Gia chánh

Monday, December 3, 2018

LỄ TRAO GIẢI TỰ DO BÁO CHÍ QUỐC TẾ 2018 Cho Mẹ Nấm NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH Tại New York


16 MẸO VẶT GIÚP ĐẨY LÙI BÁCH BỆNH

 Lưu lại để áp dụng khi cần nhé các bạn (Lụm trên net)

#1. Chóng mặt: Khi bị chóng mặt, chúng ta thường tìm chỗ để nằm xuống. Nhưng nếu đã nằm xuống mà vẫn còn cảm thấy chóng mặt thì hãy thò một chân xuống đất. Bằng cách này, não bộ sẽ tự điều chỉnh lại vị trí của cơ thể để bạn không còn cảm thấy chóng mặt nữa.

#2. Ngứa cổ: Khi bị ngứa cổ, hãy gãi vào vành tai.. Khi các dây thần kinh ở tai được kích thích, chúng sẽ tạo ra một phải xạ trong cổ họng và phát sinh những cơn co thắt nhẹ ở đây, giúp đẩy lùi cơn ngứa ngáy. Hoặc bạn cũng có thể uống một cốc nước ấm để xoa dịu cổ họng.

#3. Bí tiểu: Hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền. Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy. Nếu có tật hay đi tiểu đêm hoặc các cháu nhỏ hay đái dầm thì trước khi ngủ độ 15 phút, hãy làm động tác vuốt cằm, các tật này sẽ biến mất.

#4. Bị muỗi cắn: Khi bị muỗi hay bất kỳ loài côn trùng nào cắn, bạn chỉ cần thoa lăn khử mùi lên vết cắn, cơn ngứa ngáy khó chịu sẽ biến mất.

#5. Hắt hơi: Để ngăn không cho cơn hắt hơi xảy ra, bạn hãy dùng lưỡi ép thật mạnh vào mặt trong của hàm răng cửa phía trên, chỗ tiếp giáp với lợi. Cứ làm liên tục như thế khoảng vài giây, cơn buồn hắt hơi sẽ biến mất.

Tất nhiên điều này chỉ nên áp dụng khi bạn đang tham dự một cuộc họp hay cuộc gặp gỡ quan trọng, những lúc khác, nếu ngứa mũi thì cứ hắt hơi không cần kìm hãm.

#6. Tê tay: Phải làm sao khi ngủ dậy mà thấy cả cánh tay bị tê không thể cử động được? Hãy nhẹ nhàng lắc đầu từ bên này qua bên kia, tay sẽ hết tê trong chưa đầy 1 phút. Nguyên nhân là khi nằm sai tư thế trong một khoảng thời gian lâu, các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép, khiến tay bị tê. Và việc thả lỏng cổ chính là cách chữa hay nhất.

#7. Nhức răng: Khi bị nhức răng, hãy dùng một cục đá lạnh chà lên vùng da giữa ngón tay cái và tay trỏ, cơn đau nhức sẽ giảm đi đến 50%. Nguyên nhân là do các dây thần kinh ở đây được kích thích, và chúng sẽ ngăn chặn tín hiệu đau phát từ miệng lên não.

#8. Bị táo bón lâu ngày: Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng trong vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, triệu chứng táo bón sẽ được giải quyết.

Cách lăn như sau: Lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón.

#9. Nhức đầu: Nếu bạn bị tấn công bởi một cơn nhức đầu bất chợt, hãy ngâm tay vào một thau nước đá lạnh, rồi liên tục xòe và nắm chặt bàn tay trong nước, cơn nhức đầu sẽ dần dần tan biến.

#10. Buốt óc: Buốt óc là hiện tượng xảy ra khi máu đột ngột dồn lên não do có vật lạnh tiếp xúc với vòm họng, chẳng hạn như khi bạn đang ăn kem. Để đánh tan cơn buốt óc khó chịu này, bạn hãy áp lưỡi vào vòm họng từ 5-10 giây. Cách làm này sẽ giúp làm ấm vòm họng và giảm lượng máu lưu thông đến não.

#11. Nghẹt mũi: Nếu cơn nghẹt mũi khiến bạn khó thở và không ngủ được vào ban đêm, hãy đặt một củ hành tây trên đầu giường, bạn sẽ thấy nó công dụng hơn bất kỳ phương thuốc nào đấy.

#12. Nấc cục: Nếu cơn nấc cục cứ kéo dài mà không chịu dứt, bạn phải làm sao? Có một cách vô cùng đơn giản và công hiệu rất nhanh, đó là dùng ngón cái và ngón trỏ bấm vào chân mày.

