Trong gạo lứt có những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe nhưng mặt khác, trực tiếp hay gián tiếp, gạo lứt cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.Không nên lạm dụng gạo lứtKhông thể phủ nhận vai trò của gạo lứt trong các phương pháp thực dưỡng hiện nay. Tuy nhiên những nghiên cứu mới đây của Cục Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho thấy, gạo lứt có thành phần thạch tín vô cơ (Asen vô cơ) - một nhân tố gây ung thư gan, bàng quang, phổ hàng đầu, cao hơn so với gạo trắng.Nguyên nhân của việc hiện hữu Asen vô cơ trong gạo lứt được cho là phần vỏ trấu không được làm sạch và gạo lứt được trồng ở vùng ngập nước có nguy cơ nhiễm Asen cao. Ngoài ra, tồn dư phân bón và thuốc trừ sâu cũng góp phần làm hàm lượng Asen trong không chỉ gạo lứt mà còn nhiều thực phẩm khác tăng lên.Các chuyên gia khuyên, khi dùng gạo lứt cần áp dụng chế độ làm sạch, đánh bóng như gạo trắng bình thường. Tuy nhiên, ở góc độ thực dưỡng, nhiều ý kiến lại cho rằng, làm vậy công dụng của gạo lứt sẽ chỉ còn như gạo trắng. Vì trên phần cám của gạo lứt có nhiều tinh chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.Để chứng minh cho khuyến cáo của mình là đúng, FDA cũng đã thực hiện nghiên cứu trên diện rộng ở nhiều tiểu bang của nước Mỹ và đưa ra nhận định, gạo lứt có hàm lượng Asen cao hơn gạo trắng.Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam mới đây, PGS. TS Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng cũng khẳng định, ở một số lứa tuổi như trẻ em, người cao tuổi, người thể trạng yếu, gầy gò, đang trong thời kỳ thai kỳ, bồi bổ sức khỏe, không nên ăn gạo lứt thường xuyên. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn đến sức khỏe suy giảm, thiếu dưỡng chất, thiếu các vitamine và khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể trẻ em, tăng sức đề kháng và bồi bổ cơ thể cho người già, người trong thời kỳ mang thai.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ emKhông nên cho trẻ nhỏ, người ốm, suy nhược, người già ăn nhiều gạo lứt.
“Không nên ăn gạo lứt thường xuyên mà cần phải có bài bản khoa học. Nếu “phó thác” sức khỏe vào gạo lứt, chắc chắn sẽ nguy hiểm tới tính mạng người dùng”, ông Đáng nói.Cũng theo ông Đáng, mỗi người nên có một cách sử dụng thực phẩm hợp lý, nên bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau từ các loại thực phẩm. Không nên áp dụng một phương pháp dinh dưỡng thiên lệch, sẽ không tốt cho sức khỏe.Theo TS. Lê Thị Hương, Bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, gạo lứt cũng chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, vẫn rất cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác giàu protit, lipit hoặc nhóm thức ăn rau củ quả khác để cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin và khoáng chất.Không nên chỉ ăn gạo lứt. Khi ăn gạo lứt cũng cần bảo đảm lượng gạo cung cấp sao cho đủ tỷ lệ năng lượng nhất định, không phải ăn càng nhiều càng tốt. Nếu một bữa ăn ta ăn được bao nhiêu bát cơm thì cũng chỉ cần tính đủ lượng gạo lứt tương đương để có được lượng cơm như vậy. Ngoài ra, người tiêu dùng cần lưu ý, với những người thừa cân, béo phì nên sử dụng gạo lứt cùng muối mè 2- 3 lần/tuần, có tác dụng giảm cân khá tốt. Với người già, trẻ em, người bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… nếu ăn gạo lứt - muối mè nên kết hợp với một số loại thực phẩm khác để bảo đảm năng lượng cho cơ thể.Các chuyên gia cũng khuyến cáo, ăn gạo lứt muối mè theo phương pháp Oshawa, Nhật Bản là một kiểu tiết thực đặc biệt, có tác dụng giải độc và làm quân bình âm dương trong cơ thể, góp phần chữa các bệnh do mất cân bằng âm dương hay ăn uống quá nhiều, ăn uống xô bồ dẫn tới tình trạng tích độc trong cơ thể. Đối với các bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng hoặc không phải do mất quân bình âm dương, không tích độc trong cơ thể, phương pháp ăn gạo lứt, muối mè là không thích hợp. Do vậy đối với người già yếu, suy nhược, thiếu dinh dưỡng, cần phải thận trọng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn này. Nhất là người suy nhược cơ thể lâu ngày, thậm chí cả người khỏe mạnh nếu chỉ ăn thuần gạo lứt muối mè lâu ngày có thể gây nguy hại hoặc ít nhất cũng làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt, muối mè không có.Ngoài những khuyến cáo nói trên, các chuyên gia cũng cho rằng, trong quá trình chế biến và sử dụng gạo lứt, người tiêu dùng cần lưu ý, tránh tình trạng để gạo lứt bị mốc hoặc bảo vệ bằng những hóa chất chống mối mọt... như vậy gạo lứt không những không có tác dụng dinh dưỡng mà còn rất nguy hại tới sức khỏe người dùng.
Monday, December 14, 2015
Gạo lứt cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe
Labels:
Tin tức
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment