Gia chánh

Thursday, October 29, 2015

Hỏa lực USS LASSEN

Vì sao Mỹ chọn tuần tra gần đá Vành Khăn và Subi
 
Việc Mỹ lựa chọn tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá ngầm này được đánh giá là khôn khéo, phù hợp với quy định của công ước luật biển quốc tế UNCLOS.
·        
vi-sao-my-chon-tuan-tra-gan-da-vanh-khan-va-subi
·          
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen. Ảnh: US Navy

Sáng 27/10, hải quân Mỹ xác nhận rằng tàu khu trục tên lửa USS Lassen đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo. Trước đó, các quan chức Mỹ cũng thông báo rằng USS Lassen sẽ tiếp tục tiến sát bãi đá ngầm Vành Khăn, cũng bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo, trong khuôn khổ chiến dịch tuần tra Bảo vệ tự do hàng hải (FON) trên Biển Đông.
Các quan chức Mỹ cho hay họ không thông báo trước với phía Trung Quốc về chuyến tuần tra này, vì họ cho rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thông điệp mà Mỹ muốn phát đi.
"Bạn không cần phải tham vấn bất cứ quốc gia nào khi thực hiện quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế", ông John Kirby, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói trong một cuộc họp báo.
Chuyên gia Ankit Panda của tờ Diplomat nhận định rằng đây là hành động quyết liệt nhất của hải quân Mỹ từ trước tới nay nhằm thách thức và bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với những bãi đá nửa nổi nửa chìm bị biến thành đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Chuyên gia này cho biết, về bản chất, chiến dịch FON không thách thức trực tiếp chủ quyền của một thực thể cụ thể nào trên Biển Đông, và nó phù hợp với quan điểm không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền của các bên tại vùng biển này. FON được tiến hành nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển, trên không, và bác bỏ tuyên bố chủ quyền "quá đáng" của Trung Quốc tại những nơi không được thừa nhận là "lãnh hải" theo luật pháp quốc tế.
Ông Panda và nhiều chuyên gia phân tích khác cho rằng với mục đích này, việc Mỹ lựa chọn Vành Khăn và Subi để tuần tra trong khu vực 12 hải lý là một động thái rất khôn ngoan, theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Theo Điều 121 của UNCLOS 1982, chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể đưa ra quy định, kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. 
Trong số các bãi đá mà Trung Quốc chiếm giữ và bồi đắp trái phép ở Trường Sa, Vành Khăn và Subi là hai thực thể ngập hoàn toàn dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Theo quy định của UNCLOS, các thực thể này không có quyền có lãnh hải xung quanh, mà chỉ có một khu vực an toàn 500 mét. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.
Xét trên phương diện pháp lý, việc tàu USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá này sẽ không bị coi là đi vào "lãnh hải", và Trung Quốc sẽ không có cớ gì để vu vạ rằng Mỹ đang "có hành vi khiêu khích" hoặc "xâm phạm lãnh hải".
Chuyên gia Panda lưu ý rằng trong thông báo của hải quân Mỹ về hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen, các quan chức Mỹ không đề cập đến cụm từ "đi qua vô hại". UNCLOS định nghĩa "đi qua vô hại" là hành động tàu thuyền của nước khác đi qua lãnh hải của một nước mà không gây ra bất cứ mối đe dọa nào, và cũng không cần xin phép nước sở tại. Hồi tháng trước, 5 tàu chiến Trung Quốc cũng đã áp dụng tiêu chuẩn này khi đi qua vùng biển gần những hòn đảo của Mỹ ở Alaska. 
Hải quân Mỹ không sử dụng thuật ngữ "đi qua vô hại" trong chuyến tuần tra này, vì làm như vậy đồng nghĩa với sự thừa nhận trên thực tế về "lãnh hải", trái với mục đích của FON.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã có phản ứng đầu tiên khi "khuyên Mỹ nên nghĩ lại trước khi hành động, chớ hành động mù quáng hay để chuyện bé xé ra to", theo Reuters.
Việc ông Vương sử dụng cụm từ "suy nghĩ lại" cho thấy Trung Quốc có thể không phản ứng hay có những hành động đáp trả quyết liệt đối với chuyến tuần tra lần này của tàu khu trục Mỹ, ông Panda nhận định. Tuy nhiên, đó được coi như một lời cảnh báo cho các chiến dịch FON trong tương lai của Mỹ.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ "không bao giờ cho phép bất cứ nước nào" vi phạm cái mà họ gọi là "lãnh hải". Trên thực tế, với việc Trung Quốc không có bất cứ hành động nào để ngăn chặn hay tìm cách cản trở tàu USS Lassen cho thấy sự đuối lý của Bắc Kinh, ông Panda nhận xét.
Theo giới phân tích và các quan chức Mỹ, tàu USS Lassen đã đặt nền móng đầu tiên cho hải quân Mỹ thực hiện các chiến dịch FON trong tương lai nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. "Đây là điều sẽ diễn ra thường xuyên chứ không phải là sự kiện xảy ra một lần", một quan chức giấu tên của Mỹ khẳng định.

 Thứ ba, 27/10/2015 | 09:56 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|altalt

Trang bị trên khu trục hạm Mỹ triển khai ở Trường Sa

Khu trục hạm, được Washington điều tới sát đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông, thuộc biên chế hạm đội lớn nhất của hải quân Mỹ, thường nhận nhiệm vụ tuần tra trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một quan chức quốc phòng Mỹ hôm nay cho biết tàu USS Lassen đang đến gần đá Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc tiến hành hoạt động nạo vét, bồi đắp lớn để biến chúng thành các đảo nhân tạo từ năm 2014. Tàu Lassen có thể ở trong khu vực khoảng vài giờ.
 
USS Lassen (DDG-82) là tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ, được biên chế từ năm 2001. Tàu dài 155,3m, rộng 20m, cao 9,4m, lượng giãn nước khi đầy tải đạt 9.200 tấn, tốc độ trên 56 km/h, có thể tiếp nhận 320 binh sĩ.
 
USS Lassen được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 32 và 64 ống phóng, 96 tên lửa SM-2 RIM66, tên lửa BGM-109 Tomahawk hoặc RUM-139 VL-Asroc. Bên cạnh đó, tàu cũng sở hữu nhiều súng máy với các cỡ nòng khác nhau cùng 6 ống phóng ngư lôi Mk32.
 
USS Lassen trực thuộc Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản, đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Đây hiện là hạm đội triển khai tiền phương lớn nhất của Mỹ, với 50 - 60 chiến hạm, 350 máy bay và 60.000 nhân sự.
 
USS Lassen thường nhận trách nhiệm tuần tra, hỗ trợ an ninh và đảm bảo ổn định trong vùng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong ảnh, một trực thăng thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) hôm 23/3 chuẩn bị hạ cánh trên tàu.
 
Hai trực thăng MH-60R Sea Hawk đi theo tàu là những máy bay thường xuyên đảm nhận nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.
 
Tàu USS Lassen phóng tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk trong cuộc tập trận Multi-Sail 2015.
Đây là cuộc tập trận thường niên, diễn ra vào khoảng cuối tháng ba, được tổ chức để đánh giá các hệ thống chiến đấu, nâng cao tinh thần đồng đội cũng như khả năng tác chiến của các chiến hạm thuộc Hạm đội 7. Các đơn vị tham gia cuộc tập trận phải thực hiện nhiều kịch bản chiến đấu khác nhau từ đối đầu trên không, trên bộ đến tác chiến chống ngầm.
Năm nay JMSDF lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận với mục tiêu tăng cường khả năng tương tác và củng cố liên minh Mỹ - Nhật.
 
USS Lassen phóng một ngư lôi Mk54 dùng cho diễn tập trong cuộc tập trận Multi-Sail 2015.
 

 
Vũ Hoàng (Ảnh: US Navy)

Chiến hạm Mỹ vào vùng 12 hải lý quanh đá Subi

Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên xác nhận tàu USS Lassen đã vào trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Subi, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông. 
  •  
chien-ham-my-vao-vung-12-hai-ly-quanh-da-subi
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ. Ảnh: US Navy
Tàu USS Lassen đã di chuyển bên trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Subi, USA Today dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ không tiết lộ danh tính nói. Tàu đi cùng các máy bay trinh sát của hải quân Mỹ. Nhiệm vụ "hoàn thành mà không gặp sự cố nào", Washington Post dẫn lời quan chức giấu tên nói. 
Hải quân Mỹ làm vậy để duy trì lợi ích của Mỹ với tự do đi lại trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới luật quốc tế cho phép, quan chức nói. 
Straits Times cũng dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu khu trục tên lửa của hải quân nước này sáng sớm nay vào trong 12 hải lý xung quanh một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. 
Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Randy Forbes, nhà lập pháp Mỹ từng kêu gọi hải quân tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý, ca ngợi quyết định bật đèn xanh cho nhiệm vụ này. Ông cho rằng việc các tàu Mỹ đi vào trong 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông là phản ứng cần thiết dù quá chậm đối với hành vi gây bất ổn khu vực của Bắc Kinh.
"Luật quốc tế  rõ ràng cho rằng Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp với các vùng biển này và đã thực sự đến lúc chính quyền tái khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ với tự do đi lại trên biển và duy trì hòa bình, ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương", ông Forbes cho biết trong tuyên bố. 
Subi là một trong 7 bãi đá bị Trung Quốc bồi đắp và xây dựng từ năm ngoái, và là một trong ba bãi đá mà Trung Quốc nghi đang làm đường băng trên đó. Các bãi đá này đều thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này vẫn đang xác thực xem tàu khu trục Mỹ đã tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo hay chưa. "Nếu là thật, chúng tôi khuyên Mỹ nên nghĩ kỹ trước khi hành động, không hành động mù quáng hay gây chuyện", Guardian dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong đó trích lời ông Vương.
Đây là chuyến tuần tra đầu tiên của Mỹ trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đáp đá trái phép ở Trường Sa cuối năm 2013. 
Theo Điều 121, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế. 
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá  ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và tiến hành bồi đắp phi pháp thành các đảo nhân tạo.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Hình ảnh đường băng được san nền trái phép trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: DigitalGlobe
Hình ảnh đường băng được Trung Quốc san nền trái phép trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: DigitalGlobe
Trọng Giáp

Tuần tra Biển Đông, Mỹ tiến sát điểm tới hạn với Trung Quốc

Hoạt động tuần tra ở Trường Sa của chiến hạm USS Lassen có thể là khởi đầu cho cuộc ganh đua Mỹ - Trung quyết liệt làm thay đổi diện mạo khu vực.

