Gia chánh

Wednesday, February 10, 2016

Trung Quốc lo ngại vì Mỹ sẵn sàng để "khai chiến"

Trong khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố rõ mục tiêu đối đầu với Nga, Trung, phía Trung Quốc tỏ ra quan ngại trước sự hiện diện ngày một dày đặc của tàu ngầm Mỹ.

Phải khiến Trung Quốc không thể chịu nổi thiệt hại mà từ bỏ thách thức
Tạp chí Quốc phòng (Mỹ) đưa tin, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 2/2 cho biết đề án ngân sách cho năm tài chính 2017 của Lầu Năm Góc đã đặt trọng điểm trong lĩnh vực sức mạnh khoa học công nghệ cao, nhằm đối đầu với Nga và Trung Quốc.
Ông Carter tuyên bố: "Những biện pháp của chúng ta, quan trọng nhất là có thể trấn áp được những đối thủ cạnh tranh tiên tiến nhất.
Chúng ta bắt buộc phải có sức mạnh tạo ra thiệt hại mà những kẻ thách thức hùng mạnh nhất không thể gánh chịu nổi, chỉ cho họ thấy hoặc là từ bỏ hành vi khiêu khích, hoặc là phải hối hận sau khi đã khiêu khích nước Mỹ."
Ông chủ Lầu Năm Góc bổ sung: "Nga và Trung Quốc đang cố gắng chế tạo vũ khí hoặc hoạch định phương án tác chiến, cho phép họ thực hiện các mục tiêu khi xung đột trước khi chúng ta kịp phản ứng.
Chính vì vậy, những hành động của Moscow và Bắc Kinh từ Ukraine cho đến biển Đông đã khiến Lầu Năm Góc phải nâng cao mức độ quan trọng của dự toán ngân sách quốc phòng đối liên quan tới hai nước này."
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, trong báo cáo dự toán ngân sách cho năm tài chính mới, ngân sách quốc phòng của Mỹ dự kiến đạt tới 582.7 tỉ USD. Trong đó, kinh phí đầu tư vào cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tăng 50%, lên mức 7.5 tỉ USD.
Theo ông Ashton Carter, đây là một đề xuất phương án ngân sách quốc phòng "mang tính lâu dài", liên quan tới chiến lược phát triển của Lầu Năm Góc trong tương lai 10-20, thậm chí 30 năm.
Ông cho hay, Bộ quốc phòng Mỹ buộc phải tối ưu hóa cơ cấu và tỉ lệ ngân sách trong hành động quân sự, nghiên cứu công nghệ quân sự và lĩnh vực hậu cần.
btqp-my-muon-trung-quoc-khong-chiu-noi-ma-phai-tu-bo-thach-thucÔng Carter nói về vấn đề ngân sách quốc phòng Mỹ hôm 2/2. Ảnh: Reuters
Tướng Trung Quốc: Mỹ sẵn sàng để "khai chiến"
Sau tuyên bố của Bộ trưởng Ashton Carter, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 3/2 đã đăng tải báo cáo cho thấy Mỹ thường xuyên điều tàu ngầm hạt nhân tiến vào khu vực "chuỗi đảo thứ nhất", gia tăng hiện diện quân sự ở Tây Thái Bình Dương.
Theo báo cáo của CCTV, tàu ngầm hạt nhân tấn công hiện đại là USS Texas lớp Virginia của Hải quân Mỹ đã tới Vịnh Subic, Philippines hôm 5/1 vừa qua.
Trong vòng nửa năm trước đó, tàu ngầm USS Michigan lớp Ohio đã đến đến Hàn Quốc hôm 23/6/2015, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Houston lớp Los Angeles tới Singapore ngày 15/7 và tàu ngầm USS Jacksonville cũng lớp Los Angeles đến Singapore vào ngày 27/7.
Trong tháng 11/2015, một tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles khác là USS Key West tới Vịnh Subic hôm mùng 4, USS North Carolina lớp Virginia đến căn cứ Yokosuka, Nhật Bản ngày mùng 5. Ngày 23/12, tàu ngầm USS Charlotte lớp Los Angeles cũng tới Yokosuka.
Số lượng tàu ngầm hạt nhân được Mỹ bố trí ở Thái Bình Dương đến nay đã chiếm một nửa trong tổng số tàu ngầm của quân đội nước này.
Trả lời phỏng vấn trên CCTV, Thiếu tướng Doãn Trác, chuyên gia quân sự Trung Quốc theo quan điểm "diều hâu", cáo buộc việc quân đội Mỹ tăng tần suất hoạt động của các tàu ngầm tấn công ở Thái Bình Dương "rõ ràng là hành động nhằm vào Trung Quốc".
Theo ông này, các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc hiện đã được đưa vào sử dụng, tạo thành mối đe dọa thực sự đối với lãnh thổ Mỹ và khiến Washington phải hết sức chú ý, tìm cách nắm bắt quy luật hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.
"Tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân đội Mỹ dựa vào ưu thế 'chạy êm' và hành trình dài, thực hiện nhiều loại nhiệm vụ trinh sát ở vùng biển gần Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho việc tác chiến chiến lược chống tàu ngầm trong tương lai," ông Doãn nhận định.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế, Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch cho biết, việc Mỹ nâng cao tần suất hoạt động của tàu ngầm hạt nhân ở Tây Thái Bình Dương là xu thế tất yếu.
Hiện 3 loại tàu ngầm hạt nhân lớn của quân đội Mỹ đều đã hiện diện ở khu vực này.
Ông Doãn Trác quan ngại, sự hiện diện ngày càng thường xuyên của tàu ngầm Mỹ ở vùng cận hải Trung Quốc đang tạo thành nhiều mối đe dọa với Bắc Kinh.
"Mỹ sẽ cải tạo tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược thành tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình, cho phép mỗi tàu mang theo hơn 150 quả tên lửa hành trình tấn công đối đất, có thể tấn công trong thời chiến.
Tàu ngầm Mỹ còn có thể đeo bám, trinh sát, tạo thành mối đe dọa chiến lược đối với các tàu cỡ lớn của quân đội Trung Quốc."

