Gia chánh

Thursday, April 20, 2017

Người lính cuối cùng của 30 tháng 4

Người lính cuối cùng

Lão Mã Sơn/Trần Gò Công
April 18, 2017
Tấm hình này do ký giả chiến trường Nguyễn Ðình Ðạt chụp được, ngày 30 Tháng Tư 1975, trên đường phố Saigon, khi quân VC đã tràn ngập thủ đô VNCH.
Hỡi anh lính cuối cùng trên đường phố
Nước đã mất rồi, anh sẽ về đâu?
Ðơn vị anh tan rã đã từ lâu
Một mình anh, hai tay hai khẩu súng
Anh là chiến sĩ can trường, anh dũng
Chống quân thù đến giờ phút cuối cùng
Ðáng được vinh danh là một người hùng
Dù chiến bại, địch kiên oai nể mặt
Bổn phận người trai, đôi vai gánh nặng
Nợ quốc gia, và nợ với gia đình
Với tổ quốc, anh đã trọn phận mình
Nhưng còn nợ mẹ già ơn dưỡng giục
Chiến hữu lưu vong chúng tôi cầu chúc
Anh yên lành để trở lại quê nhà
Hãy tạm quên đi nỗi buồn thua cuộc
Ðể chăm lo cho vợ yếu, mẹ già
Nếu anh vẫn còn yêu nước, thương nhà
Hãy chờ đợi sẽ có ngày phục quốc
Nước Việt Nam chỉ tạm thời bị mất
Lá cờ vàng sẽ trở lại Quốc Gia.
(Hoa Ðô, Mùa Tháng Tư Ðen)

Làm Thế Nào Để Nhận Diện Sư Quốc Doanh?



 Lời người chuyển bài: Bài viết này.....Ai là Phật tử chân chính.  Phải đọc.....Nên đọc...Cần đọc...........Rất đáng khen cho người viết........Bình tĩnh, vô tư, trung thực....Thực tế nhiều nơi đã xảy ra đúng như bài viết. (Ty NGUYểN)
  Cũng nên nhắc lại trước 1975, Việt Cộng (VC) đã thành công trong việc gài cấy Đặc sứ Cộng sản trong các chùa chiền ở miền Nam, để điều khiển, và gây chia rẽ trong giáo hội Phật Giáo Miền Nam. Xách động Phật tử miền Nam Việt Nam chống đối chính quyền đương thời. VC đã thành công trong việc lợi dụng lòng tin của người Phật tử để  mưu cầu thế lực chính trị của họ.
Chính sách "bình mới rượu cũ" một lần nữa lại đang được CS áp dụng với tín đồ Phật tử tại hải ngoại.
Trong hai thập niên từ năm 1975 đến năm 1995, Việt Cộng đã thành công phần nào trong chính sách đàn áp các thế lực chống đối ở trong và ngoài nước.  Trong thì chúng dùng AK, ngoài thì dùng chính sách chia rẽ, phân hoá, gây nghi ngờ trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại (CĐNVHN), đặc biệt là làm yếu đi thế chính trị của GHPGVNTN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) cùng các thế lực tôn giáo chống Cộng khác mà chúng cho là có thể ảnh hưởng đến chế độ cai trị của chúng.
Từ kết quả thành công nầy, chính quyền VC đã không ngần ngại tung ra hải ngoại hàng ngàn "Cán Bộ Đầu Trọc (CBĐT)" mà chúng ta hay gọi là "Thầy Tu Quốc Doanh" nhằm hai mục đích chính:
I.  Áp dụng chiến thuật "Biển Chùa":  Trong thời chiến, chúng áp dụng chiến thuật "Biển Người" cho mục đích xâm lăng, cướp đoạt miền Nam VN thì bây giờ chúng áp dụng chiến thuật "Biển Chùa", xây thật nhiều chùa nhằm chia cắt, và lấy đi thế lực ủng hộ của CĐNVHN (Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại) đến các thế lực tôn giáo chống đối.
II. Xây dựng một hệ thống kinh tài qui mô:  Mục tiêu là nhắm vào lòng tin của tín đồ Phật tử trên khắp nước Mỹ, Úc Châu, và Châu Âu là những vùng có mật độ "Việt Kiều" cao. Những vị Việt Kiều cao niên được coi là những "con mồi ngon" nhất của chúng.
Chúng đã thành công rực rỡ trong hai mục đích trên. Đơn giản, trong các ngôi chùa được xây sau 1975 tại hải ngoại, hầu hết các thầy nay đã già yếu và cần người thay thế. VC đã biết và đã huấn luyện người của chúng để chuẩn bị thay thế các thầy từ lâu. Hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại đều bị tụi CBĐT này; trước hết là đến xin vào tu trong những chùa này. Kế đến là tìm hiểu tình hình rồi tìm cách gây chia rẽ Phật tử (ban trị sự).  Cuối cùng là chiếm đoạt ngôi chùa khi vị tu si chủ trì khuất bóng.
Ngoài ra  chúng ào ạt xây chùa to nhỏ khắp nơi, bành trướng mạng lưới kinh tài của chúng.  Thành ra hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại đều bị tụi CBĐT này khống chế.
Vụ Xì Căn Đan* của tên CBĐT Lê Tiến ở Utah. thật ra không có gì lạ cả mà là đã và đang xẩy ra trong hầu hết những ngôi chùa này.  Quí vị có thể tự mình chứnh minh chuyện nầy bằng cách quan sát rằng hầu hết những ngôi chùa VN ở hải ngoại đều có những nét đặc thù và hiện tượng sau đây:
1. Sư (CBĐT) được xuất cảng từ Việt Nam (made in VN, thuộc GHPGVN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)). Lai lịch bất minh. Biện hộ quanh co, hoặc tìm cách né tránh khi bị hỏi về vấn đề này (bị Phật tử để ý và điều tra lý lịch).
2. Các chùa này hay tiếp nhận những sư (CBĐT) đi “công tác từ VN”.
3. Hay đi về VN. Lúc ở hải ngoại thì rất thường hay liên lạc với VN (để nhận chỉ thị??? hoặc có thể báo cáo những nhân vật nào có tư tưởng đối nghịch với đường lối của CS để theo dõi??? hay báo cáo tổng kết chi-thu để chia chác tiền bạc???).
4. Phần lớn những CBĐT nầy là thanh niên hoặc trung niên, khoảng từ 20 - 45 tuổi. Cán bộ già thì ít hơn nhiều. Có lẽ không có sức làm tiền nhiều như tụi trẻ.
5. Hầu hết chúng là người miền Trung Việt. Nhiều nhất là từ Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên. Phần lớn được tuyển chọn (recruit) vào tổ chức của chúng khi thành viên khoảng từ 10 - 14 tuổi. Xuất thân thường là nhà rất nghèo.
6. Nếu chùa do người khác xây dựng nên thì chúng luôn luôn tìm cách len lỏi vào, gây và củng cố thế lực bằng cách mang thêm người của chúng vào, và cuối cùng là dẹp ban trị sự (hay ban trị sư!!!) để đoạt lấy quyền hành, thao túng hoạt động và tài chánh.
7. Chúng rất niềm nở và ngọt ngào đối với những con mồi (tín đồ) của chúng. Một khi đã bắt liên lạc, và lấy được địa chỉ và số điên thoại là chúng sẽ "ám" (liên lạc, xin tiền, giả bộ tìm cách giúp đỡ trong việc cúng kiếng, cầu siêu, cầu phước...) người đó đến cùng.
8. Rất rành việc cúng quảy, cho bùa phép để làm ăn, cách thức cúng kiến để cầu thọ, trừ tà... Điều này dễ hiểu bởi vì chúng được đào tạo từ một trường phái mà ra (VC, GHPGVN của VC).
9. Có rất nhiều trường hợp trong chùa nam (có các thầy trẻ trung) xuất hiện các ni cô trẻ (nữ cán bộ? nữ hộ lý?). Những ni cô trẻ này phần lớn là mượn danh "BÀ CON" của "thầy trù trì" đến tạm trú.
10. Thường thường chúng bắt đầu "lập nghiệp" bằng cách mua một căn nhà nhỏ, lập chùa (nhiều trường hợp không có giấy phép), dùng chùa nhỏ nầy làm bàn đạp gây quỹ, kiếm tiền để xây chùa hợp pháp và lớn hơn.
11. Xây chùa lớn bằng vật liệu từ Việt Nam.
12. Thường xuyên quảng cáo chùa qua báo chí. Đôi khi chúng hùn hạp nhau quảng cáo trên một trang (chi phí quảng cáo thấp hơn).
13. Phát động rất nhiều hoạt động (ca nhạc, cắm trại...) nhắm vào giới trẻ ham vui dễ tin, dễ tánh để gây quỹ. Thường là mượn cớ cứu trợ người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em mồ côi (làm tín đồ dễ động lòng hơn, rút hầu bao nhiều hơn).
14. Những CBĐT này thần sắc phần lớn không được thiện lương cho lắm (mặt mũi lờ đờ, gian xảo). Cũng dễ hiểu thôi là vì chúng được đào tạo từ một tổ chức bất lương, nhằm mục đích lường gạt người. Thế nên nét gian xảo (tâm bất chính) không khỏi bị lộ diện.
15. Tụng kinh ê a và lớn. Nếu chùa hợp pháp thì chúng thích gắn loa trong chùa để tiếng tụng được to hơn, uy thế hơn.
16. Nếu quí vị để ý sẽ thấy chúng tích trữ nhiều phim ảnh (movie) để giải sầu sau một ngày làm việc (kiếm tiền) mệt mỏi.
17. Nếu trong một khu vực có nhiều chùa của chúng thì chúng sẽ liên lạc làm lễ khác ngày, tạo điều kiện cho Phật tử có cơ hội đi chùa nhiều hơn, cúng chùa nhiều hơn.
Thưa quí vị, tôi là một người yêu Phật Giáo. Yêu nét hiền hoà, thân mến của ngôi chùa Phật Giáo.  Yêu hình ảnh dễ thương của tín đồ Phật Giáo khi đi viếng chùa. Và tôi yêu vô cùng cái triết lý tuyệt vời này của ngài Tất Đạt Đa. Tôi vui mừng khi thấy CĐNVHN,  mặc dầu quay cuồng trong thế giới đầy vật chất này, vẫn không quên văn hoá VN, vẫn không quên tìm cách tu tâm, dưỡng tính theo lời Phật dạy.  Nhất là đã bỏ công sức, tiền tài rất nhiều để làm công việc hoằng hoá Phật Giáo (xây chùa, làm công quả...).  Thế nên tôi viết bài này, không phải để phỉ báng chùa chiền, và những tu sĩ Phật giáo chân chính, mà là tìm cách vạch trần âm mưu, và mục đích của Việt Cộng đã làm thoái hoá đi nền tảng Phật Giáo VN, làm xấu đi hình tượng đẹp của những bậc chân tu, làm ô uế đi hình ảnh trang nghiêm, hiền hoà, thanh đạm, dễ thương và nhất là vô chính trị của ngôi chùa VN.
Chúng ta, nếu muốn diệt đi lũ VCĐT này thì phải diệt đi động lực và mục đích chính của chúng . Mà động lực mạnh nhất là gì? Thưa quí vị, đó chính là "TIỀN HOẶC TÀI CHÁNH".font-size: 16pt Theo thiển ý, nếu chúng ta biết hoặc nghi ngờ một ngôi chùa nào đó có CBĐT khống chế, thì xin quí Phật tử cắt đứt mọi liên lạc, hoặc ủng hộ đến ngôi chùa đó . Đồng thời thông tri cho quí đồng hương trong địa hạt để chúng ta có thể đoàn kết cật lực điều tra, bứng gốc rễ của chúng đi. Nếu chúng ta còn nữa nghi nữa ngờ thì cũng nên dè dặt trong việc cúng dường. Mặc dầu việc cúng dường tam bảo hay xây chùa là tốt đẹp, là việc nên làm trong công cuộc hoằng dương Phật Pháp. Nhưng nếu chúng ta "cúng" không đúng chỗ (cúng cho CBĐT) thì sự cúng dường này gây ra tai hại cho Phật Giáo còn nhiều hơn là không cúng.
Ngoài ra, tác giả cũng xin tha thiết yêu cầu quí Phật tử, quý thầy ngưng hoặc gia giảm việc nhờ cậy (rước) các sư từ VN, hoặc có lai lịch bất minh đến chùa của mình để giúp đỡ trong việc lễ nghi, cúng kiến. Nếu chúng ta thiếu thầy làm lễ thì cũng xin cố gắng "liệu cơm gắp mắm" tự túc. Không nên rước cọp vào nhà (chùa) bằng cách đem bọn CBĐT vào trong chùa của mình.
Bài viết này chỉ nói lên thiển ý của tác giả được tích lủy qua nhiều kinh nghiệm giao tiếp với những tập đoàn sư VC. Tác giả, bản thân cũng là một Phật tử,  rất là không muốn làm tổn hại đến niềm tin, tín ngưỡng của bất cứ quí Phật tử nào. Chỉ hy vọng đóng góp chút kiến thức cho CĐNVHN nhằm củng cố lại nền móng Phật Giáo VN ở hải ngoại mà VC đã hủy hoại đi quá nhiều. Tác giả cũng tha thiết yêu cầu quí vị Phật tử đồng hương để tâm đến những con buôn tôn giáo này (CBĐT) khi quí vị ra sức cho chùa chiền, cúng dường tam bảo, đặc biệt là những ngôi chùa không có ban trị sự.
 
Kính bút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Minh Hiền.

Chiếc Xe Thổ Mộ


 
Vừa bước chân vô quán tôi đã nhận ra người thiếu nữ có đôi con mắt thật đặc biệt đang ngồi trong góc và nhìn tôi chằm chằm. Đây là lần thứ ba tôi gặp cô. Hai lần trước - cách nay chỉ vài ngày - khi đó tôi đang thả bộ đến quán café này và tôi đã gặp cô đứng trước cổng công viên Tao Đàn như thể cô đang chờ đợi người nào đó. Có một điều đã làm cho tôi phải chú ý đến cô là vì đôi mắt của cô. Đôi mắt đó tôi chỉ nhìn thoáng qua nhưng ngay tức khắc tôi phải quay mặt lại nhìn ngay đôi mắt của cô một cách chăm chú như thể tôi đã bị thôi miên. Tôi sợ có người thấy tôi nhìn cô gái cách sỗ sàng sẽ cho tôi là ông già còn ham gái trẻ. Một ông già hơn bảy mươi bảy tuổi ăn mặc xuề xòa như tôi thì còn ham muốn gì nữa mà nhìn gái trẻ chứ.
Cô gái vẫn đang nhìn ngay tôi nhưng hai tay cô lại đang mân mê một vật mà, thoạt nhìn tôi đã nhận ra đó là chiếc xe thổ mộ - chiếc xe có một con ngựa kéo để chở hàng và chở người rất thông dụng vào những năm của thập niên bốn mươi năm mươi của thế kỷ thứ hai mươi.
Tôi là khách quen của quán café nên mỗi lần tôi đến đây nhân viên của quán đã biết “gu” của tôi như thế nào rồi nên, chưa đầy một phút cô tiếp viên đã đem đến cho tôi ly café sữa nóng. 
Tôi quay đầu lại phía sau để xem cô gái đang làm gì, thì, cô đã biến đi đâu mất rồi, nhưng trên bàn chiếc xe thổ mộ xưa vẫn còn đó. Chắn chắn cô gái không thể đi vô nhà vệ sinh được vì người lao công đang làm vệ sinh. Cô cũng không thể đi ra khỏi quán được vì cô phải đi ngang qua chỗ tôi ngồi. Tôi hỏi cô tiếp viên đồng thời chỉ tay về cái bàn có chiếc xe thổ mộ nhỏ:
- Cô gái ngồi ở cái bàn đó đi đâu cô có biết không?
Cô tiếp viên nhìn theo hướng tay tôi chỉ rồi quay lại nói nhỏ với tôi:
- Bác ơi. Có lẽ đèn trong quán mờ quá nên làm cho bác tưởng... chứ đâu có ai ngồi ở cái bàn đó đâu bác.
- Ơ… Tôi mới thấy...
- Cái bàn đó không có khách bác à.
Tôi lại chỉ tay về hướng cái bàn và hỏi:
- Thế cái xe ngựa… cái xe thổ mộ đó là của ai?
Nghe tôi nói cô tiếp viên liền đi đến cái bàn đó và cầm chiếc xe thổ mộ lên ngắm nghía với vẻ mặt ngạc nhiên. Cô tiếp viên hỏi người ngồi ở quầy tính tiền:
- Bàn này có khách không chị?
Người kia lắc đầu. Thấy vậy tôi ngoắc cô tiếp viên lại gần và cầm cái xe thổ mộ rồi cũng nhìn ngắm thật kỹ. Chiếc xe và con ngựa được làm bằng cây và đánh vẹc-ni bóng loáng. Tôi nhìn thấy bên hông chiếc xe có ghi hàng số 13 - 09 - 1947. Tôi định đưa chiếc xe lại cho cô tiếp viên thì, ngay lúc đó tôi bỗng giật nẩy cả người lên nên vội vàng nhìn lại những con số một lần nữa. Tôi ngước nhìn nhanh lên tấm lịch treo tường, tờ lịch của ngày 13 - 09 - 2009. Mồ hôi trong người tôi bỗng tuôn ra như tắm và chạy dọc theo sống lưng làm chỉ trong có tíc tắc đã ướt đẫm hết cái lưng của tôi. Tôi vừa chợt nhớ ra khuôn mặt của cô gái mà tôi đã gặp tổng cộng ba lần là ai rồi.
Tôi nhìn chiếc xe thổ mộ không chớp mắt. Mặt của tôi lúc này chắc chắn phải nhợt nhạt lắm vì mồ hôi đang chảy dầm dề từ trên trán xuống làm cho cả hai con mắt bị cay sè. Tôi như người bị mê sảng nên lảm nhảm nói đi nói lại chỉ một câu:
- Như vậy là tôi chỉ còn sống đúng một tháng nữa thôi… Như vậy là tôi chỉ còn sống đúng  một tháng nữa thôi. Như vậy là tôi chỉ còn sống đúng một tháng…
Tôi đứng bật lên như có cái lò xo đẩy người tôi lên và tôi liền bước đi ra khỏi quán đến quên cả uống và trả tiền ly café.  Có lẽ cô tiếp viên của quán nghĩ tôi đang lên cơn điên đến nỗi nói lảm nhảm chỉ có một câu nên cô sợ mà vì vậy cô không gọi tôi lại chăng? Tôi cứ vừa đi vừa lảm nhảm chỉ một câu đó cho đến khi bước chân vô hẳn trong nhà.

                                                                          ***

Đã năm tháng trôi qua kể từ ngày gia đình tôi dọn về ở trong khu đồng ruộng vắng vẻ vùng ĐaKao này. Chung quanh khu nhà tôi, tôi đếm được chỉ có tám căn nhà và tổng cộng có hai mươi mốt người.Thời gian đó toàn thành phố Saigon Gia Định dân cư vẫn còn rất thưa thớt nên ngoài những khu trung tâm thị tứ ra, những vùng chung quanh phần nhiều vẫn còn là những khu hoang vắng đầm lầy hoặc ruộng lúa và sông ngòi chằng chịt. Gia đình tôi chạy loạn từ miền Trung vào và cũng không khó khăn lắm để kiếm được một miếng đất dựng lên một căn nhà khá lớn ở đây.
Tôi là con trưởng trong gia đình và có bốn người em. Năm đó, năm một chín bốn bảy tôi đã mười bảy tuổi nên tôi cũng muốn phụ giúp gia đình bớt gánh nặng trong sinh hoạt thường ngày. Tôi đã nhờ bạn bè giúp tôi tìm một chỗ dạy kèm cho trẻ em.
Rồi một ngày kia tôi được bạn bè giới thiệu một công việc đúng như ý muốn là dạy kèm cho bốn em nhà ở vùng Phú Nhuận. Ngày đầu đến nói chuyện, tôi không dấu nỗi vẻ thất vọng khi được cho biết công việc chỉ bắt đầu vào lúc bảy giờ tối và kết thúc lúc chín giờ ba mươi. Thất vọng là vì nơi mà tôi mỗi tối đến dạy kèm cách nhà tôi cũng khoảng chục cây số mà lại là khu vực quá vắng vẻ. Phía sau hai dãy nhà mặt tiền ở con đường chính vẫn còn là những cánh đồng lúa nên sẽ không có xe chạy vào thời gian tôi chấm dứt công việc và, nếu phải đi bộ về nhà thì tôi không dám vì đường quá vắng vẻ âm u. Thật sự thì tôi cũng sợ ma lắm. Thấy tôi có vẻ lo lắng nên ông bà chủ hỏi:
- Cậu thấy có điều gì không vừa lòng thì nói cho chúng tôi biết?
- Dạ... chín giờ rưỡi thì trễ quá mà cháu lại không có phương tiện di chuyển.
- Chuyện đó không sao đâu vì chúng tôi thấy mới đây có chiếc xe thổ mộ đến đậu ngay ngã tư Phú Nhuận. Nếu cậu đồng ý công việc và điều kiện thì chúng tôi sẽ chịu luôn tiền xe cho cậu. Cậu cứ hỏi xem giá cả như thế nào rồi cho chúng tôi biết.
Tôi cám ơn sự ưu ái của ông bà chủ và hẹn tối ngày mốt sẽ bắt đầu công việc.

                                                                ***  
                                                    
Đi bộ từ nhà ông bà chủ ra đến ngã tư Phú Nhuận, tôi nhìn thấy một chiếc xe thổ mộ đã đậu ở ngã tư từ lúc nào rồi. Vị chi tôi mất đúng mười lăm phút đi bộ từ chỗ làm việc ra đây. Thấy tôi nhìn chiếc xe, người xà ích già lên tiếng mời chào: 
- Cậu đi về đâu cậu?
- Về Đakao… bao nhiêu bác?
- Dạ, sáu cắc.
Nhìn thấy trong xe không có người khách nào nên tôi hỏi:
- Còn bao lâu nữa thì chạy vậy bác?
- Dạ, cứ đúng mười giờ ba mươi dù không có khách thì cũng chạy cậu à.
- Mỗi đêm đều đúng giờ như vậy hả bác?
- Dạ.
Đường xá Sàigòn vào những năm cuối của thập niên bốn mươi còn rất vắng vẻ, cả ban ngày cũng vậy. Đường thì rộng thênh thang nhưng rất ít xe cộ và người. Mỗi đêm tôi đi bộ từ nơi làm việc ra đến chỗ xe thổ mộ luôn luôn cũng chỉ một mình tôi chứ tuyệt nhiên không thấy một người nào trên đường. Thảng hoặc tôi mới thấy một chiếc xe chạy qua. Nhà ở hai bên đường Võ Di Nguy từ ngã tư Phú Nhuận lên đến Đakao thì hầu hết sau chín giờ đều đã then cài cửa đóng. Những cây đèn điện ở hai bên đường không đủ soi sáng lắm, nhất là khoảng từ chợ Phú Nhuận lên đến cầu Kiệu. Có lần tôi đã nghĩ quẩn là nếu chẳng may có một bọn cướp nào đó xông ra chận chiếc xe thổ mộ bắt người xà ích và tôi lôi vào con đường hẻm nào đó để khảo của thì cũng chẳng có ai dám đến cúu chúng tôi. Cảnh sát cũng chưa chắc đã dám can thiệp nữa nói chi đến người dân.
Có những lúc tôi cũng sợ khi nghĩ vu vơ về những chuyện ma quỉ hiện ra nhát người đi đường mà tôi thường được nghe ba má tôi kể lại, nhưng rồi tôi vội gạt những ý nghĩ đó ra khỏi đầu ngay. Tôi không muốn tự làm cho mình hèn nhát. Từ đêm đầu tiên cho đến hôm nay cũng chỉ một mình tôi là khách nên có đôi lúc tôi nhìn người xà ích từ phía sau lưng và cảm thấy tội nghiệp cho ông.
Đúng một tháng và một tuần làm việc trôi qua trong êm đềm thì, một đêm kia - thường thì tôi  ngồi quay lưng lại với người xà ích và để hai chân được thòng xuống cái bàn đạp dùng để cho khách bước lên xe - tôi đang nhìn trời và cảnh vật hai bên đường, mặc dù cảnh vật vẫn giống như mọi đêm, nghĩa là ở những nơi có cột đèn đường thì còn sáng chứ từ chợ Phú Nhuận lên đến cầu Kiệu thì không. Đột nhiên chiếc xe thổ mộ từ từ chạy chậm lại. Tôi quay nhìn ra phía trước thì thấy có người đứng bên đường đang đưa tay đón xe. Tôi chuyển chỗ ngồi và tránh qua một bên thì cũng vừa lúc người xà ích lên tiếng:
- Cô về đâu cô?
- Qua khỏi cầu Kiệu bao nhiêu tiền hả bác?
-Dạ, hai cắc cô ạ.
Khách là cô gái mà vì chỗ cô đứng đón xe không có ánh đèn nên tôi không thấy được rõ mặt. Cô gái thoáng nhìn tôi với cử chỉ hơi lúng túng khi tìm cách bước lên xe vì cái bàn đạp có hơi cao mà tay của cô thì đang ôm mấy quyển sách. Cuối cùng cô gái cũng bước được lên xe và ngồi giống như tôi đang ngồi. Nghĩa là cũng để hai chân thòng xuống chỗ có bàn đạp. Có lẽ cô gái không muốn ngồi hẳn vào trong xe vì như vậy hai chân của cô phải bị co lại.
Tôi rất vụng về trong giao tiếp, nhất là với phái nữ. Có thể nói là chưa bao giờ tôi có dịp trò chuyện thân mật với một cô gái nào cả. Tuy đang là ban đêm và trời lạnh, nhưng tôi cảm thấy mặt nóng bừng lên khi xe chạy ngang qua chỗ có ánh đèn điện và tôi liếc nhìn lướt qua người con gái để nhận ra là nàng rất đẹp. Đẹp lắm! Tuổi của cô nàng có lẽ cũng bằng tuổi của tôi. Mùi thơm da thịt từ người của cô nàng tỏa ra làm tôi ngây ngất và càng làm cho tôi rụt rè hơn. Người con gái từ khi thấy tôi nhìn lén thì từ đó nàng cứ cúi mặt nhìn xuống đường như thể cô muốn tìm kiếm vật gì đó dưới đường. Cô nàng luôn ôm mấy quyển sách sát vào ngực như sợ nó sẽ bị người ta cướp mất. Thỉnh thoảng cô nàng cũng có ngước mặt lên một chút và rồi lại nhìn xuống mặt đường ngay. Mỗi lần chiếc xe thổ mộ nghiêng qua nghiêng lại vì mặt đường gập ghềnh rồi sự đụng chạm giữa cô nàng và tôi làm cho cô nàng giống như con giun vì cô co hai chân lên và thân mình thì muốn thu nhỏ lại để... ẩn mình. Những lần như vậy tôi chỉ biết nói lí nhí trong miệng hai tiếng xin lỗi mà tôi không biết cô nàng có nghe được hay là không.
Xe vừa chạy lên giữa cầu thì cô nàng quay đầu lại nói với người xà ích:
- Ngừng ngay dốc đầu cầu nghe bác.
Sau khi trả tiền, cô nàng bước xuống xe rồi thoăn thoắt đi xuống những bực thềm để đi vào xóm nhà nào đó mà tôi cố giương cho thật lớn hai con mắt lên để nhìn theo chiếc áo dài trắng của cô nàng cho đến khi mất hút. Vậy mà tôi cũng không thấy một nhà nào có ánh đèn cả.
Ba đêm kế tiếp, cũng đúng tại địa điểm cũ, người con gái cũng ra đón xe và người xà ích cũng lập lại lời mời khách như ông đã từng mời tôi và cô gái lần đầu tiên.
Ngày mai thứ bảy cuối tuần tôi được nghỉ. Nhưng ông bà chủ muốn mời tôi dùng bữa cơm với gia đình. Nếu không vì muốn gặp lại cô gái cùng đồng hành ba đêm liền thì tôi đã từ chối vì công việc ở nhà và ở trường quá nhiều.
Cả ngày thứ bảy tôi cứ nhớ mãi về người con gái cùng đồng hành trên một đoạn đường ngắn ngủi và tự hỏi nàng làm gì và từ đâu đi ra đón xe vào thời điểm mà trên đường gần như hoàn toàn không còn một người bộ hành nào qua lại. Hay... cũng có thể lắm. Có thể cô nàng cũng đi dạy kèm như tôi chăng? Rõ ràng cô nàng cũng có ôm một chồng sách giống như tôi vậy mà. Nhưng, cô nàng trú ngụ ở căn nhà nào trong cái khu còn đầy ruộng nước hoang vắng mà cách phục sức của cô thì lại quá sạch sẽ với cái áo dài trắng tinh? Chắc chắn cô nàng không thể là… tôi vội xua đuổi ý nghĩ kinh dị vừa thoáng qua trong đầu và tin rằng cô nàng không thể là ma quỷ hiện lên để chọc ghẹo, để nhát tôi. Chắc chắn cô nàng cũng đang dạy học như tôi vì tối nay thứ bảy mà cô nàng không ra đón xe như ba hôm trước tức tôi đã nghĩ đúng. Và, đúng như tôi đã nghĩ, tối thứ bảy hôm đó cô nàng không ra đón xe.
Tối ngày thứ hai đầu tuần bà chủ cho tôi được về sớm một tiếng rưỡi vì lũ trẻ sẽ được bà đưa đi đâu đó. Được về sớm hơn một giờ, tôi thả bộ ra ngã tư Phú Nhuận. Người xà ích và chiếc xe thổ mộ chưa đến. Thời gian còn hơn cả tiếng đồng hồ nên tôi đi dọc theo đường Võ Di Nguy để nhìn ngắm các cửa tiệm. Ngay tại ngã tư phía tay trái tôi hướng về cầu Kiệu có một vườn ươm cây rất lớn hiện đã đóng cửa. Đối diện phía bên kia đường là nhà may Âu phục Bảo Toàn mà tôi định đến kỳ lương tôi sẽ đến đó may vài bộ… hiện cũng đã đóng cửa. Xa hơn một chút là ngã ba đường chưa được trải nhựa và rất nhỏ. Xa hơn một chút có ngôi trường làng tên Võ Tánh và sát ngay bên là tòa nhà của Hội Đồng Xã Phú Nhuận mà tôi thấy có một người lính đứng gác phía trước cổng. Xa hơn chút nữa về phía bên trái có một khu đất rộng lớn mà người ta đang xây rạp chiếu phim mà ông bà chủ đã có nói cho tôi biết, đồng thời ông bà cũng nói là sau khu đất rộng lớn đó là khu nhà của nông dân sinh sống bên những cánh đồng lúa chạy dài đến khu nhà của ông bà. Phía trước khu đất rộng, bên kia đường có một cái đình mà tôi không biết tên vì nơi đó không có ánh đèn. Phía trước đình có một cái phông-tên nước mà giờ này vẫn còn nhiều người đến hứng nước. Đi thêm một quãng nữa tôi đã đến chợ Phú Nhuận. Giờ này dĩ nhiên chợ cũng không còn buôn bán nên vắng tanh và tối thui. Từ chợ Phú Nhuận đến cầu Kiệu, hai bên đường là hai dãy nhà lá, nhà tôn nhưng không có căn nhà nào có tầng lầu. Phía sau những căn nhà đó cũng là những cánh đồng ruộng mênh mông nước.
Bất chợt tôi nhìn về phía xa xa nơi mà đã ba đêm có người con gái cùng tôi trên chiếc xe thổ mộ. Tôi nghĩ người con gái có lẽ giờ này cũng đang ngồi đâu đó trong các căn nhà ở khu đó và đang dạy kèm cho mấy em nhỏ. Nhìn đồng hồ thấy đã gần đến giờ nên tôi quay trở lại ngã tư Phú Nhuận.
Từ xa tôi đã thấy chiếc xe thổ mộ đậu sẵn tự bao giờ. Người xà ích có lẽ quá mệt suốt một ngày lao động nên ông nằm ngã lưng ra sàn xe và chân này gác lên lên chân kia còn cánh tay phải đang vắt ngang trán. Người xà ích già có lẽ đang ngủ. Con ngựa thì thỉnh thoảng co cái chân trước lên rồi nhịp nhịp xuống mặt đường như thể nó đang bực bội vì phải đứng yên một chỗ. Tôi không muốn làm mất sự yên tĩnh của người xà ích nhưng tôi phải tằng hắng vài cái để cho ông biết là tôi đã đến. Thật ra thì tôi cũng không muốn người con gái phải đứng một mình chờ xe lâu trên quãng đường quá vắng vẻ.
Đêm nay, với sự háo hức trong lòng mong được gặp lại người con gái đi cùng trên chiếc xe trong mấy đêm qua thì… chiếc xe thổ mộ đã bình thản chạy qua địa điểm nơi có người con gái vẫn thường đứng đón mấy đêm trước. Tôi cảm thấy hụt hẫng, cảm thấy buồn như vừa bị mất một vật quý giá. Tôi quay nhìn ông xà ích nhưng gương mặt của ông vẫn bình thản như những ngày qua. Ông cầm dây cương và mặt nhìn thẳng về phía trước như không cần phải thắc mắc làm gì đến việc thiếu vắng một người khách quen đêm nay.




                                                                         ***

Một tuần lễ đã trôi qua. Ba mẹ tôi như đã thấy tôi không được bình thường nhưng cả hai người vẫn không hỏi. Các em nhỏ mà tôi đang dạy kèm cũng không còn thấy thích thú những câu chuyện mà tôi kể nữa. Những câu chuyện không đầu không đuôi và thường thì tôi kết thúc bằng câu: “Ngày mai anh kể tiếp” làm mấy em nhỏ không vui.
Đêm hôm nay khi tôi vừa ra đến chiếc xe thổ mộ thì trời cũng vừa bắt đầu rơi những giọt mưa nhẹ xuống trần gian. Những giọt mưa đầu mùa. Tôi uể oải bước lên xe và ngồi co chân trong lòng xe vì tôi không muốn đôi giầy bị ướt. Tôi dựa đầu vào thành xe và nhắm mắt lại. Tiếng vó ngựa vẫn nhịp đều trên mặt đường cái âm thanh nghe quen tai mà mọi khi tôi rất thích nhưng đêm nay tôi cảm thấy cái âm thanh đó nó làm phiền tôi vô cùng.Tôi nhắm mắt lại nhưng trong cái đầu tôi lại cứ nghĩ về cô gái. Chiếc xe ngựa bỗng từ từ giảm tốc độ làm cho tôi giựt mình và ngồi thẳng người lên. Tôi ngoái cổ nhìn về phía lề đường vì biết chắc người xà ích cho con ngựa giảm tốc độ để đón người khách mà tôi đang mong đợi. Tôi vui mừng quá đỗi. Vui như lúc còn bé đón mẹ đi chợ về vì biết chắc sẽ được mẹ mua cho món quà hoặc cái bánh.
Cô nàng có vẻ lúng túng vì không biết phải ngồi như thế nào vì trời đang mưa thì, tôi đã lẹ làng ngồi ra phía ngoài như tôi vẫn thường ngồi để chỗ cho cô nàng ngồi được rộng rãi. Khi người xà ích chuẩn bị cho con ngựa cất vó chạy thì cô nàng lên tiếng nói khơi khơi nhưng chắc chắn là nói cho người xà ích và tôi cùng nghe:
- Cả tuần nay... bị cảm mà bây giờ lại gặp mưa nữa… Xui xẻo quá!
Ôi chao, giọng nói của cô nàng nghe sao mà nhẹ nhàng nghe sao mà vi vút giống như cơn gió nhẹ thoảng qua tai. Giọng nói sao mà… ngọt còn hơn cả mật ong cả mía hấp nữa; tuy cô nàng đang bị cảm như cô nàng vừa cho biết.
Tôi quay nhìn qua phía cô nàng nhưng cô nàng đang hướng mặt nhìn về phía trước. Cơ hội đang có. Dịp may sẽ không đến... hai lần nếu tôi không lên tiếng về những gì đã ấp ủ trong lòng cả tuần qua thì sợ sẽ không còn dịp nữa. Và, thế là tôi hít một hơi cho vào đầy hai cái lá phổi rồi... rụt rè lên tiếng nói:
- Cô... cô nên cầm theo cái áo mưa...
Rõ ràng là tôi vừa nói ra một câu thật hết sức vô duyên. Chính tôi cũng không ngờ có cơn mưa bất chợt đến như đêm nay để đem theo áo mưa thì làm sao cô nàng biết trước được mà đem theo chứ. Nhưng, thật may mắn là cô nàng lại nở nụ cười và nói:
- Em… cũng không ngờ đêm nay lại có mưa.
Tôi nhìn cô nàng và muốn mở miệng ra nói, nói bất cứ chuyện gì nhưng, cái hột thị quái ác nó cứ nằm ngay cổ họng làm tôi cứ trơ hai con mắt ra nhìn cô nàng để trong lòng xao xuyến mà vẫn không nói được lời nào. 
Cô nàng có nụ cười quá xinh với hai hàm răng trắng muốt và thật đều. Dưới ánh sáng của những ngọn đèn đường hắt vào trong xe làm cho gương mặt của cô nàng thoáng ẩn thoáng hiện trông thật thanh tú và thật huyền ảo vì hai hàm răng cứ nổi lên màu trắng tinh. Tôi không biết cách nào để bắt chuyện nên hai bàn tay cứ hết chắp vào với nhau rồi lại xoa xoa vào với nhau như thể là đang bị lạnh vậy.
Sự im lặng thật dài, thật lâu, chỉ nghe tiếng vó ngựa gõ đều đều trên mặt đường giữa đêm khuya vang lên. Phút chốc chiếc xe thổ mộ đã lên đỉnh cầu và đang đổ dốc. Người xà ích đang ghìm cương để chiếc xe từ từ dừng lại. Tự nhiên tôi buột miệng:
- Cô hãy đi mau về nhà kẻo ướt. Tôi xin được trả tiền xe đêm nay giúp cô.
Một lần nữa, cô nàng nhìn tôi và nở nụ cười thật tươi đồng thời cô nàng cũng lí nhí câu cám ơn rồi bước nhanh xuống những bực thềm dẫn vào khu nhà tối tăm không có đến một chút ánh sáng chiếu rọi đến.
Ba má tôi đang ngồi chờ đón tôi trong phòng khách như mọi khi và, tôi thoáng thấy ánh mắt của cả hai người lộ lên nét ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi vừa đi vừa huýt sáo một bài hát thật vui nhộn.

                                                                             ***

- Thưa cô, tôi xin phép được…
Tôi vừa đi qua đi lại trong phòng ngủ vừa làm điệu bộ nghiêng mình về phía trước và nói như thể cô nàng đang đứng trước mặt tôi vậy. Nhưng, tôi chợt nhận ra là làm như vậy không được vì khi xe thổ mộ ngừng là cô nàng bước lên xe ngay trong khi tôi vẫn còn đang ngồi thì không thể nghiêng mình được. Có lẽ cô nàng cũng... có để ý, có cảm tình với tôi nên cô nàng đã đồng ý cho tôi trả tiền cuốc xe. Tôi… tự hứa với lòng là sẽ mạnh dạn trong lần gặp đêm nay.
Từ phía xa tôi đã nhìn thấy cô nàng đứng ngay chỗ đón xe mỗi đêm và tự nhiên trái tim tôi cứ đập liên hồi và đập thật mạnh. Cô nàng nhìn tôi gật đầu chào và đồng thời cũng ban phát cho tôi nụ cười. Mãi một lúc sau tôi mới mở được miệng ra nói:
- Có lẽ… cô cũng đi dạy ở gần chỗ cô đứng đón xe?
- Dạ đúng vậy. Sao… anh biết hay vậy?
- Tôi chỉ đoán đại vậy thôi vì… vì... vì tôi cũng đang dạy kèm cho bốn đứa trẻ ở khu ngã tư Phú Nhuận. Tôi tên Nam.
- Ô, vậy ra em và anh Nam có cùng một công việc. Mình là đồng nghiệp anh Nam há.
Tôi đổi cách xưng hô:
- Nhà… em ở...  ở dưới đó hả?
- Dạ, xuống hết mấy bậc thềm rồi quẹo phải sau đó quẹo trái đi theo mé sông đến căn nhà cuối cùng là nhà của em. Em sống với ba vì mẹ em mất lâu rồi. Em tên Thơm. Ban ngày em đi may tới chiều mới về. Ăn cơm xong nghỉ một chút là em lại đi đến gần chỗ mà em thường đứng đón xe. Em dạy kèm cho hai em bé gái. 
Xe đã đến chỗ mà Thơm phải xuống. Thơm nhoẻn miệng cười và nói lời từ giã:
- Hẹn anh Nam đêm mai. Cám ơn anh Nam đã trả tiền xe cho em hôm qua. Hôm nay anh Nam để em được tự trả nghe.
- Không đáng bao nhiêu Thơm à. Em cứ đi về đi. Chúc em ngủ ngon… em nhé.
- Cám ơn anh Nam nhiều lắm. Em... muốn mời anh Nam đến nhà em cho biết nhưng... em ngại vô cùng vì nhà em nghèo quá.
- Được em mời đến nhà là quý lắm rồi. Gia đình anh cũng đâu phải thuộc loại giàu có sang trọng gì mà dám chê ai.
- Vậy anh cứ hỏi trước… ông xe ngựa xem có chịu chờ để đón anh về không thì đêm mai em mời anh đến nhà cho biết nhà. Thôi bây giờ em về nghen. Chúc anh Nam ngủ ngon.

                                                                         ***

Tôi lẽo đẽo đi theo sau Thơm như cái bóng. Vì đường đi quá tối nên Thơm vừa vấp vào một vật gì đó nằm trên đường và như muốn ngã chúi về phía trước nhưng, tôi đã kịp thời đỡ được Thơm. Thân thể người con gái chạm vào tay tôi rồi chuyền qua tôi một cảm giác lạnh buốt. Tôi thấy thật ái ngại cho nàng. Vì sao đêm hôm khuya khoắt như thế này mà nàng lại không cầm hờ theo cái áo lạnh khi mà nàng đã trải qua một cơn bệnh kéo dài cũng cả tuần lễ. Tôi vừa nhớ lại là mấy đêm vừa qua Thơm thường hay ngồi co ro và ôm sát chồng sách vào lòng như để cho hơi ấm không thoát được ra khỏi thân thể nàng. Tôi nghĩ và thấy thương Thơm nhiều hơn. Tôi nghĩ là tôi sẽ tặng nàng cái áo ấm thật đẹp vào đêm mai.
Đi hết một dãy nhà khoảng tám căn mà mỗi căn cách nhau cũng có gần hai mươi thước, Thơm dừng lại trước một căn nhà ở cuối dãy. Căn nhà khá nhỏ được che chắn chung quanh bằng ván cây mỏng và nóc nhà thì lợp lá. Thơm đẩy nhẹ cánh cửa rồi gật đầu với tôi ra hiệu bước theo nàng vào bên trong. Gần ngay cửa ra vào có đặt một cái bàn nhỏ, trên bàn đặt một cây đèn dầu cũng nhỏ đang leo lét cháy. Kế bên cái đèn là bình nước với bốn cái ly nhỏ và được đựng chung trong một cái dĩa bằng nhôm. Sau cái bàn là cái giường được che chắn bởi một tấm màn màu trắng. Phía bên trái là nhà bếp. Cạnh cái bếp có treo một cái võng và trên đó có người đàn ông đang nằm mà tôi đoán là ba của Thơm. Thơm lên tiếng khi người đàn ông bỏ chân xuống khỏi võng.
- Con mời anh Nam ghé nhà mình cho biết. Anh Nam là người đã trả tiền xe cho con mà con đã có kể cho ba nghe rồi đó.
Tôi không thấy rõ được mặt ba của Thơm vì ánh đèn dầu không đủ soi sáng khắp căn nhà. Tôi khoanh tay lại và gật đầu chào.
- Chào bác ạ.
Thơm nói:
- Anh ngồi xuống đó đi. Em pha trà anh uống cho ấm nhé. Em bị lạnh quá. Em sợ bị bịnh quá anh Nam à.
Trong lúc Thơm nấu nước tôi nói như lo lắng cho Thơm:
- Người em lạnh lắm. Lạnh cứ như là... tảng băng vậy. Em đi làm đêm mà ăn mặc như vậy dễ bị bịnh lắm.
- Em định tới đầu tháng này sẽ mua một cái áo lạnh thật dầy chứ mỗi đêm cứ như vầy thì sợ sẽ không kéo dài được lâu.
Niềm cảm xúc trổi dậy trong lòng tôi vì Thơm nghèo nhưng thật thà quá. Thơm nói chuyện thật tự nhiên và rất thân tình. Thơm cầm ly nước đến mời tôi:
- Mời anh Nam uống nước cho ấm.
Tôi đón ly nước từ tay Thơm. Bàn tay của nàng tuy đang cầm ly nước nóng vậy mà cũng lạnh ngắt. Hớp nước vừa trôi qua cổ họng tôi liền cảm thấy trong người nóng ran lên như có cả ngọn lửa đốt bên trong và lòng tôi rạo rực khi thấy Thơm đang nhìn tôi. Bỗng Thơm đưa cả hai bàn tay lạnh ngắt về phía tôi. Tôi liền nắm chặt hai bàn tay của Thơm như muốn truyền hơi ấm qua cho nàng. Thơm nói như mời gọi:
- Anh Nam đến đây nằm với em.
Tôi không thể từ chối nên liền đứng lên đi lại giuờng và nằm xuống.
- Em lạnh quá. Anh ôm em cho ấm đi anh.
Tôi hành động như cái máy mà không hề tự chủ được hành động. Thơm gỡ tay tôi ra và nàng đứng lên. Tôi thấy Thơm đang từ từ cởi bỏ cái áo dài ra và, Thơm cũng cởi bỏ luôn cái nịt vú ra luôn. Thơm quay lưng lại phía tôi rồi nàng cởi cái quần của nàng ra. Thơm nằm xuống bên cạnh và ôm chặt tôi. Tấm thân trắng nõn nà không còn một mảnh vải che thân và lạnh như tảng nước đá mà giờ đây tôi như không còn thấy lạnh nữa. Thơm đang ôm tôi nhưng bàn tay của nàng cũng thoăn thoắt cởi bỏ tất cả những gì trên người tôi ra.Trong cơn ngây ngất đê mê tôi đã nói với nàng những lời xuất phát tự con tim đang yêu say đắm:
- Thơm ơi… anh yêu em, anh muốn chúng mình chung sống với nhau. Anh muốn em và anh chung sống suốt đời.
Thơm siết chặt tôi hơn và thì thầm bên tai tôi những lời như là lời nguyền mà suốt cả cuộc đời tôi không bao giờ quên được:
- Hôm nay là ngày mười ba tháng chín năm một ngàn chín trăm bốn mươi bảy. Đêm nay em sẽ trao cho anh cái quý nhất của đời em. Sáng mai đây hai đứa mình tạm thời xa nhau. Nhưng, những ngày xa em sẽ không có một cô gái nào đến chung sống với anh được lâu dài vì, rồi em sẽ đến đón anh về chung sống với em vĩnh viễn. Em sẽ đến trước một tháng để báo cho anh biết và em cũng sẽ đến với chiếc xe thổ mộ; chiếc xe mà hằng đêm ba em vẫn thường đưa anh về nhà.
Tôi nghe rõ những gì nàng nói và tôi muốn hỏi tôi muốn nói nhưng tôi lại không thể há miệng ra được. Thơm kéo tôi nằm hẳn lên người của nàng. Chúng tôi quyện chặt lấy nhau và… Tôi đã chìm vào giấc ngủ sâu.

                                                                        ***

Một tuần sau tôi trở lại khu đất có căn nhà của Thơm. Khu đất không còn căn nhà nào nhưng có mấy ngôi mộ vô chủ. Những người đi làm ruộng buổi sớm mai đã nhìn thấy tôi nằm mê man cạnh bên một ngôi mộ và đã cứu tôi. Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được một gia đình sống gần khu đất đó đã lâu năm và, người đàn ông chủ nhà kể cho tôi nghe về những ngôi mộ vô chủ kia:
- Cô Thơm thì tôi không biết. Nhưng, ở chỗ có những ngôi mộ hoang đó thì… nhiều năm trước có một gia đình chỉ có hai cha con sinh sống với nhau. Người cha làm nghề chạy xe thổ mộ. Người con gái làm nghề thợ may. Nhưng tôi không biết tên. Vào khoảng… đâu cuối tháng chín năm 1945 có mấy người tự xưng là Việt Minh và Thanh Niên Tiền Phong đã đến khu đó. Mấy người đó toan hãm hiếp cô thợ may nhưng cô đã lấy cây kéo cắt vải tự đâm vào ngực để tự tử. Vừa lúc đó người cha đi đâu về và, có lẽ sợ chuyện đổ bể nên bọn người đó giết người cha chết luôn. Sau khi giết người xong, bọn chúng đốt căn nhà với hai cái xác bên trong để phi tang. Căn nhà đang cháy dở dang thì một cơn mưa đổ xuống và làm tắt đám cháy. Chúng tôi nhìn thấy xác chết của hai cha con nhưng chưa bị cháy hết nên đã chôn ngay tại nền của căn nhà đó, ngay đúng chỗ mà cậu nói cậu đã bị trúng gió và nằm qua đêm.

Tôi biết thời gian của tôi chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ từ giã cuộc sống ở cõi tạm này. Lúc mới thấy lại chiếc xe thổ mộ trong quán café tôi đã quá sợ hãi. Nhưng, bây giờ thì tôi đã hoàn toàn bình tâm và đã sắp xếp mọi chuyện đâu vào đó cả rồi. Tôi vui mừng chờ đón điều sẽ phải xảy đến. Và, trong khi chờ đợi thì mỗi ngày tôi vẫn đều đặn đến quán café một lần.
Có một điều chắc chắn là chỉ có một mình tôi là người sung sướng nhất trên quả địa cầu này. Tôi xác định như vậy vì chỉ còn mười ba ngày nữa là tôi sẽ được người đẹp - rất đẹp - đến đón về chung sống với nàng.
Tôi đã bảy mươi tám tuổi rồi. Đến tuổi này mới chết thì xem ra cũng là thọ lắm rồi. Hơn nữa khi chết tôi lại được đến sống ở một thế giới khác với người yêu tôi, dù rằng tất cả mọi người luôn xem những người ở thế giới bên kia - nếu hiện ra cho ta thấy - đều là ma cả./.

ToPa (Hòa-Lan)

Chuyện về 30/4

Chuyện thật kể về tấm thẻ bài của cô bác sĩ Vivian Le

Con gái 5 tuổi lạc qua MỸ năm 75 học ra bác sĩ về Vn chưa bệnh từ thiện, ra Nhatrang tìm lại cha mẹ các em,tình cờ xe hết xăng ngay chỗ mẹ ruột và 2 em đang cải táng mộ cha gần đó...., bảo lãnh qua Mỹ.                 

Câu chuyện được bắt đầu vào sáng ngày 23-3-1975

Sau khi chồng và con trai bị chết vì đạn pháo kích của Vc đồng thời bị thất lạc đứa con gái trong ngày di tản tại bãi biển Chu Lai, chị Buôn quấn quýt chạy khắp nơi để hỏi thăm về đứa con gái của mình…chị đã được một người chạy nạn cho biết:
“Con bé khoảng 9 hay 10 tuổi mặc cái áo xanh, quần đen, cổ có đeo cái thẻ bài của lính là con chị sao? Nó được một người trên ca-nô nhào xuống nước bơi vào vớt nó đưa lên ca-nô ra tầu lớn rồi. Thật là may mắn cho nó!”…

Lệ, đứa con thất lạc của chị Buôn được đưa lên tầu Hải quân với chiếc thẻ bài đeo toòng teng nơi ngực. Người ta thấy có khắc tên: Lê văn Buôn Số quân: …. Họ hỏi Lệ. Lệ nói đó là tên ba nó, ba Buôn của nó, bị lọt lại với má và ba đứa em tại bãi biển Chu Lai. Mới đầu Lệ sụt sùi khóc nhưng có người đàn bà ngồi gần bảo nó khóc không ích gì. Nó cắn răng nghe lời bà này, làm theo những gì người ta chỉ bảo. Tiếng nổ làm cho nó ù tai nhưng cái sợ làm nó quên cả. Kể từ lúc quả lựu đạn nổ, nó gần như mê đi cho đến khi có người vớt nó đưa lên ca-nô rồi lên tầu.

Người vớt nó lên ca-nô và đưa nó lên tầu, nhận nó là con nuôi là một Thiếu Uý Hải quân mới ra trường. Sau thời gian huấn luyện dài đằng đẵng, tim anh còn đầy ắp tình người dành cho đồng hương và cả nhân loại. Ước mơ của anh là những chuyến hải hành xa, đi đến chân trời góc biển, đi đến những đô thị lớn hoa lệ, nguy nga, ngợp ánh đèn về đêm và nườm nượp xe cộ, người đi bộ trên hè phố ban ngày.

Anh tên Lê trọng Nghĩa, 28 tuổi, quê quán ở miệt Thủ dầu Một, ra trường với hạng cao trong số hơn 60 sinh viên tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và hiện là một sĩ quan ưu tú của Giang đoàn 240 đóng ở miền Trung. Chiếc tầu Nghĩa và đứa con nuôi là Lệ về đến bến Bạch đằng Sàigòn vào tuần đầu tháng 4-1975, đang lúc Sàigòn lên cơn sốt y như miền Trung mấy tuần trước. Nghĩa đưa Lệ đến gửi vợ một người bạn trong trại Sĩ quan bến Bạch đằng, lại gửi tiền và nhờ Xuân Hà, tên vợ người bạn, đi mua sắm quần áo và những thứ cần thiết hàng ngày cho Lệ. Xuân Hà nhìn Nghĩa rồi nhìn Lệ và hỏi nhỏ Nghĩa:
“Con bé xin được ở đâu mà xinh quá vậy? Tốn vài tạ gạo nữa là đã ra dáng tiểu thư rồi. Anh lựa hay lắm.”
Nghĩa nghiêm nét mặt bảo Xuân Hà:
“Chị đừng nghĩ vậy. Ba má nó và ba đứa em còn kẹt lại Chu Lai. Chỉ có mình nó được tôi cứu lên tầu. Tôi nhận nó làm con nuôi.”
Xuân Hà tính đùa thêm một câu nhưng thấy mặt Nghĩa lạnh như tiền nên không dám cợt nhả nữa.

Ngày 28-4-1975, Nghĩa lại mang Lệ lên một chiếc tầu Hải Quân HQ thực lớn để chạy sang Guam. Nghĩa con một, cha mẹ Nghĩa đã lớn tuổi muốn sống và chết ở Thủ dầu Một nên không đi mặc dù trong thời gian ở Sàigòn, Nghĩa đã cải trang về thăm và mời ông bà đi.
Sau 5 tháng ở trong trại tạm cư ở Guam, Nghĩa và Lệ được một nhà thờ bảo trợ đi South Carolina. Từ đây, Nghĩa xin Basic Grant của tiểu bang để vào Đại học học Kỹ sư cơ khí. Ngoài giờ học, Nghĩa đi làm part time cho tiệm Sears ở downtown để lấy tiền chi phí ăn ở cho hai cha con. Nghĩa xin cho Lệ vào học ở trường tiểu học địa phương, có xe bus nhà trường đưa đón mỗi ngày và ăn sáng, ăn trưa miễn phí vì hai cha con Nghĩa chưa có lợi tức. Nghĩa chỉ thêm bài vở cho Lệ mỗi buổi tối sau khi cơm xong. Lệ thông minh nên học rất nhanh. Để giúp ba Nghĩa, nó biết đặt nồi cơm điện, luộc rau, luộc trứng, làm những món giản dị rồi chờ ba Nghĩa về ăn cơm.
Mặc dầu vào ngang thiếu căn bản 4 lớp đầu (học trình Hoa Kỳ), nhưng Lệ đã học xong lớp 5 Việt Nam, Lệ học lại với ba Nghĩa và một cô giáo Mỹ dạy kèm (tutor) tất cả những gì cần thiết chưa được học ở các lớp dưới, nhất là Anh ngữ, vì vậy Lệ tốt nghiệp Trung học lúc mới 17 tuổi với điểm trung bình 4.0, một thành tích vượt mức ngay với học sinh bản xứ.
Nhiều lúc Lệ nhớ ba má, nhớ các em day dứt nhưng nghe ba Nghĩa khuyên, Lệ phải cố quên. Lệ cũng nghĩ và tự nhủ lòng, có khóc, có nhớ ba má và các em cũng không làm được gì, chỉ cản trở việc học. Đã từng ở trong cảnh nghèo của cha mẹ ở Việt Nam, Lệ biết được đi học thế này là một diễm phúc vì vậy Lệ cố gắng và chăm chỉ hết mức. Ba Nghĩa cũng khuyên Lệ, sau này có thể có bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khi ấy Nghĩa sẽ tìm cách hỏi thăm tìm ra tung tích ba má và các em Lệ. Lệ nghe thế lại tạm yên lòng và hy vọng.

Mùa Thu năm đó, Lệ vào trường Đại học Y khoa South Carolina. Sau 3 năm, Lệ lấy Cử nhân Sinh Vật học với lời khen của Hội đồng Giám Khảo. Lệ chuyển qua học ngành Nhãn Khoa (Opthalmology). Năm 1990, Lệ đậu bằng Bác sĩ Nhãn Khoa hạng tối Ưu với lời ngợi khen của Ban Giám Khảo. Lệ được mời dạy môn Nhãn Khoa cho sinh viên cùng trường. Lệ hỏi ý kiến ba Nghĩa, sau đó Lệ xin khất cho đến khi trở về từ Việt Nam.

Tốt nghiệp xong, Lệ bàn với ba Nghĩa, lúc này đã có vợ và một đứa con trai 2 tuổi, ba Nghĩa đồng ý, Lệ đi mua vé máy bay về Việt Nam tìm cha mẹ và các em. Sau hơn 10 năm bế quan toả cảng cả nước sắp chết đói, lúc này (từ 1985) chế độ bắt buộc phải mở cửa cho kinh tế thị trường nên cũng dễ dàng cho Lệ đi lại.

Lệ và một người bạn thân về đến Chu Lai vào một buổi chiều mùa Hạ năm 1990 sau khi đã lặn lội đi bằng đủ thứ xe từ Sàigòn ra miền Trung. Sau 15 năm, quang cảnh cũ đã thay đổi nhiều. Có những căn nhà mới mọc lên nhưng cũng có nhiều căn trại cũ biến mất. Chỉ có bãi biển, trông vẫn như trước mặc dù có nhiều hàng quán mọc lên bán thức ăn, thức uống cho du khách. Trại Gia binh ngày nào không còn. Lệ muốn được gặp lại những người hàng xóm của ba má Lệ ngày xưa như vợ chồng bác Sáu, vợ chồng chú Đàm, vợ chồng cô Bé
để hỏi thăm về cha mẹ và các em nhưng đi quanh quanh làng xóm, Lệ không kiếm ra một người quen cũ.
Lệ đeo cái thẻ bài vào cổ như ngày 23-3-1975 ra bãi biển Chu Lai, nhà nào Lệ cũng vào hỏi thăm và cho con cái họ quà bánh Lệ đem từ Hoa Kỳ về, giơ chiếc thẻ bài cho họ coi và hỏi thăm xem có ai biết ba má và các em Lệ không? Nhưng tuyệt nhiên không ai biết. Vốn đã có định kiến, Lệ xin phép chính quyền sở tại, không quên quà cáp cho họ, để mở phòng mạch khám mắt miễn phí cho mọi người. Một nữ bác sĩ Hoa Kỳ, cô Ruthie O’Brien, bác sĩ gia đình, vốn là bạn thân và cùng ra trường một ngày với Lệ, cùng đi với Lệ về chơi thăm miền Trung Việt Nam, nhân dịp cũng bỏ đồ nghề ra khám bệnh và cho thuốc cùng những lời khuyên hữu ích để phòng ngừa bệnh tật. Các gia đình đến khám mắt và khám tổng quát, nhất là những ông già bà cả đều được hỏi về Trung sĩ Lê văn Buôn, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Bộ binh vào tháng 3 năm 1975 nhưng không một ai biết. Mỗi buổi chiều khi khám bệnh xong, Lệ và Ruthie thường ra bãi biển Chu Lai ngồi ngắm sóng và ngắm hoàng hôn trên biển, nghe những tiếng rì rào của sóng biển chạy vào bờ rồi lại trườn ra xa. Thấy bạn buồn vì không tìm ra gia đình, Ruthie lựa lời khuyên nhủ và hỏi Lệ có còn muốn đến nơi nào khác để kiếm không? Lệ nghĩ chỉ có hai nơi khác ba má Lệ có thể ở là Nha Trang, quê của ba và Trà Vinh, quê của má. Lệ nói cho Ruthie nghe những nơi Lệ hy vọng nhiều nhất, sau đó Ruthie khuyên Lệ nên đi Nha Trang.
Nha Trang không hứa hẹn nhiều cho việc tìm kiếm vì Lệ đã đến đây gần một tuần, đi khắp nơi hỏi nhưng không ai biết cựu Trung sĩ Lê văn Buôn và vợ con.
Lệ thất vọng hoàn toàn, thầm nghĩ chỉ còn một nơi nữa là Trà Vinh. Nếu tại Trà Vinh cũng không có tung tích thì coi như gia đình Lệ đã bị tiêu tán trong hoặc sau ngày 23-3-1975. Nghĩ đến đó, Lệ cảm thấy buồn muốn khóc. Ba má và các em đi hết chỉ để lại mình con thôi sao, thế thì con có sống cũng mang mối u hoài đau khổ ấy suốt đời! Thà con ở lại nhà chia sẻ những đau khổ với ba má và các em rồi chết chung một huyệt cũng là xong một kiếp người. Lệ buồn khôn tả và khóc mỗi đêm về nhưng không dám cho Ruthie biết.
Một buổi sáng, Lệ cùng Ruthie mướn một chiếc xe hơi với tài xế để đi thăm Hòn Chồng, nơi thắng cảnh đẹp có tiếng của Nha Trang. Thật ra Lệ không còn tâm trí đâu ngoạn cảnh vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng để chìu Ruthie, Lệ cho Ruthie đi nơi này nơi kia chụp hình lưu niệm và dọc đường có thể tìm vào các quán ăn ngon, các khách sạn sang trọng mướn phòng ngủ qua đêm. Lẽ ra trong chuyến đi này, Lệ mang theo vị hôn phu là bác sĩ Vĩnh quang Dũng, chuyên khoa bệnh tiêu hoá, tốt nghiệp trước Lệ 3 năm và hai người quen nhau khi cùng làm việc trong một bệnh viện nhưng Dũng phải đi Á căn Đình dự một Đại Hội Y Khoa toàn cầu về bệnh tiêu hóa, đại diện cho Bộ Y Tế Hoa Kỳ.
Còn vị hôn phu của Ruthie có cha già đang nằm bệnh viện chữa trị bệnh tiểu đường nên anh cũng không thể theo Ruthie đi du lịch Việt Nam được.
Sau khi đã dạo chơi bãi biển hơn hai tiếng đồng hồ, Lệ đề nghị tài xế chở vòng qua con đường phía sau, nơi đây lưa thưa có dăm cái nhà trên bãi cỏ hoang. Phong cảnh quá tiêu sơ và u buồn, không có bóng một đứa trẻ. Lệ và Ruthie bàn với nhau đi xuống cuối con đường rồi trở lại, trở về thành phố Nha Trang.
Mới đi thêm một khoảng ngắn, đột nhiên chiếc xe bốc khói ở máy. Tài xế vội cho xe ngừng lại và kiểm soát máy thấy máy cạn khô không còn một giọt nước. Anh ta hoảng hồn tắt máy và ngơ ngáo đi tìm xung quanh để kiếm nước châm vào máy. Đó đây, ngoài con lộ đắp bằng đất đỏ thì toàn là gò đống và bụi cây mọc lưa thưa, tít tắp xa mới thấy vài mái tranh hiện trên nền trời xanh lơ. Lệ và Ruthie phải ngồi chờ dưới gốc cây cho bớt nắng trong khi bác tài lội bộ đi tìm nước.
Chợt Lệ trông thấy một đám người lố nhố trên một cái gò, cách xa Lệ khoảng 400 mét. Lệ chợt nghĩ hay là họ đào huyệt chôn người chết như hồi còn bé Lệ đã thấy ở Chu Lai nhưng sao không nghe tiếng khóc cũng không thấy quan tài. Trí tò mò thúc đẩy Lệ vào đó coi xem sao. Lệ cũng có ý nghĩ giúp đỡ công việc họ đang làm, nếu họ quá nghèo, cần đến một, vài chục đô-la của Lệ.
Lệ nói cho Ruthie nghe ý nghĩ của mình, bảo Ruthie ngồi đó chờ mình nhưng Ruthie không chịu, đứng lên cùng đi với Lệ. Hai cô gái cứ tưởng gần và ruộng khô, nào ngờ coi vậy nhưng khoảng cách khá xa và có những chỗ nước ngập mắt cá, hai cô phải tháo giầy cầm trên tay để đi.
Khoảng sáu, bảy người vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ cắm cúi nhìn vào một cái lỗ huyệt đang đào do 4 thanh niên khoẻ mạnh, người cầm xẻng xúc đất đổ vào mê tre, kẻ bê đất đổ lên bờ, để dần dần hiện ra tấm nắp thiên bằng gỗ đen sì một cái quan tài.
Từ xa lội tới, hai cô gái đã bị những cặp mắt tò mò của đám người trên gò nhìn thấy và theo dõi. Khi hai cô tới gần, tất cả đều ngừng tay nhìn chằm chằm như nhìn một hiện tượng lạ.
Họ quá lạ lùng bởi từ xưa đến nay chưa có người ngoại quốc nào ăn mặc đẹp đẽ thế kia – đám người cho rằng cả hai cô là gái Mỹ, Pháp, Anh, Úc chi đó, lại lội ruộng vào cái gò này để coi cải mả.
Phải, họ đang cải mả. Họ đào cốt người thân chết đã lâu năm, bỏ sang một cái tiểu sành, kiếm chỗ thuận tiện, gần gũi hơn đặt xuống.
Lệ mở lời khi nhìn một người đàn bà lam lũ, già yếu, mặt mày nhăn nheo:
“Chào các bác, các chú, các anh, các chị. Cháu là người Việt sống tại Hoa Kỳ về thăm quê hương. Các bác, các chú đang cải táng cho thân nhân, phải không ạ?”
Nghe cô con gái nói tiếng Việt, cả đám người thật ngạc nhiên. Sao cô gái trông như Mỹ này, chỉ khác mớ tóc đen, lại là người Việt, nói tiếng Việt thạo quá. Họ bỏ xẻng cuốc đứng vây xung quanh hai cô gái. Người đàn bà lớn tuổi trả lời:
“Phải, người ở dưới huyệt là chồng tôi, chết từ năm 1975.”
Lệ nghe giọng nói người đàn bà có điều ngờ ngợ nhưng chưa dám tin là mình có thể đúng. Nhân tiện, cứ hỏi thăm xem có ai biết được ba mình không? Lệ chìa tấm thẻ bài đeo trong ngực áo ra cho họ coi, nói:
“Tấm thẻ bài này của ba tôi. Tôi không biết gia đình ông còn sống không và nay ở đâu. Ông tên là Trung sĩ Lê văn Buôn.”
Người đàn bà trân trối nhìn Lệ xong ngập ngừng nói:
“Thế này thực không phải. Xin lỗi…Có phải tấm thẻ bài này của lính Việt Nam Cộng hoà và cô là …Lệ phải không?”
Điều Lệ nghi ngờ đã đúng. Giọng nói người đàn bà và nhìn kỹ từ đầu đến chân, Lệ thấy đúng là má Lệ, không còn sai vào đâu được. Lệ ôm chầm lấy bà khóc rưng rức:
“Má ơi! Con đây, Lệ của má đây. Má còn nhận ra con không?”
Bà Buôn, phải, vì người đàn bà đó chính là vợ goá của Trung sĩ Lê văn Buôn, càng ôm chặt Lệ hơn. Bà rên rỉ:
“Lệ ơi, má đâu có ngờ Trời Phật còn cho gia đình mình ngày hôm nay. Người nằm dưới huyệt kia chính là ba con đó. Quả lựu đạn ngày 23-3 đã giết ba và thằng Chưởng. Còn lại hai đứa đứng kia, thằng Tung, con Bi giờ đã lớn từng đó.”
Lệ quay ra ôm hôn đứa em gái và thằng em trai. Chúng cũng xúc động nhưng không xúc động bằng má Lệ và Lệ vì khi xẩy ra biến cố tan nát gia đình, chúng còn quá nhỏ.
Bà Buôn hỏi Lệ:
“Con đeo tấm thẻ bài này 15 năm nay để đi tìm ba má và các em phải không?”
“Dạ, đúng thế má. Con đi tìm ba má và các em vì con đâu biết ba đã hy sinh ngày hôm đó.”
Ruthie đứng ngó mấy mẹ con ôm nhau cũng xúc động nhưng trong ánh mắt cô đọc thấy những tia sáng hân hoan vô bờ của bạn và của mẹ của bạn. Chuyến đi hoàn toàn thành công quá sức mong mỏi, cô lẩm bẩm.
Bốn thanh niên lại tiếp tục đào. Họ cậy tấm nắp thiên. Bộ xương người đen sì lõng bõng nước. Ruthie nhìn thấy sợ quá phải đứng tránh ra xa. Cô đã quen với xác chết trong các bệnh viện nhưng không phải là bộ xương đã rữa mục này. Lần đầu tiên Lệ nhìn thấy bộ xương cải táng nhưng Lệ không sợ mà Lệ muốn đứng thật gần để nhìn cho rõ hình hài của người cha đã sinh ra mình.
Khi má Lệ hỏi Lệ vì sao biết mà vào đây. Lệ thuật lại từ đầu tới cuối, vì sao xe phải ngưng lại, bác tài xế phải đi kiếm nước đổ vào máy xe để đi tiếp v.v…
Bà Buôn thắp lên mấy cây nhang và hai ngọn nến trong khi mấy người đàn ông đổ rượu trắng ra cái chậu sành và rửa từng khúc xương cho sạch, lấy giấy bản lau khô xong xếp vào một cái tiểu sành mầu đất nung đỏ quạch. Trong số người lo chuyện cải táng, có chú Năm thợ hồ có nhiều kinh nghiệm. Chú vừa làm vừa chỉ dẫn cho mấy anh thanh niên làm. Chú nói:
“Tôi học nghề cải táng từ năm mới 16 tuổi mà năm nay đã 55, coi như 39 năm trong nghề mà tôi chưa thấy một vụ nào lại linh thiêng như Trung sĩ Buôn đây. Nghe cháu Lệ vừa nói thì cháu đã để tâm tìm ba má cháu nhiều năm nhưng không ra tung tích; đến bữa nay hồn thiêng Trung sĩ dun dủi làm cho chiếc xe hơi đang chạy ngon lành bỗng hết nước ở ngay khúc đường này, xe bốc khói xuýt cháy máy và từ đó cháu Lệ mới có cơ hội lặn lội vào cái gò này vì tính tò mò và cũng vì tính thương người, muốn giúp đỡ người nghèo. Vì thế mà Trời Phật không bỏ cháu.”
Bác tài xế đã lặn lội đi xin được một bình nước đổ vào xe. Thay vì hai thanh niên phải khiêng chiếc tiểu sành, giờ này chiếc tiểu sành được bỏ lên xe, mọi người về nghĩa trang gần nơi cư ngụ của gia đình bà Buôn.
Nghe Lệ kể sơ lược từ lúc được ba Nghĩa nuôi vớt lên tầu và được học hành ở Hoa Kỳ, hiện đã là một bác sĩ Nhãn khoa Hoa Kỳ, tiền bạc dư dả, tương lai sáng lạn, bà Buôn quá sung sướng lại khóc. Bà chạnh lòng nghĩ đến người chồng bạc phước đã chẳng được sống thêm để nhìn thấy sự thành công của đứa con gái ông yêu quý nhất đời.
Huyệt mộ cho cái tiểu sành đựng nắm xương của người cha bạc số của bác sĩ Vivian Le đã đào xong, nhỏ và nông nên đào rất nhanh. Lần này nó không nằm trên gò đất chung quanh là sa mạc sỏi đá, cây cỏ hoang vu mà ở trong một nghĩa trang đẹp đẽ bên ngoài thành phố Nha Trang.
Khoảng 4 giờ chiều, mọi việc hoàn tất, bà Buôn, Lệ và hai đứa em của Lệ thắp hương, sụp quỳ, vái lậy, khấn khứa. Lệ cố hết sức giữ cho khỏi quá xúc động nhưng khung ảnh trắng đen của cha Lệ trước mặt lúc nào cũng như đang nhìn Lệ âu yếm làm Lệ tràn nước mắt và cái ngày độc địa 23-3-1975, tại bãi biển Chu Lai, lại hiện rõ mồn một như Lệ đang đứng sát bên cha Lệ, bám vào tay ông cho khỏi sóng đánh ra xa.
Nỗi buồn năm xưa dù chưa quên được nhưng hiện tại vẫn là đáng sống. Mẹ con bà Buôn đành phải khép lại trang sử đẫm máu của gia đình và của xóm giềng, thân thuộc để xây dựng ngày mai tươi sáng hơn.
Lệ đã đưa tiền cho má và em đi chợ mua các thức ăn về làm một bữa cơm đãi đằng chòm xóm và những người thân thuộc, trả công hậu hĩ cho những người cải táng hôm đó. Ai cũng tấm tắc khen sao lại có cái thần giao cách cảm đó để mà đến đúng chỗ, đúng lúc, gặp lại mẹ và em và nhìn được hài cốt của cha. Chuyện thực mà khó tin, xẩy ra như trong một giấc mơ.

Nhờ có nghề nghiệp cao và lợi tức vững vàng lại công dân Mỹ của Lệ, hơn hai năm sau bà Buôn và Tung, Bi đã đoàn tụ với Lệ ở Hoa Kỳ.
Bà Buôn lập một bàn thờ, một bên để tấm ảnh cuối cùng của thằng Chưởng khi nó 3 tuổi, một bên treo tấm thẻ bài, ở giữa bàn thờ là bát hương, có bài vị và khung ảnh đen trắng của Trung sĩ Lê văn Buôn, người Chiến sĩ kiêu dũng VNCH đã hy sinh vì Tổ quốc, người chồng, người cha thân yêu vẫn luôn luôn như đang mỉm cười với vợ và các con!

Đây là câu chuyện thật mà người viết đã lấy từ bài viết “Tấm Thẻ Bài” của Bút Xuân Trần Đình Ngọc đăng trong website:http://www.tinvasong.com/?arti cleId=373001, người viết có cắt xén để bài viết được gọn lại.