tuan-tra-bien-dong-my-tien-sat-diem-toi-han-voi-trung-quoc
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ. Ảnh: US Navy
Giới học giả nhận định trong quan hệ giữa một cường quốc mới nổi và một cường quốc đã xác lập vị thế luôn tồn tại một điểm tới hạn mà khi vượt quá, mọi chuyện sẽ không thể trở lại như ban đầu. Theo National Interest, Mỹ và Trung Quốc dường như đang nhanh chóng tiến sát tới ngưỡng này, đặc biệt là khi Mỹ vừa thực hiện chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Diễn biến mới nhất củng cố cho nhận định trên là việc Washington hôm nay điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen tiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Subi, nơi Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Các cơ quan ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đến nay vẫn chưa làm được gì nhiều để giải quyết những vấn đề đang ảnh hưởng tới mối quan hệ hai nước. Trong khi đó, cả Bắc Kinh và Washington đều ngày càng phụ thuộc vào những chiến lược dựa trên sức mạnh quân sự và quyền lực cứng. Điều này đúng đối với những gì diễn ra ở Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, Ryan Pickrell, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Trung, nhận xét.
Đôi bên đều nhận thức được rằng để giữ vững sự ổn định ở Thái Bình Dương, họ cần tránh đối đầu bằng mọi giá. Nhưng cả Washington và Bắc Kinh lại không thể hiện thái độ sẵn sàng thỏa hiệp. Thay vào đó, họ vạch ra những ranh giới, ông Pickrell nói.
Giải pháp mà Trung Quốc đưa ra nhằm đảm bảo thế cân bằng chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung là xây dựng "quan hệ nước lớn kiểu mới" với tiêu chí hạn chế đối đầu, tôn trọng hệ thống chính trị, lợi ích quốc gia của nhau và hợp tác cùng có lợi.
Tuy nhiên, Washington cho rằng mô hình "quan hệ nước lớn kiểu mới" không đem lại lợi ích cho người Mỹ, Pickrell bình luận. Nếu chấp nhận mô hình đó, Mỹ sẽ tự tạo ấn tượng về một cường quốc đang thụt lùi và yếm thế trước sức mạnh Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, giới quan chức Mỹ cũng lo ngại "mô hình cường quốc kiểu mới" chỉ là một chiêu bài Trung Quốc dùng để khiến Mỹ phải thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông, thu hẹp lợi ích của các đồng minh cũng như đối tác chiến lược của Washington trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ đó làm suy yếu và dần thay thế cấu trúc an ninh do Mỹ dẫn dắt.
Những lo ngại này có thể là cơ sở để Mỹ quyết định điều tàu USS Lassen tuần tra gần đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Bằng việc triển khai một khu trục hạm tên lửa dẫn đường thay vì những tàu chiến nhỏ tuần tra ở Biển Đông, Mỹ đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ", Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá. "Họ cũng tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra, vì thế mọi việc lúc này phụ thuộc vào cách Trung Quốc phản ứng".
tuan-tra-bien-dong-my-tien-sat-diem-toi-han-voi-trung-quoc-1
Trung Quốc xây trái phép các đường băng ở Trường Sa như thế nào (chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành
Thay đổi diện mạo khu vực
Sau chuyến tuần tra đầu tiên của USS Lassen, Trung Quốc chỉ phản ứng lại bằng các tuyên bố của Bộ Ngoại giao. Cơ quan này hối thúc Mỹ "lập tức sửa chữa sai lầm" và "không có những hành động nguy hiểm hay khiêu khích" mà họ cho là đe dọa đến cái gọi là "chủ quyền và lợi ích an ninh" của Trung Quốc.
Theo cựu chuẩn đô đốc Yang Yi, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nước đi mới của Washington sẽ chỉ góp phần phá hoại mối quan hệ Mỹ - Trung, đồng thời là cái cớ để Bắc Kinh tăng tốc xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo.
"Nếu các hoạt động tuần tra này trở thành thông lệ thì xung đột quân sự trong khu vực là không thể tránh khỏi và Mỹ sẽ là bên khơi mào", ông Yang nói.
Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy, Sydney, cũng dự đoán Trung Quốc sẽ đẩy mạnh bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông sau chuyến tuần tra của tàu USS Lassen. Hành động đó của Bắc Kinh sẽ khiến Mỹ càng phải duy trì những chiến dịch tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược này.
Một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ áp dụng những biện pháp liều lĩnh hơn để chống lại hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông trong tương lai của Washington. Hải quân Trung Quốc có thể sẽ tìm cách cản đường hoặc điều tàu bao vây chiến hạm Mỹ, gia tăng nguy cơ xảy ra đụng độ, và đây chính là "điểm tới hạn" làm thay đổi vĩnh viễn quan hệ Mỹ-Trung.
Ông Pickrell cho rằng chuyến tuần tra của USS Lassen là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc tranh giành quyền lực địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông, có ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo tương lai của khu vực.
Mâu thuẫn về lợi ích này cho thấy những bế tắc mà Washington và Bắc Kinh đang gặp phải trong quá trình tìm kiếm sự ổn định chiến lược cho khu vực. Dù cả hai quốc gia đều đưa ra cam kết cũng như nhiều lời hứa hẹn nhằm ngăn chặn xung đột xảy ra nhưng không nước nào thực sự đề xuất được một giải pháp khả thi cho tình thế hiện tại. Chính vì vậy, cạnh tranh vẫn tiếp diễn và thế đối đầu đang dần tiến đến ngưỡng bùng phát xung đột, ông này nhấn mạnh.
Kết cục của cuộc đua tranh là một trong hai bên sẽ phải chịu nhượng bộ hoặc buộc phải nhượng bộ trên Biển Đông. Dù kết quả cuối cùng của cuộc ganh đua này như thế nào đi chăng nữa, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ không bao giờ còn như cũ được, ông Pickrell nhận định.
tuan-tra-bien-dong-my-tien-sat-diem-toi-han-voi-trung-quoc-2
7 đá Trung Quốc cải tạo trái phép ở Trường Sa. Đồ họa: The Diplomat. (Xem chi tiết)



No comments:

Post a Comment