Gia chánh

Thursday, September 24, 2015

Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Đức Thánh Cha Phanxicô và Bài diễn văn của ĐTC Phanxicô tại Bạch Ốc


(Nhà Trắng, 23.9.2015). 
Chào buổi sáng!
Chúa đã làm nên một ngày thật tuyệt vời!

Kính thưa Đức Thánh Cha, Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của 70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài đã truyền cảm hứng cho biết bao người, trên khắp đất nước chúng tôi và trên toàn thế giới. Thay lời cho người dân Mỹ, thật là vinh dự lớn lao và là đặc ân cho tôi được chào đón Ngài đến với nước Mỹ.


Hôm nay, chúng ta đánh dấu nhiều điểm khởi đầu. Thưa Đức Thánh Cha, Ngài được chúc mừng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ. Đây là chuyến thăm nước Mỹ đầu tiên của Ngài. Và Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên chia sẻ Thông Điệp trên Twitter.
Thưa Đức Thánh Cha, chuyến thăm của Ngài không chỉ cho phép tôi, trong cách thế khiêm tốn, đáp lại lòng hiếu khách đặc biệt mà Ngài rộng mở với tôi tại Vatican năm ngoái. Nó cũng cho thấy biết bao người dân Mỹ, từ mọi nền văn hóa và thuộc mọi niềm tin, quý trọng vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc phát triển đất nước. Ngay từ thời tôi làm việc tại các khu phố nghèo cùng với Giáo Hội Công Giáo tại Chicago, đến thời tôi làm Tổng Thống, tôi đã tận mắt thấy cung cách mà mỗi ngày, các cộng đồng Công Giáo, các linh mục, các nữ tu, và các giáo dân nuôi những người đói khát, chữa lành người đau ốm, che chở người vô gia cư, giáo dục các trẻ em, và củng cố đức tin nâng đỡ rất nhiều người.
Điều ấy thật đúng trên đất Mỹ, cũng đúng trên toàn thế giới. Từ đường phố nhộn nhịp của Buenos Aires tới ngôi làng xa xôi ở Kenya, các tổ chức Công Giáo phục vụ người nghèo, giúp đỡ các tù nhân, xây dựng các trường học và nhà ở, thành lập các cô nhi viện và các bệnh viện. Và khi Giáo Hội đứng về phía những người đấu tranh để phá vỡ xiềng xích của nghèo đói, thì đó cũng là tiếng nói và niềm hy vọng cho những ai đang tìm cách bẻ gãy xiềng xích của bạo lực và áp bức.
Tuy nhiên, tôi tin rằng, niềm vui nồng nhiệt xung quanh chuyến viếng thăm của Ngài phải được ghi nhận, không chỉ do vai trò của Ngài trong tư cách là Giáo Hoàng, mà còn do những phẩm tính độc đáo của Ngài trong tư cách là một con người. Với lòng khiêm tốn của Ngài, Ngài mang lấy một sự đơn sơ, lịch thiệp trong lời nói và sự quảng đại trong tinh thần, chúng tôi nhìn thấy một mẫu gương sống động cho những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Đấng là vị lãnh đạo có thẩm quyền luân lý không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động.
Ngài mời gọi tất cả chúng ta, Công Giáo cũng như không Công Giáo, đặt “người nhỏ bé nhất” vào tâm điểm của sự quan tâm của chúng ta. Ngài nhắc chúng ta rằng, trong cái nhìn của Thiên Chúa, sự đo lường của chúng ta như là các cá nhân, như là các xã hội, không được xác định bởi sự giàu có hay quyền lực hay địa vị hay danh tiếng,nhưng xác định bởi cách thế chúng ta đáp lại lời mời gọi của Kinh Thánh để nâng đỡ người nghèo và người bị thiệt thòi, thúc đẩy công bằng và chống lại bất công, và đảm bảo rằng, mỗi người có thể sống đúng phẩm giá – bởi vì tất cả chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.
Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng “sứ điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa” là lòng thương xót. Điều ấy có nghĩa là chào đón người lạ với sự đồng cảm và con tim rộng mở, từ những người tị nạn phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh tàn phá, đến những người nhập cư phải rời bỏ nhà cửa để đi tìm cuộc sống tốt hơn. Điều ấy có nghĩa là diễn tả sự cảm thông và tình yêu với những người chịu thiệt thòi và bị gạt ra bên lề, với những người chịu đau khổ, với những người đang tìm sự cứu độ.
Ngài nhắc chúng ta nhớ về cái giá phải trả cho chiến tranh, đặc biệt là những người cô thế và người không có khả năng tự vệ, và thúc giục chúng ta hướng tới tính khẩn thiết của hòa bình.
Thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi biết ơn Ngài vì sự nâng đỡ vô giá mà Ngài dành cho chúng tôi trong những bước khởi đầu với nhân dân Cuba, với lời hứa cho mối tương quan tốt hơn giữa hai quốc gia, cho sự hợp tác hơn nữa, và cho đời sống tốt hơn với người dân Cuba. Chúng tôi cám ơn Ngài vì tiếng nói đầy nhiệt huyết của Ngài chống lại các cuộc xung đột chết người. Các xung đột ấy tàn phá cuộc sống của quá nhiều người nam nữ và trẻ em. Chúng tôi cám ơn Ngài vì Ngài mời gọi các quốc gia chống lại chiến tranh và giải quyết các tranh chấp thông qua ngoại giao.
Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng, con người chỉ thực sự tự do khi họ có thể thực hành đức tin của mình cách tự do.Ở nước Mỹ này, chúng ta trân quý tự do tôn giáo. Thế nhưng, trên thế giới ngay lúc này đây, những người con của Chúa, kể cả các Kitô hữu, bị phân biệt đối xử, thậm chí bị giết chết vì đức tin của mình. Các tín hữu bị ngăn cản, không được tụ họp tại nơi thờ phượng. Họ bị tù đày. Các nhà thờ bị phá hủy. Vì thế, chúng tôi cùng với Ngài đứng về phía bảo vệ tự do tôn giáo và thúc đẩy đối thoại liên tôn, biết rằng mọi người ở mọi nơi phải có khả năng sống đức tin cách tự do khỏi nỗi sợ hãi và khỏi sự đe dọa.
Thưa Đức Thánh Cha, Ngài nhắc chúng tôi nhớ rằng, chúng ta có bổn phận thánh thiêng bảo vệ hành tinh của chúng ta. Đây là món quà tuyệt với Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng tôi ủng hộ lời mời gọi của Ngài đối với các nhà lãnh đạo thế giới, cho việc nâng đỡ những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong sự biến đổi khí hậu, cho việc xích lại gần nhau để bảo vệ thế giới của chúng ta cho các thế hệ tương lai.
Với sự Thánh Thiện, trong lời nói và hành động của Ngài, Ngài là tấm gương đạo đức sâu sắc. Và với những lời nhắc nhẹ nhàng nhưng kiên quyết về bổn phận của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, Ngài đang lôi kéo chúng ta ra khỏi sự tự mãn. Tất cả chúng ta, nhiều lần, có thể kinh nghiệm sự khó chịu, khi chúng ta nhận thấy khoảng cách giữa cung cách sống hằng ngày với những gì chúng ta biết là thật là đúng. Nhưng tôi tin rằng, sự khó chịu ấy là một phúc lành, vì nó chỉ ra cho chúng ta điều gì đó tốt hơn. Ngài đánh thức lương tâm chúng ta khỏi giấc ngủ mơ; Ngài mời gọi chúng ta vui trong Tin Mừng, và trao tặng chúng ta sự tự tin để đến với nhau, trong khiêm tốn và phục vụ, và theo đuổi một thế giới yêu thương hơn, công bằng hơn, và tự do hơn. Ở đây và trên khắp thế giới, cầu chúc cho thế hệ chúng ta lưu tâm đến lời mời gọi của Ngài để “không bao giờ đứng bên ngoài chuỗi hy vọng sống động này!”
Vì món quà hy vọng lớn lao mà Ngài dành cho nước Mỹ, thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi cám ơn và chào đón Ngài, với niềm vui và lòng biết ơn.

