóa như việc các nước đã Kỹ nghệ hóa đi chiếm Thị trường bán hàng hóa đến tận những nững nước chưa mở mang để thu góp từng đồng xu về những nước đã Kỹ nghệ hóa mà người ta gọi là hiện tượng Tập trung hóa Tài chánh (Centralisation Financière).
 
Toàn cầu hóa Hàng hóa = Tập trung hóa Tài chánh
Mondialisation des Marchandises = Centralisation Financière
 
Nhìn vào Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP, chúng ta thấy những nước đã Kỹ nghệ hóa như Hoa kỳ, Nhật, Canada, Úc châu, Singapore. Những nước này muốn Việt Nam là một Thành viên của Tổ chức vì Việt Nam chỉ là nước tiêu thụ chứ không phải là nước sản xuất cạnh tranh với 5 nước này. Không dại gì mà loại một nước Tiêu thụ, không có khả năng sản xuất trong một thời gian còn dài nữa, ra khỏi Tổ chức nhằm bán những sản phẩm của mình.
 
Nếu xét về khả năng cạnh tranh Kinh tế của Việt Nam, chúng ta đứng ở mức chót trong những nước còn lại. Nếu Việt Nam chưa có khả năng sản xuất để mang sản phẩm lên đấu trường cạnh tranh, nghĩa là chúng ta yếu kém về xuất cảng, thì Việt Nam chính yếu chỉ là một nước Tiêu thụ. Nếu chưa phát triển năng lực Kinh tế của mình, thì khi lên đấu trường quốc tế, Việt Nam sẽ bị đánh bại chết ngay tại đấu trường.
 
Về những Hàng Công nghệ, Kỹ nghệ, Việt Nam sẽ bị tràn ngập bởi những Hàng hóa của Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada và Singapore. Về những Hàng thông dụng, Hàng hóa những nước còn lại trong Tổ chức cũng tự do nhập vào thị trường nước mình để cạnh trạnh. Việt Nam có khả năng về những Hàng nông nghiệp như gao, cá mắm..., nhưng CSVN đã không quan tâm đầu tư và chăm sóc lãnh vực này để đến nỗi Gạo của Việt Nam đã bị thụt về phẩm chất sau Cao Mên.
 
Tóm lại, lấy gì để cạnh tranh trên đấu trường Tự do Mậu dịch mà mong mở Lễ Hội Lượm Dollars. Ngược lại, Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada, Singapore và những nước khác đã phát triển Kinh tế hơn Việt Nam, kéo nhau vào chính Thị trường mình để thu những đồng Dollars mà khối người Việt Hải ngoại gồm đồng bào Tỵ nạn CSVN và khối Lao động xuất cảng ra nước ngoài gửi tiền về cho Gia đình, Thân nhân.
 
Vào Tự do Mậu dịch TPP mà không có khả năng đi lượm tiền nơi nước ngoài, thì những nước ngoài đến nước mình vơ vét từng đồng xu đưa ra.
 
2. Những bất lợi ở thị trường nội địa
 
1. Bất lợi từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa từ các nước đối tác TPP
Việc phải cam kết giảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các nước đối tác TPP dự kiến sẽ gây ra 02 bất lợi trực tiếp, bao gồm:
- Việc giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP là hệ quả chắc chắn và trực tiếp. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng lượng thất thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác TPP không thật sự lớn so với hiện trạng (do phần lớn các đối tác trong TPP đã có FTA với Việt Nam và do đó chúng ta đã và sẽ phải cắt giảm thuế theo các FTA này mà không phải chờ đến TPP). Và do đó tác động bất lợi này không phải là quá nghiêm trọng.
 
- Giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đây là thực tế đã từng xảy ra khi chúng ta thực hiện các FTA đã ký mà đặc biệt là ACFTA với Trung Quốc. Nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân và nông thôn. Tuy vậy, các ý kiến lạc quan lại cho rằng trong trường hợp cụ thể của TPP, cái “mất” này có thể không phải là quá nghiêm trọng, ví dụ với đối tác Hoa Kỳ, hàng hóa của Hoa Kỳ có phân khúc và khách hàng khác với hàng hóa tương tự của Việt Nam, vì vậy đối với một số ngành, cạnh tranh đến từ hàng hóa Hoa Kỳ sẽ không quá nguy hiểm. Theo cách hiểu này, thị phần nội địa có thể sẽ bị phân chia lại sau TPP, nhưng là giữa các đối thủ Hoa Kỳ với những đối thủ nước ngoài khác trên thị trường Việt Nam chứ không phải là với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cạnh tranh trong thị trường hàng hóa nội địa cũng là sức ép tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tự thích nghi, điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 

TPP
 
2. Bất lợi từ việc mở cửa các thị trường dịch vụ
Dịch vụ là mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam là hạn chế và dè dặt nhất. So với cách thức đàm phán chọn-cho của WTO, phương pháp chọn-bỏ dự kiến trong đàm phán TPP sẽ khiến cho bức tranh mở cửa dịch vụ của Việt Nam đối với các đối tác TPP thay đổi mạnh mẽ. 

Đây cũng chính là điểm được suy đoán là sẽ tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP. Với TPP, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới (đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ) có thể khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kịch bản thực tế có thể không toàn bất lợi như vậy. Cụ thể cạnh tranh có thể là động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và nâng cao năng lực để phát triển tốt hơn. Cạnh tranh cũng giúp xóa những đơn vị sản xuất yếu kém, không thích hợp với tình hình mới (đây cũng là điều nên xảy ra, dù rằng Việt Nam chưa quen với tình trạng phá sản của các doanh nghiệp yếu kém). Ngoài ra, không thể không nhắc tới những khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác từ TPP để cùng phát triển. Mở cửa thị trường cũng là cơ hội để thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ, đặc biệt các ngành cần vốn và công nghệ quản lý cao. Đây có thể là cơ sở để phát triển nhiều ngành dịch vụ ở Việt Nam trong tương lai.
 
3. Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hoa Kỳ là đối tác có tiếng là cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cả trong WTO lẫn trong các FTA của nước này. Đối với TPP, vấn đề này cũng đã được Hoa Kỳ thể hiện tương đối rõ ràng (với mong muốn đạt được TRIPS + trong lĩnh vực này).
 
Tuy nhiên, đây lại là vấn đề lớn đối với Việt Nam trong hoàn cảnh thực tế vi phạm còn lớn và các thiết chế bảo hộ còn thiếu hiệu quả. Việc bảo hộ chặt chẽ các quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ dẫn tới những khó khăn trước mắt cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam (khi phải bỏ vốn nhiều hơn cho những sản phẩm thuộc loại này) và người tiêu dùng (khi phải trả giá đắt hơn cho dản phẩm).
 
Tuy nhiên, về vấn đề này, cũng cần nhận thức đầy đủ rằng tình trạng hiện tại cần thay đổi dần dần để chấm dứt trong tương lai nếu Việt Nam muốn có một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa (bởi bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ là động lực để phát triển sáng tạo ở Việt Nam và thu hút đầu tư công nghệ cao làm cơ sở cho hiện đại hóa). Do vậy thực hiện TRIPS và TRIPS + trong tương lai là có lợi cho Việt Nam, và vì thế cần xem đây như là một cơ hội tốt để thúc đẩy công việc khó khăn này ở Việt Nam.
 
Tuy nhiên, việc thực hiện ngay và toàn bộ các yêu cầu ở mức TRIPS + là không khả thi đối với chúng ta. Vì vậy sẽ rất tốt nếu Cơ quan đàm phán có thể chấp nhận những yêu cầu tương đối cao về sở hữu trí tuệ trong TPP nhưng với các điều kiện tiên quyết như:
+ Lộ trình thực hiện dài;
+ Có sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi (Việt Nam cũng đang phải nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ nhiều nguồn để thực hiện yêu cầu trong lĩnh vực này theo TRIPS của WTO);
+ Có những ngoại lệ thích hợp (riêng đối với trường hợp này, Việt Nam có thể dựa vào những xu hướng đang lên hiện nay trên thế giới liên quan đến vấn đề tăng cường bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng liên quan đến dược phẩm, bảo vệ sức khỏe… trước những yêu cầu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực này).
 
4. Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh… và các ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên quan đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ...
 
Các kết quả đàm phán FTA của Hoa Kỳ trong giai đoạn gần đây cho thấy nước này nhấn mạnh việc tuân thủ các yêu cầu cao về môi trường (theo một danh mục tương đối dài các công ước quốc tế về môi trường), lao động (tiêu chuẩn ILO) hay các ràng buộc nhiều hơn về mặt thủ tục khi ban hành hay thực thi các quy định về cạnh tranh, phòng vệ thương mại, TBT, SPS (theo hướng tăng cường thủ tục tham vấn trao đổi trước khi ban hành quy định/biện pháp, quyền tiếp cận tư pháp để giải quyết vướng mắc…)…  Các đối tác phát triển như Úc, New Zealand khá quan tâm đến các vấn đề này. Hiệp định P4 (tiền thân của TPP) cũng bao gồm các quy định liên quan. Vì vậy khả năng TPP tương lai có thể bao trùm các lĩnh vực này là tương đối lớn.
Một mặt, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu này sẽ là một gánh nặng lớn đối với Nhà nước (trong việc gia nhập các công ước liên quan, sửa đổi quy định pháp luật nội địa, xây dựng các cơ chế, thủ tục ban hành thực thi mới…). Việc thực thi cũng tao ra nhiều chi phí cho doanh nghiệp để thực thi (ví dụ như thay đổi công nghệ nuôi trồng – sản xuất, thay đổi nguồn cung nguyên vật liệu, bổ sung cơ chế kiểm soát…). Ngoài ra, có những vấn đề thuộc về thể chế không dễ thay đổi (như quyền lập hội, quyền đàm phán tập thể…).
Mặt khác, thực hiện các cam kết dạng này sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cải thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là từ góc độ phát triển bền vững (môi trường), vì quyền con người (lao động), minh bạch hóa và cải cách hành chính (các vấn đề còn lại). Từ góc độ này, những lợi ích mà việc thực hiện những cam kết này mang lại có thể là rất lớn và có giá trị lâu dài (vượt xa những chi phí bỏ ra để tổ chức thực hiện các yêu cầu này).
 
Vì vậy không phải tất cả các vấn đề này đều sẽ là khó khăn cho phía Việt Nam. Với việc tính đến những lợi ích mà các cam kết này có thể mang lại cho chúng ta, cần cân nhắc phương án đàm phán thích hợp sao cho đối tác có thể chấp nhận những “mức độ cam kết” mà Việt Nam có thể chịu đựng được. Theo nhiều chuyên gia thì để có được kết quả đàm phán có lợi về những vấn đề này cần lưu ý:
- Thứ nhất, Việt Nam cần thuyết phục được các đối tác rằng chúng ta đã có rất nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực về môi trường và lao động. Và vì vậy việc chưa thể đạt được các yêu cầu/tiêu chuẩn cao về môi trường không phải do Việt Nam không mong muốn như vậy mà là do khả năng hiện tại chưa thể đáp ứng. Với những thuyết phục như vậy, việc yêu cầu tiêu chuẩn thấp hơn hoặc lộ trình áp dụng dài hơn và/hoặc những hỗ trợ kỹ thuật để triển khai là khả thi hơn nhiều.
+ Thứ hai, Việt Nam cần chủ động chấp nhận trước những yêu cầu về môi trường và lao động mà Việt Nam hiện có thể đáp ứng được (không giữ quan điểm bảo thủ trong toàn bộ vấn đề). Ví dụ, theo nhiều doanh nghiệp, hiện nay họ đã đang đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về lao động liên quan đến loại bỏ lao động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em, cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo quyền tiếp cận công lý trong thực thi pháp luật lao động…. theo yêu cầu của khách hàng, và vì vậy việc các tiêu chuẩn này được áp dụng chung cũng sẽ không gây ra khó khăn hay bất cập lớn cho những doanh nghiệp này và cả những doanh nghiệp khác (nếu họ làm được thì suy đoán là các doanh nghiệp khác cũng có thể cố gắng để thực hiện được).
 