#13. Khó ngủ (mất ngủ): Khi bị khó ngủ và không thể nào chợp mắt được, bạn chỉ cần chớp mắt thật nhanh trong một phút, cơn buồn ngủ sẽ kéo đến với bạn ngay.

#14. Buồn nôn: Khi bạn cảm thấy buồn nôn, hãy kẹp ngón tay cái vào giữa lòng bàn tay rồi siết thật mạnh, một lát sau bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn đấy. Người hay say tàu xe có thể áp dụng mẹo này.

#15. Ngăn ngừa mụn: Nếu bạn tắm nước nóng thì sau khi tắm xong, hãy bật nước lạnh tráng qua người một lần nữa để ngăn ngừa mụn. Nước lạnh sẽ làm se khít lỗ chân lông, giúp cho vi khuẩn và bụi bẩn không chui vào bên trong lỗ chân lông. Tất nhiên chỉ là tạm thời thôi.

#16. Căng thẳng: Khi bị căng thẳng, bạn chỉ cần thổi không khí vào ngón tay cái. Trên ngón tay này có sợi dây thần kinh điều hòa nhịp tim, bằng cách thổi vào dây thần kinh đó, nó sẽ giúp tim đập chậm lại và bạn sẽ cảm thấy đỡ lo lắng hơn.

Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều áp dụng thành công những mẹo kể trên, nó còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và cách bạn áp dụng chúng có chính xác hay không nữa. Tuy nhiên, trên đây đều là những mẹo vặt sức khỏe hữu ích đáng để bạn ghi nhớ nếu chẳng may gặp phải những triệu chứng phiền phức phổ biến kể trên đấy.

(St)

GIẢI MẢ KỲ 37 Ngày19/11/2018: TC lập đặc khu người Kinh tại Pháp


https://www.facebook.com/phong.tran.98031506/videos/1948286375286718/?t=20

Wednesday, October 10, 2018

Đánh tư sản mại bản 1975

Thước phim hiếm ''ĐÁNH TƯ SẢN'' sau năm 75
Bài nay ad viết ra là đúng sự thật lịch sử những năm sau chiến tranh, hồi xưa dân mình bị cướp gạo, cướp đất, cướp nhà, cướp tài sản khác nhiều lắm và ai ai cũng vậy ,không riêng gì nhà ad cả, lúc nhận gạo cứu đói từ họ hàng mỗi lần đem về được một túi chừng 5-7kg cũng bị nó lục soát lấy sạch, dẫu biết là sẽ mất nhưng vì cứu đói người thân thuộc mà vẫn phải đem về với hy vọng gặp may mà giấu được khi nó tụi nó phát hiện ra, chỉ có duy nhát một hai lần thoát không bị mất, thời này đói khổ nên nhớ lắm.

Các đợt đánh tư sản lên người dân miền Nam được Hà Nội đánh số mật mã X1, X2, và X3, sau ba đợt đánh tư sản, nền công nghiệp của miền Nam hoàn toàn bị phá huỷ, nhường vị trí con rồng Á-châu lại cho Singapore, Nam Hàn, và làm con giun đất cho tới ngày hôm nay vẫn chưa ngốc đầu lên nổi.

Thành Phố “Ma” giữa lòng Sài Gòn sau năm 75.
_______________________________________
Sài Gòn sau ngày 30-4-1975 như một thành phố Ma sau khi “Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975 ,những người bị tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới, chỉ tiêu đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại cho Hà Nội quản lý, tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua mười năm Quá Độ- ĐÁNH TƯ SẢN
=>
I. ĐÁNH TƯ SẢN
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam, các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.

Đợt X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Đợt X1 này tập trung vào những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm.

Đợt X2 được Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu, nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc….,không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẫm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa.

Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng.

Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư bản và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí vốn đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc

Riêng về chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị vào tháng Năm năm 1978 đã quốc hữu hóa toàn bộ đát đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.

Tình trạng ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.

Tổng số lúa mà nông dân miền Nam bị chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978 trên đài phát thanh Hà Nội khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam. Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.

Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt thu lúa từ năm 1977 trở đi.

Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.

Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm trưởng ban cải tạo TW Vào ngày 16 tháng Hai năm 1976 là người chỉ huy trực tiếp đợt thực hiện này.

Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3 , ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!

Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đổ Mười trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị trắng tay, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.

Riêng về tổng số vàng, nữ trang tịch tư từ tư bản ở miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trưng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương thu trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN ở miền Nam.

Xin được ghi chú thêm là chỉ nội vụ Hà Nội tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức nếu đóng khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.