Manila chính thức "mở cửa" cho quân đội Mỹ thường trực trên biển Đông

Chinanews (Trung Quốc) đưa tin, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hôm 4/2 tiết lộ, Manila sẽ cung cấp 8 căn cứ quân sự trong lãnh thổ cho Mỹ lựa chọn.
Hồi tháng 4/2014, ông Gazmin và Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg đã đại diện chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines có kỳ hạn 10 năm.
Theo đó, Manila sẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự tại Philippines cũng như lưu trữ, bố trí vũ khí ở quốc gia này.
Tòa án tối cao Philippines hôm 12/1 vừa qua đã tuyên bố Thỏa thuận trên phù hợp với quy định trong Hiến pháp.
Đây là "dấu mốc" mở ra cánh cửa cho phép quân đội Mỹ trở lại đồn trú trên lãnh thổ Philippines với quy mô lớn và gia tăng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông, một động thái khiến Trung Quốc bất an.
Bộ trưởng Gazmin cho biết, Hội nghị quý 1/2016 của Ủy ban hợp tác an ninh, Ủy ban phòng thủ chung Mỹ-Philippines đã được tổ chức.
Hội nghị xác định Mỹ được phê chuẩn lựa chọn các địa điểm căn cứ quân sự ở Philippines căn cứ theo Thỏa thuận đã ký. Quân đội Mỹ sẽ được bố trí luân phiên tại các căn cứ này.
Ông Gazmin tiết lộ, chính quyền Manila cung cấp cho phía Mỹ 8 địa điểm để lựa chọn và quyền quyết định cuối cùng thuộc về Washington.
Chinanews cho hay, Hiến pháp hiện hành của Philippines cấm quân đội nước ngoài lập căn cứ quân sự ở nước này.
Năm 1991, Thượng viện Philippines đã bỏ phiếu quyết định đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ. Nhưng đến 1998, song phương lại ký kết thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ trở lại, nhưng chỉ để tham gia các cuộc tập trận chung.
Kể từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền, mối quan ngại của Bắc Kinh đối với lộ trình hợp tác quân sự Mỹ-Philippines ngày càng trở nên rõ ràng khi tần suất các cuộc tập trận chung giữa hai nước này ngày càng dày đặc.
Điều này phần nào giúp làm gia tăng tầm ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỹ trên biển Đông nhằm kiềm chế các hành động bành trướng của Trung Quốc, nhưng chưa phải là đủ.
Với việc được chấp thuận đưa binh lính trở lại đóng tại Philippines, quân đội Mỹ sẽ thuận lợi hơn nhiều trong vấn đề ra, vào, tuần tra gìn giữ tự do hàng hải cũng như khiến Bắc Kinh phải "dè chừng" hơn trong các hoạt động bồi lấp, cải tạo trái phép trên biển Đông.
Đại sứ Mỹ Goldberg mới đây cũng nhấn mạnh, quân đội Mỹ sẽ không lợi dụng thỏa thuận hợp tác với Manila để thiết lập căn cứ quân sự mới tại Philippines mà "chỉ đặt cơ sở hạ tầng trong phạm vi căn cứ của của quân đội Philippines".
Những cơ sở hạ tầng và trang thiết bị mà phía Mỹ xây dựng cũng chỉ thực hiện sau khi hai bên đạt được nhất trí, ông cho biết.
 
Vũ Thất
neo

No comments:

Post a Comment