5. Bất lợi từ việc mở cửa thị trường mua sắm công
Mua sắm công là một vấn đề phức tạp và hiện vẫn đang là lĩnh vực tương đối đóng đối với tự do thương mại. Trong WTO, Hiệp định về mua sắm công có sự tham gia của một số lượng rất hạn chế các nước và mặc dù bị Hoa Kỳ kêu gọi hoặc thúc ép, nhiều nước vẫn giữ quan điểm thận trọng đối với lĩnh vực này . Trong TPP, có nhiều ý kiến cho rằng Hoa Kỳ sẽ lại đưa ra yêu cầu này cho các đối tác tham gia đàm phán (ví dụ bằng việc yêu cầu các đối tác TPP tham gia Hiệp định về mua sắm công của WTO hoặc đưa các quy định của Hiệp định này vào TPP).
 
Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm công theo cách này có được suy đoán là sẽ gây ra những tác động bất lợi (với những lo ngại tương tự như lo ngại của nhiều nước về sự “tấn công” của các nhà cung cấp nước ngoài khiến doanh nghiệp nội địa không cạnh tranh nổi trong các vụ đấu thầu lớn) trong khi khả năng Việt Nam tiếp cận được với thị trường mua sắm công của các đối tác TPP là hầu như không có (do hạn chế về năng lực cạnh tranh).
 
Tuy nhiên, cũng cần có nhìn nhận tích cực hơn về vấn đề này. Cụ thể, việc mở cửa thị trường mua sắm công có thể mang lại những lợi ích nhất định trong hoàn cảnh riêng của Việt Nam:
 
- Có thể là cơ hội để minh bạch hóa thị trường này (hiện nay mặc dù đã có Luật đấu thầu cùng các văn bản liên quan nhưng mua sắm công vẫn là lĩnh vực còn rất nhiều bất cập phát sinh từ việc thiếu minh bạch trong các quy trình liên quan – vì vậy các yêu cầu minh bạch hóa về mua sắm công có thể giúp giải quyết một phần những bất cập này);
 
- Có thể là biện pháp tốt để cải thiện các điều kiện mua sắm công từ đó có thể lựa chọn được các nhà cung cấp (dịch vụ, hàng hóa) tốt hơn (điều này có thể có lợi trong hoàn cảnh hầu hết các công trình lớn của Việt Nam hiện nay được thực hiện bởi nhà thầu Trung Quốc với chất lượng hạn chế).
Vì vậy có lẽ đối với vấn đề này, Việt Nam cũng nên có quan điểm tích cực trong việc chấp nhận mở cửa thị trường mua sắm công ở mức độ thích hợp và với lộ trình thích hợp.
 