Trung bình ,mổi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai, nhà cửa, phụ tùng thiết bị , đồ cổ, và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975 nhưng đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.

KINH TẾ MỚI
Tất cả những ai tại Sài Gòn bị Sản Hà Nội tịch thu nhà , tài sản điều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng quản lý. Khi đến vùng KINH TẾ MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các nạn nhân này được phân phối chia ra như sau:

– 30% trả thuế
– 25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;
– 15% trả lương cho cán bộ quản lý ;
– 30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động

Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới đã bị Đảng tịch thu hết 70 % và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa sống trong vùng Kinh Tế Mới, thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Hà Nội đối với những bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản.

Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh.

Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới, đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn.

=> Quyết Định 111/CP của Hà Nội về việc “Đánh tư sản ” ở miền Nam Việt Nam
Quyết định 111/CP của Hà Nội là một tài liệu chứng quan trọng. Quyết định này là nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 và là lý do Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt, đứng hàng thứ ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.
_____________________________________

Xem Nguyên văn quyết định 111/CP:
Trích :
IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG
1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.
2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:
– Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.
– Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
– Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
– Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.
Điều IV của QĐ 111/CP đã cho thấy rõ gia đình thân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là phản động hay Ngụy quyền thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.
___________________________________
Dòng chữ cuối cùng của khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà cửa đất đai của các thành phần sau đây bị tịch thu: “Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.” Bởi không có định nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng Sản tha hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy quyền” để tư lợi cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào xét xử cả. Ai ai cũng có thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời liên quan đến Ngụy quân, và điều có tư tưởng phản động và cần phải tịch thu nhà cửa dựa trên điều khoản này của Q Đ 111/CP.
Không khí hoảng sợ , đau thuơng oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.
Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Hà Nội:

Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985, cho đến giờ phút này, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền TƯ HỮU mà chỉ có quyền SỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong quá khứ vẫn treo lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiếu theo luật pháp hiện hành của Hà Nội.

Kinh tế của Việt Nam mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một phần hâu quả của 10 năm Quá Độ, ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội tiến hành từ năm 1976 đến năm 1987.

Từ năm 1987 đến năm 1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người Việt di tản hay Vượt Biên định cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói thân nhân mình và vực dậy sự sinh động về kinh tế vốn có ngày nào của miền Nam.Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm trong suốt 10 năm đó.

Sang đến năm 1989, báo SGGP từ Sài Gòn chịu 90 % ngân sách của cả nước và bắt đầu tiến hành trả lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời khổ ải, cũng như bắt đầu bàn tới vấn đề cho phép các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà vốn hầu hết đã bị tịch thu nếu ra đi theo chương trình HO-Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo)

Chỉ số nghèo đói của Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ mới có những tiến bộ cải thiện khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp, mọi tài liệu, hình ảnh ca ngợi ĐÁNH TƯ SẢN từ các báo chí đài phát thanh của Đảng cũng bị dẹp dần đi.

Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động này.

Thú đam mê đọc sách của người dân Hà Nội

Ông nào viết bài này thật đáng khâm phục ,vừa có duyên ,vừa...xỏ lá lại vừa mắc cười ,
một cái cười vô cùng khoái trá ,xứng đáng được xêp vào loại khôi hài đen ,
chửi CS như thế này thật ...tuyệt cú mèo .
Quý vị chớ nên bỏ qua rất uổng ...
..... 
Có thể nói khoảng trước năm 1990, còn được gọi là "Thời Kỳ Bao Cấp", dân Hà Nội là những người ham đọc sách nhất thế giới !

Tôi là nhân chứng của chuyện này. 
Một buổi sáng mùa hè năm 1986, dịp ra thăm Hà Nội. Đang lang thang trên phố Tràng Tiền phía đối diện Công Ty Phát Hành Sách để ngắm phố và tìm cốc cà-phê sáng thì thấy một đám đông phần nhiều là đàn bà và trẻ con, ăn mặc lôi thôi lếch thếch đang xếp hàng rồng rắn chờ mua sách. 
Đặc biệt là bên cạnh đoàn người còn có cả xe xích-lô, xe ba-gác, và xe "cải tiến" (loại xe cút-kít tự chế) cũng đang kiên nhẫn đứng chờ.
Vừa định bỏ đi thì một bà trong hàng chạy ra nắm chặt tay tôi nài nỉ:
"Bác làm ơn giúp cháu mua sách với."
Tôi tìm cớ thoái thác là mình chưa ăn sáng, thì bà ta quát thằng con đứng bên cạnh:
"Mày chạy ra bưng đồ ăn thức uống vào đây ngay để mời ông."
Một lát sau, thằng bé mang theo cốc nước chè và một nắm xôi dúi vào tay tôi, miễn phí.
Tôi muốn từ chối nhưng dứt ra không được một phần vì bà cứ nắm chặt tay tôi, phần nữa vì quý  tấm thịnh tình của bà, dám mời một người không hề quen biết gói xôi để giúp mua sách !
Chờ tôi ăn xong bà mới dúi vào tay tôi tấm phiếu mua sách mà bà chạy chọt được từ cả tháng trước. 
Hỏi ra mới biết là dịp hè mỗi năm, công ty phát hành sách lại bán tống bán tháo số sách tồn đọng in từ năm ngoái với giá thật rẻ để có chỗ chứa sách mới in.
Đoàn người mua sách có vẻ háo hức lắm, họ kháo nhau "năm nay trúng lớn" vì tin tức lộ ra từ "bên trong" cho hay năm nay sách bán ra gồm 3 bộ : 
"Tư Bản Luận", "Lê-Nin toàn tập" và "Hồ Chí Minh Toàn Tập". 
Toàn những bộ sách dày, hiếm quý, mỗi bộ nhiều không thua gì Encyclopedia, in ấn công phu trên giấy trắng bóng lưỡng, bìa cứng mầu đỏ có chữ kim nhũ tuyệt đẹp.
Thấy toàn là những sách khó đọc mà không khí mua sách lại phấn khởi như thế nên tôi cũng tò mò hỏi thăm:
"Thế trong đó họ có bán Tiểu Thuyết Tự Lực Văn Đoàn không ?"
Thì một bà đứng hàng trước chõ miệng vào:
"Rõ chán cái ông này cứ hỏi ngây ngô, rách cả việc. Người ta xếp hàng mua giấy gói xôi thì mới phải chờ lâu đến thế ! chứ mua ba cái sách truyện thổ tả in bắng giấy bèo nhèo thì bán cho chó nó ăn à?. Giấy đi cầu thì dùng Báo Nhân Dân, vừa đỡ tốn lại dai và tốt hơn nhiều."
Tôi hãi quá đành giữ im lặng. Cũng may có một số người thấy tội nghiệp nên đứng ra bênh tôi, đám đông chia ra 2 phe cãi nhau ỏm tỏi.
Nghe tiếng ồn ào, 2 cô "mậu dịch viên", là 2 nhân vật quan trọng nhất của công ty chạy ra hét:
"Các anh chị có im lặng hết không? Mua sách là một hành động văn hóa ! Phải chứng tỏ mình là người có văn hóa !.
Đám đông tức khắc trở nên trật tự, vì họ biết 2 cô này có đủ uy quyền để không bán cho người mà họ thấy ngứa mắt, dù là có xuất trình đầy đủ sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân và phiếu mua sách.
Chờ mãi rồi cũng tới lúc chen chân được vào Công Ty phát hành sách và may mắn thay, tôi được phân phối một bộ "Tư Bản Luận". 
Trao cho người nhờ vả xong, bà ta cứ cám ơn mãi vì đây là bộ sách dày nhất và quý nhất.
Ngay sau khi sách được chuyển ra khỏi cửa thì việc làm làm đầu tiên của các "độc giả" là xé bỏ những tấm bìa sách quăng ngay xuống đất cho nhẹ, còn giấy in sách thì các ông chất lên xe xích-lô, Ba-gác chở về nhà.
Sau khi các "độc giả" giải tán, 2 cô mậu dịch viên chạy ra cửa, thấy đống bìa sách xé vứt bừa bãi, tung tóe dưới đất bèn chửi đổng:
"Đéo mẹ cái lũ ăn cháo đái bát, chưa mua thì miệng cứ xoen xoét, chúng em sẽ giữ lòng lề đường sạch sẽ…"
Nhưng 2 cô không phải lo lâu vì chỉ một thoáng sau là đã có đám nhân viên sở tái chế tới tận nơi thu dọn sạch sẽ. 
Họ gom góp đống bìa sách, phân loại cẩn thận, đem về xay thành bột, rồi thồn vào trong các chiếc túi vải dài cỡ gang tay để chế biến thành "Băng Vệ Sinh."
Bìa sách "Tư Bản Luận" có chất lượng cao vì xay ra rất mịn, có sức hấp thụ tốt, nên loại băng vệ sinh này được giao cho các cửa hàng cao cấp, để vợ và con gái các ông lớn dùng.
Băng vệ sinh làm từ bìa sách "Lê-Nin toàn tập" chất lượng kém hơn một chút nên phân phối cho thành phần "cốt cán", trung thành với Đảng và Nhà Nước.
Chẳng hiểu sao bìa sách "Hồ Chí Minh Toàn Tập" thì chất lượng lại kém quá,xay mãi mà vẫn còn sơ, mang vào ngứa ngáy lắm!
Nhưng tới kỳ mà không đeo cũng không xong, dù nhiều khi "ngứa tới độ gãi rách cả l.."
NHH

Sau 42 Năm (Bài viết rất hay, viết sau một đêm tháng Tư không ngủ)

Nguyễn thị Thêm sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính.”Công việc hàng ngày của tác giả là chăm sóc ông chồng sĩ quan cựu tù bị tâm thần suy nhược”   Bài viết này là chuyện được viết sau một đêm tháng Tư không ngủ, nhận tin Bà Hạnh Nhơn vừa mất. 
 https://vvnm.vietbao.com/ p246459a246554/sau-42-nam 
Sau 42 năm

  Nguyễn Thị Thêm  

 Gia đình tôi cổ hũ và tôi là đứa con gái duy nhất nên bị ràng buộc trong tầm suy nghĩ của mẹ."Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trao mình"  Cái ông Khổng tử ở tuốt bên Tàu vậy mà uy lực ổng thật to rộng. Một người phụ nữ ít học, quê mùa như má tôi lại thuộc nằm lòng mấy câu giáo điều đó . Thuộc để ép mình vào khuôn khổ cả một đời và truyền lại cho con gái.   Chúng tôi cùng dạy tư cho một trường trung học công giáo do cha đạo mở ra. Khi ấy anh đã là lính mang lon chuẩn úy. Có nghĩa là anh cũng thuộc lính mới tò te. Một sĩ quan mới ra trường còn mang nhiều món nợ áo cơm từ cha mẹ. Nơi anh được bổ nhiệm là một quận lỵ nằm giữa những vùng xôi đậu. Ban ngày là của Quốc Gia, ban đêm Việt Cộng về thăm dân. Họ nhận tiếp tế, tuyên truyền  và rải truyền đơn.   Người dân như mang mặt nạ, không dám biểu lộ tình cảm của mình với lính Quốc Gia. Xung quanh hàng xóm không biết ai là bạn, ai là Việt Cộng nằm vùng . Cuộc sống bấp bênh trong những trận càn của lính và đêm sục xạo, gỏ cửa rình mò của phía bên kia. Ấp chiến lược sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết đã không còn hiệu lực. Một con đường vô hình đã mở ra cho sự phát triển của phe đối nghịch. Đưa đẩy người dân vô tội vào hai gọng kìm Quốc Gia và Việt Cộng..
 Khi những người bạn đồng minh lần lượt đổ quân vào thôn xóm thì như giọt nước đã tràn ly. Người dân càng hoảng loạn không biết đâu là chính nghĩa. Những người Mỹ, người Đại Hàn, người Thái Lan súng ống rầm rộ khắp mọi ngõ ngách xóm làng .Người dân quê sợ sệt vì lần đầu tiên thấy người ngoại quốc lùng sục khắp nơi. Đó là cái mồi lửa thật tốt châm ngòi cho phía bên kia. Họ tuyên truyền trong dân chúng để kéo  chính nghĩa về phía họ.
Khi những người bạn đồng minh lần lượt đổ quân vào thôn xóm thì như giọt nước đã tràn ly. Người dân càng hoảng loạn không biết đâu là chính nghĩa. 

 Những người Mỹ, người Đại Hàn, người Thái Lan súng ống rầm rộ khắp mọi ngõ ngách xóm làng .Người dân quê sợ sệt vì lần đầu tiên thấy người ngoại quốc lùng sục khắp nơi. Đó là cái mồi lửa thật tốt châm ngòi cho phía bên kia. Họ tuyên truyền trong dân chúng để kéo  chính nghĩa về phía họ.
Tôi nói điều này ra có nhiều người sẽ phản đối. Nhưng đó là sự thật khi người dân không có được một sự giáo dục rõ ràng về phía chính phủ. Họ không hiểu thế nào là Thế Giới Tự Do và thế nào là Cộng Sản. Họ không hiểu tại sao người Mỹ có mặt ở nước mình.   Nhan nhản trên đường những người lính Mỹ say sưa. Những cô gái thôn quê bỗng chốc thay da đổi thịt. Từ ăn mặc đơn giản lại lòe loẹt chói mắt. Một số biến thành gái mãi dâm mua vui cho 

 những người lính Mỹ đen, Mỹ trắng. Những người phụ nữ bỏ quên chồng con, diêm dúa trong những bộ quần áo mini ngắn ngủn, son phấn sặc sỡ đi làm sở Mỹ. Những áp phe buôn đồ Mỹ, bán đồ quân tiếp vụ Mỹ, quán rượu  mọc ra như nấm. Những đứa bé con lai ra đời, những bào thai bị vất bên đường và thỉnh thoảng phát hiện xác con gái nằm chết trong bãi rác. Những tin xấu tràn về thôn xóm, những hình ảnh xa đọa lung lay xã hội.
Đau đớn là ở chỗ chính nghĩa bị hiểu lầm và kẻ gian ngoa đã giành chiến thắng.Những người học sinh trong bộ đồng phục tới lớp buổi sáng. Nhưng sẽ là một liên lạc  v iên báo cáo tin tức vào buổi tối cho phía bên kia. Những em học sinh mặt thì già nhưng giấy tờ nhỏ tuổi. Có em đã có vợ, có con nhưng vẫn mang giấy tờ giả đến trường để trốn lính.Những chị ngồi trên xe lam đi chợ nói nói cười cười. Những cô gái đẹp làm người tình hờ của lính. Họ là những người nằm vùng của phía bên kia. Nhiệm vụ hoạt động mật, báo tin tức, tiếp tế lương thực, huốc men và tiếp nhận chỉ thị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.   


 Trong bộ ngực căng tròn của cô gái đẹp chứa đầy thuốc trụ sinh. Dưới lằn vải quần mỹ a đen mượt mà kia là những lớp nylon bó thật chặc vào đùi để tiếp tế.  Trong gà mên cơm đem đi ăn một ngày, họ ém thật chặc cho 2, 3 người ăn. Sau giờ làm, họ để lại bên rừng cho người của mặt trận về lấy đem đi. Trong làng, đa số là phụ nữ.. Nhưng những đứa bé không cha tiếp tục ra đời mà không ai đặt vấn đề.
Chiến tranh đã đẩy những người dân chơn chất thành những kẻ phản bội " Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản " Đừng trách họ, mà hãy trách nhà cầm quyền không bảo vệ được họ. Những người có nhiệm vụ tuyên truyền không dẫn giải cho dân hiểu được sự thật, đâu là bạn, đâu là thù.Những người làm công tác chiến tranh chính trị chỉ làm trên giấy tờ mà không đi vào cái gốc chính là người dân- những người dân quê an phận, hiền lành 

 Trong khi đó kẻ gian rình mò trong bóng đêm. Những bộ mặt giả nhân nghĩa vừa tỉ tê dụ dỗ, vừa hù dọa khủng bố đã len lỏi vào từng gia đình Những tổ chức bí mật được thành hình,  biến người dân thiệt thà thành tai mắt, những người đàn bà quê mùa thành những bà mẹ anh hùng. 

Thành phố rộn rã tiếng cười, những bar rượu, những đêm vui thâu đêm suốt  sáng. Thành phố không có chiến tranh cho nên thành phố đẹp, thành phố sang. Đất nước VN không phải chỉ là thành phố mà có cả  thôn làng, núi, đồi, sông, biển. Thôn làng càng xa xôi nghèo nàn, Việt Cộng trà trộn càng nhiều, càng khó bảo vệ. Người dân không thương yêu gì CS nhưng sợ bị trả thù, sợ bị theo dõi, sợ bị nghi ngờ và bị giết oan. Tội nghiệp người dân, một cổ hai tròng.Dù đang sống dưới chế độ Cộng Hòa nhưng vẫn bị Mặt Trận khống chế hàng ngày, hàng đêm. 



 Gần gũi dân nhất là những người lính Địa Phương Quân. Họ đóng quân ngay trong làng sống với dân và người họ sợ nhất lại chính là những người dân. Ai đã từng đi lính thì khắc biết điều tôi nói là sự thật. Chỉ một câu nói lỡ lời thì tin tức hành quân được bên kia nắm bắt. Và những chuyến phục kích kể như thất bại. hay bị đảo ngược thế cờ. 

Người lính sống trong đường tơ kẻ tóc và người con gái chấp nhận lấy lính là chấp nhận mọi sự rủi may trong đời. Đám cưới đôi khi không dám tổ chức tại địa phương vì gia đình sợ bị theo dõi và trả thù. Thôn làng do chính phủ VNCH làm chủ mà người dân sợ Việt Cộng hơn Quốc Gia. Đã trễ quá rồi khi nói đến điều này, nhưng tất cả chúng ta đều là nạn nhân của một cuộc lừa đảo. Bao nhiêu nhân mạng oan khiên đã chết một cách thảm thương cho cuộc chiến tương tàn . Bao nhiêu thanh niên của nước Mỹ giàu đẹp đã bỏ thây một cách oan uổng trên chiến trường VN. Vì sự sai lầm của cả hai phía. Tất cả tang thương đó đã đổ lên vai, lên đầu của thế hệ chúng tôi. Những người lính, những người vợ lính và những trẻ thơ vô tội. 