Chuyển ngữ: Vinhsơn Vũ Tứ Quyết, S.J

Obama’s welcoming speech to Pope Francis

Good morning! What a beautiful day the Lord has made! Holy Father, on behalf of Michelle and myself, welcome to the White House. Our backyard is not typically this crowded – but the size and spirit of today’s gathering is just a small reflection of the deep devotion of some 70 million American Catholics . . . and the way your message of love and hope has inspired so many people, across our nation and around the world. On behalf of the American people, it is my great honor and privilege to welcome you to the United States of America.
Today, we mark many firsts. Your Holiness, you have been celebrated as the first pope from the Americas. This is your first visit to the United States. And you are also the first pontiff to share an encyclical through a Twitter account.
Holy Father, your visit not only allows me, in some small way, to reciprocate the extraordinary hospitality you extended to me at the Vatican last year. It also reveals how much all Americans, from every background and of every faith, value the role that the Catholic Church plays in strengthening America. From my time working in impoverished neighborhoods with the Catholic Church in Chicago to my travels as president, I’ve seen firsthand how, every day, Catholic communities, priests, nuns and laity feed the hungry, heal the sick, shelter the homeless, educate our children and fortify the faith that sustains so many.
What is true in America is true around the world. From the busy streets of Buenos Aires to remote villages in Kenya, Catholic organizations serve the poor, minister to prisoners, build schools and homes, and operate orphanages and hospitals. And just as the Church has stood with those struggling to break the chains of poverty, it has given voice and hope to those seeking to break the chains of violence and oppression.
And yet, I believe the excitement around your visit must be attributed not only to your role as pope, but to your unique qualities as a person. In your humility, your embrace of simplicity, the gentleness of your words and the generosity of your spirit, we see a living example of Jesus’ teachings, a leader whose moral authority comes not just through words but also through deeds.
You call on all of us, Catholic and non-Catholic alike, to put the “least of these” at the center of our concern. You remind us that in the eyes of God our measure as individuals, and as societies, is not determined by wealth or power or station or celebrity, but by how well we hew to Scripture’s call to lift up the poor and the marginalized, to stand up for justice and against inequality, and to ensure that every human being is able to live in dignity – because we are all made in the image of God.
You remind us that “the Lord’s most powerful message” is mercy. That means welcoming the stranger with empathy and a truly open heart – from the refugee who flees war-torn lands to the immigrant who leaves home in search of a better life. It means showing compassion and love for the marginalized and the outcast, those who have suffered and those who seek redemption.
You remind us of the costs of war, particularly on the powerless and defenseless, and urge us toward the imperative of peace. Holy Father, we are grateful for your invaluable support of our new beginning with the Cuban people, which holds out the promise of better relations between our countries, greater cooperation across our hemisphere and a better life for the Cuban people. We thank you for your passionate voice against the deadly conflicts that ravage the lives of so many men, women and children; and your call for nations to resist the sirens of war and resolve disputes through diplomacy.
You remind us that people are only truly free when they can practice their faith freely. Here in the United States, we cherish religious liberty. Yet around the world at this very moment, children of God, including Christians, are targeted and even killed because of their faith. Believers are prevented from gathering at their places of worship. The faithful are imprisoned. Churches are destroyed. So we stand with you in defense of religious freedom and interfaith dialogue, knowing that people everywhere must be able to live out their faith free from fear and intimidation.
And, Holy Father, you remind us that we have a sacred obligation to protect our planet – God’s magnificent gift to us. We support your call to all world leaders to support the communities most vulnerable to a changing climate and to come together to preserve our precious world for future generations.
Your Holiness, in your words and deeds, you set a profound moral example. And in these gentle but firm reminders of our obligations to God and to one another, you are shaking us out of complacency. All of us may, at times, experience discomfort when we contemplate the distance between how we lead our daily lives and what we know to be true and right. But I believe such discomfort is a blessing, for it points to something better. You shake our conscience from slumber; you call on us to rejoice in Good News, and give us confidence that we can come together, in humility and service, and pursue a world that is more loving, more just, and more free. Here at home and around the world, may our generation heed your call to “never remain on the sidelines of this march of living hope!”
For that great gift of hope, Holy Father, we thank you, and welcome you, with joy and gratitude, to the United States of America.
 
***
Bài diễn văn của ĐTC Phanxicô tại Bạch Ốc
   Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ!
Kính thưa Tổng Thống
Tôi biết ơn sâu xa sự nghinh đón của ngài nhân danh mọi người Hoa Kỳ. Là con trai của một gia đình di dân, tôi rất hạnh phúc được là khách tại đất nước này, mà phần lớn đã được các gia đình như thế xây dựng. Tôi mong đợi những ngày đầy gặp gỡ và đối thoại này, trong đó, tôi hy vọng được lắng nghe, được chia sẻ nhiều hy vọng và giấc mơ của nhân dân Hoa Kỳ.
Trong chuyến viếng thăm của tôi, tôi sẽ được vinh dự nói chuyện với Quốc Hội, nơi, với tư cách người anh em của đất nước này, tôi hy vọng có thể ngỏ những lời khuyến khích những ai được ơn gọi hướng dẫn tương lai chính trị của quốc gia trong sự trung thành với các nguyên tắc lập quốc của họ. Tôi cũng sẽ tới Philadelphia dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Tám, để cử hành và hỗ trợ các định chế hôn nhân và gia đình vào thời điểm đang có tính khủng hoảng này của lịch sử văn minh ta.