NHỮNG LỢI ÍCH VIỆT NAM CÓ THỂ THU ĐƯỢC TỪ TPP
I. Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngoài (các nước đối tác TPP)
II. Nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa (Việt Nam)
(i) Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa):
Lợi ích này được suy đoán là sẽ có được khi hàng hóa Việt Nam được tiếp cận các thị trường này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Như vậy lợi ích này chỉ thực tế nếu hàng hóa Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở các thị trường này và thuế quan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường này.
Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc chúng ta có thể tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp như vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ như dệt may, giầy dép…), nó còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tương lai.
Tuy nhiên, lợi ích này cần được đánh giá một cách chừng mực hơn, đặc biệt khi quyết định đánh đổi quyền tiếp cận thị trường Việt Nam của hàng hóa nước ngoài để có được những lợi ích này. Cụ thể:
+ Thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất cả khi mà ví dụ đối với Hoa Kỳ, hàng thủy sản chưa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này) thực tế đã đang được hưởng mức thuế suất gần bằng 0, vì vậy có TPP hay không cũng không quan trọng. Cũng như vậy, dù rằng tương lai không hẳn chắc chắn nhưng một số mặt hàng có thể được Hoa Kỳ xem xét cho hưởng GSP “miễn phí” nếu chúng ta có nỗ lực vận động tốt mà không cần TPP với những cái giá phải trả có thể lớn (bằng việc mở cửa thị trường nội địa cũng như những ràng buộc khác). Đối với các ngành thuộc nhóm này, lợi ích thuế quan là không đáng kể (hoặc không có). Tình trạng tương tự với một số thị trường khác (ví dụ Úc, New Zealand, Peru hiện đã áp dụng mức thuế 0% cho các sản phẩm thủy sản như cá, tôm, cua… của Việt Nam);
+ Đối với những mặt hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnh tranh là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giầy), những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tế phi thị trường mà Hoa Kỳ thực hiện rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Cũng như vậy những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng được lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP.
Nói một cách khác, những lợi ích về thuế quan trên thị trường nước đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) chỉ thực sự đầy đủ khi xem xét tất cả các yếu tố. Và nếu bất kỳ yếu tố nào trong số những rào cản đối với hàng xuất khẩu không được cải thiện thì lợi ích thuế quan từ TPP sẽ bị giảm sút, thậm chí nếu những rào cản này bị lạm dụng, lợi ích từ thuế quan có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Phương án đàm phán về thuế quan vì vậy cần phải lưu ý đến tất cả những yếu tố này.
(i) Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: Người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này;
(ii) Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP:Đó là một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, những công nghệ và phương thức quản lý mới cho đối tác Việt Nam và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội địa;
(iii) Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi chung của TPPTPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa) và do đó là rất đáng kể;
(iv) Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm công: Mặc dù mức độ mở cửa đối với thị trường mua sắm công trong khuôn khổ TPP chưa được xác định cụ thể nhưng nhiều khả năng các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong WTO sẽ được áp dụng cho TPP, và nếu điều này là thực tế thì lợi ích mà Việt Nam có được từ điều này sẽ là triển vọng minh bạch hóa thị trường quan trọng này – TPP vì thế có thể là một động lực tốt để giải quyết những bất cập trong các hợp đồng mua sắm công và hoạt động đấu thầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch hiện nay;
(ii) Lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư)
Về lý thuyết Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn. Tuy vậy trên thực tế dịch vụ của Việt Nam hầu như chưa có đầu tư đáng kể ở nước ngoài do năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Trong tương lai, tình hình này có thể thay đổi đôi chút (với những nỗ lực trong việc xuất khẩu phần mềm, đầu tư viễn thông hay một số lĩnh vực dịch vụ khác) tuy nhiên khả năng này tương đối nhỏ.
Ngoài ra, với hiện trạng mở cửa tương đối rộng về dịch vụ của các đối tác quan trọng trong TPP như hiện nay, lợi ích này có thể không có ý nghĩa (bởi có hay không có TPP thì thị trường dịch vụ của họ cũng đã mở sẵn rồi). Đây cũng chính là lý do nhiều ý kiến cho rằng các nước phát triển sẽ được lợi về dịch vụ trong TPP trong khi những nước như Việt Nam hầu như không hưởng lợi gì từ việc này.
(v) Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường:Mặc dù về cơ bản những yêu cầu cao về vấn đề này có thể gây khó khăn cho Việt Nam (đặc biệt là chi phí tổ chức thực hiện của Nhà nước và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp) nhưng xét một cách kỹ lưỡng một số tiêu chuẩn trong đó (ví dụ về môi trường) sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường (đặc biệt trong đầu tư từ các nước đối tác TPP) và bảo vệ người lao động nội địa.

No comments:

Post a Comment