42 năm qua rồi, nhưng mỗi khi tháng Tư  Đen lại về tôi lại xoay cuồng trong suy nghĩ. Tôi khâm phục cái nhìn thật rõ ràng cốt lõi cuộc chiến VN  của Tống Thống Ngô Đình Diệm. Ngài biết thật rõ ràng về Cộng Sản kể cả sách lược bảo vệ quốc gia.Ngài không muốn người Mỹ hay đồng minh đổ bộ vào Việt Nam. Ngài chỉ muốn đựợc tiếp tế vũ khí và ngân sách để bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngài lập ra ấp chiến lược là để cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực và thuốc men cho phía bên kia. Đồng thời xây dựng một lực lượng bảo vệ xóm làng từ người dân. 

 Nhưng tiếc thay ngài đã bị giết chết. Chế độ Đệ nhị Cộng Hòa không xoay nỗi thế cờ chính trị. Mỹ bỏ rơi VN.. Và sự thất trận đau thương xóa sổ VNCH trong ngày 30/4/75 lịch sử. Vận mạng đất nước nhược tiểu nằm trong tay của những đại cường. Một cuộc mua bán, sang nhượng chính trị. Đất nước ta là món hàng đưa lên bàn cân ngã giá. Kẻ thắng chẳng oai hùng, người thua đầy uất ức.Bốn mươi hai năm qua rồi, nhắc lại thêm ngậm ngùi, đau đớn.   

 Bao nhiêu mạng người đã bỏ thây trong cuộc chiến, trên con đường chạy loạn 30/4/1975. Bao nhiêu xác người tù CS bị bỏ thây trên rừng thiêng nước độc. Bao nhiêu xác người bị chết trên biển đông và trong bàn tay của hải tặc.Bao nhiêu? bao nhiêu? Một câu hỏi làm nghẹn lòng người Việt trên khắp năm châu. 

Thoắt một cái đã 42 năm. những người có mặt và tham dự trong cuộc chiến ngày đó đều đã già. 
Những mái tóc bạc trắng hay hoa râm, những tâm hồn đầy những vết thẹo quá khứ và chiến tranh. Cố gắng xây dựng một thế hệ tiếp nối.
   Cố gắng sống tốt và làm sống lại một thuở hào hùng. Đôi chân đã yếu, cơ thể hao mòn. Những người cha, người ông đã tận lực mình vì hai chữ tự do. Họ thật đáng kính trọng và tự hào. Nhưng trong họ biết bao nhiêu đêm trăn trở, dằn vặt vì sức tàn, lực kiệt.     42 năm cho những người di tản. Mấy chục năm cho những người HO đang sống ở một nước khác quê hương mình. Sau 30/4 người sĩ quan VNCH bị tù đày nơi rừng thiêng nước độc. Không một bản án,không biết ngày về. 
  Họ được thả ra với một thân thể suy nhược, một tâm hồn loang lỗ những thương đau. Trong họ mọi thứ đều đỗ vỡ, bi thương.  Được thả từ nhà tù hẹp ra nhà tù lớn vớ i vài chục đồng lộ phí và một túi hành trang nhẹ tênh. Nhưng họ lại mang quá nặng cái  lý lịch đen "Ngụy Quân" đè bẹp cuộc đời và cả gia đình. Có người tìm lại được mái ấm gia đình. Có vợ, có con để dựa nương,  bám víu. Có người không còn nhà cửa, vợ con thân thích 