Kính thưa Tổng Thống, cùng với các đồng công dân Hoa Kỳ của họ, người Công Giáo Hoa Kỳ đang dấn thân cho việc xây dựng một xã hội thực sự khoan dung và có tính bao gồm, cho việc bảo vệ các quyền cá nhân và cộng đồng, cho việc bác bỏ mọi hình thức kỳ thị bất công. Cùng với vô vàn người thiện chí khác, họ cũng đang mong mỏi rằng các cố gắng xây dựng một xã hội công chính và có trật tự khôn ngoan hãy tôn trọng các lưu tâm sâu xa nhất và các quyền tự do tôn giáo của họ. Rằng tự do hãy mãi mãi là một trong các sở hữu qúy giá nhất của Hoa Kỳ. Và, như các hiền huynh của tôi, các giám mục Hoa Kỳ, từng nhắc nhở chúng ta, mọi người, chính trong tư cách công dân tốt, đều được mời gọi phải cảnh giác trong việc duy trì và bảo vệ tự do này chống lại tất cả những gì có thể đe dọa hoặc gây thiệt hại cho nó.
Kính thưa Tổng Thống, tôi thấy được khuyến khích khi ngài đề ra sáng kiến giảm thiểu việc ô nhiễm không khí. Khi chấp nhận sự khẩn trương, thì đối với tôi điều cũng rõ ràng là thay đổi khí hậu là một vấn đề mà chúng ta không thể để lại cho thế hệ tương lai nữa. Khi nói tới việc chăm sóc "căn nhà chung" của chúng ta, chúng ta quả đang sống trong một thời điềm nguy kịch của lịch sử. Tuy nhiên, ta vẫn có thì giờ để thực hiện sự thay đổi cần thiết cho việc đem lại "một sự thay đổi lâu dài và toàn diện, vì chúng ta biết rằng sự vật vốn có thể thay đổi" (Laudato Si’, 13). Sự thay đổi này đòi chúng ta phải thừa nhận một cách nghiêm chỉnh và có trách nhiệm một thứ thế giới ta có thể để lại không những cho con cháu ta, mà còn cho hàng triệu con người đang sống dưới một hệ thống đang coi thường họ. Căn nhà chung của chúng ta vốn từng là một phần của nhóm người bị loại trừ này, nhóm người đang kêu la tới trời và tiếng kêu này hiện đang mạnh mẽ vọng tới các mái ấm ta, các thành phố ta và các xã hội ta. Nói như câu nói nhiều ý nghĩa của Mục Sư Martin Luther King, ta có thể nói rằng chúng ta đã không trả được món nợ hứa hẹn thì nay là lúc ta phải trả nó.
Nhờ đức tin, chúng ta biết rằng "Đấng Tạo Hóa không hề bỏ rơi chúng ta; Người không bao giờ từ bỏ kế hoạch yêu thương của Người cũng như hối hận vì đã dựng nên ta. Nhân loại vẫn có khả năng làm việc với nhau để xây dựng căn nhà chung của mình" (Laudato Si’, 13). Là Kitô hữu, được sự chắc chắn này linh hứng, chúng ta muốn dấn thân cho việc chăm sóc căn nhà chung của ta một cách có ý thức và có trách nhiệm.
Các cố gắng được thực hiện gần đây nhằm hàn gắn các mối liên hệ từng bị gẫy đổ và nhằm mở ra những cánh cửa hợp tác mới trong gia đình nhân loại nói lên những bước đi tích cực dọc theo con đường hòa giải, công lý và tự do. Tôi muốn mọi người thiện chí nam nữ của quốc gia vĩ đại này hỗ trợ các cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm che chở những người yếu thế trong thế giới ta và nhằm kích thích các mô thức phát triển có tính toàn diện và bao gồm, để anh chị em chúng ta khắp thế giới biết được các hồng phúc hòa bình và thịnh vượng mà Thiên Chúa hằng muốn dành cho mọi con cái của Người.
Kính thưa Tổng Thống, một lần nữa, tôi xin cám ơn ngài vì sự nghinh đón của ngài, và tôi mong được hưởng những ngày này trên quê hương ngài. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ!

Vũ Van An  chuyển ngữ

No comments:

Post a Comment