 Nếu không có chương trình HO không biết bây giờ cuộc sống của những người tù CS sẽ ra sao? Không có chương trình HO. Không có những người liều chết vượt biển tìm tự do . Chúng ta sẽ không có một thế hệ thứ hai thứ ba thành công trên đất nước  Hoa kỳ hay trên thế giới. Chúng ta sẽ không bao giờ có một Little Sai Gon trên đất Mỹ. Chúng ta sẽ không thể hảnh diện giơ cao  lá cờ vàng và hát Quốc ca. Chúng ta không có xe hoa diễn hành ngày tết Nguyên Đán, Chúng ta cũng không thể có những bảo  tàng lịch sử "Quân lực VNCH". Không có tượng đài Đức Trần Hưng Đạo và cũng không thể có những nghị quyết "Vinh Danh cờ  vàng" tại nhiều thành phố trên nước Mỹ, Úc, Canada.
 Cám ơn Bà Hạnh Nhơn. Cám ơn những ân nhân đã cứu vớt, đã mở con đường sống cho những người liều chết tìm tự do như chúng tôi. 
  42 năm, một thời gian quá nửa đời người. Những chứng nhân lịch sử rất nhiều người đã nằm xuống vì tuổi già, vì bệnh tật.  Những văn nhân, thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ nỗi danh cũng quá nửa đã ra đi. 
Một thế hệ VNCH lần lần đi vào quá khứ. Thế hệ tiếp nối  lớn lên tại Mỹ , sinh ra tại Mỹ và chúng gia nhập vào dòng chính để làm một người Mỹ thực thụ. 
Hôm tuần trước tôi đi dự một đám ma.Người chết là một bà bác 90 tuổi. Con cái, người thân quen đến viếng tang đa phần là người Việt, nói tiếng Việt. Nhưng quỳ dưới kia các cháu dâu rễ đa phần là người Mỹ. Bầy cháu cũng lànhững đứa bé Mỹ lai nói  toàn tiếng Mỹ. Cả một đại gia đình nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ. Người chết chắc hẳn sẽ buồn và không hiểu chúng đang  nói chuyện gì 
Người tham dự như tôi cũng xót xa cho ngay bản thân mình. Rồi thì cũng thế mà thôi hay sao? Không? Chúng ta đã có những lớp dạy tiếng Việt. "Tiếng Việt còn, nước ta còn. " Chúng ta không thể không  hòa nhập nhưng không thể để mất nguồn cội. Những thế hệ VNCH thứ hai thứ ba đanghọc hỏi để hiểu lý do tại sao chúng có mặt nơi này. Các cháu đang làm sống lại dòng sử  Việt. Các cháu giương cao lá cờ vàng và các cháu tự hào về nó. 


 Dù muốn dù không chúng ta cũng đã rời khỏi VN. Mọi việc của quê hương đất nước phải do người trong nước quyết định. Có  thay đổi được vận mệnh, có bảo vệ VN khỏi bàn tay xâm lược của Tàu Cộng hay không là do người trong nước thực hiện . Chúng  ta chỉ có thể ủng hộ tinh thần, tiếp tay đưa mọi việc ra dư luận quốc tế để làm áp lực.
Các bạn ơi! 42 năm rồi cho một cuộc chiến, cho một đời người. Con gái tôi sinh ra 3 tháng sau ngày mất nước. Bây giờ cháu đã  42 tuổi, là một phụ nữ trung niên, con cái đã vào Trung học. Người lính VNCH trẻ nhất cũng đã ngoài 60. Những người lính già  bây giờ đều đã đi gần cuối cuộc đời. Sống nơi xứ người tuy đầy đủ vật chất nhưng vẫn là nỗi khắc khoải khôn nguôi cho những  giấc mơ về một VN tự do dân chủ. 

 Tôi yêu quê hương VN tôi lắm. Tôi nhớ gia đình, họ hàng anh em và bạn bè tôi. Tôi nhớ từng con đường, từng góc vườn kỷ niệm của tuổi thơ và tuổi trẻ. Thú thật tôi sợ lắm. Sợ một ngày nào đó tôi trở về không nhận ra đất nước của mình.
 Tôi sợ Trung Cộng sẽ chiếm trọn Việt Nam. Người Việt mình sẽ bịlàn sóng người Tàu tràn xuống tịch thu nhà cửa, chiếm cứ ruộng vườn Họ sẽ đày người Việt mình đi vào những nơi rừng núi hay đồng khô cỏ cháy. Họ sẽ xóa một nước VN như chính quyền hiện nay xóa sổ VNCH . Họ sẽ tàn bạo hơn, quyết liệt hơn, dã man hơn để đồng hóa chúng ta. Vì mộng bá chiếm VN ấp ủ mấy ngàn năm nay đã toại nguyện. 


 Một SàiGòn xưa đã mất. Một nền văn hóa nhân bản đã mất. Có thể rồi đây nước Việt Nam sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới  Chẳng ai còn nhớ đến bà Trưng, bà Triệu, Hưng Đạo Vương, vua Quang Trung.... 
Tôi có bi quan quá hay không? Xin nhường câu trả lời cho tất cả mọi người. Chỉ mong sẽ không bao giờ là sự thật. Chỉ mong được như vậy.   Xin các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình vượt qua cơn bão giông này.   42 năm đã quá đủ cho những thương đau.   
Nguyễn thị Thêm