Phillips Nguyễn
https://www.facebook.com/phillips.nguyen.1/videos/10212682693599204/?t=10
Sunday, August 19, 2018
Saturday, August 18, 2018
Nền giáo dục nhân bản
(một câu chuyện rất cảm động)
‘Cô yêu tất cả các học trò đều như nhau’.
câu chuyện cảm động bạn không nên bỏ lỡ
Đây là câu chuyện xảy ra cách đây nhiều năm tại trường tiểu học của
một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ. Trong ngày khai giảng năm học mới, như hầu
hết các giáo viên ngày đầu tiên nhận lớp, cô Thompson nói với các học
trò lớp Năm của mình rằng: Cô yêu tất cả các học trò đều như nhau…
Nhưng cô Thompson biết lời nói đó khó thực hiện, bởi ở ngay dãy bàn
đầu, cô Thompson nhìn thấy cậu học trò tên là Teddy Stoddard. Cô giáo
trẻ hiểu rằng, ở mỗi lớp học bao giờ cũng có một vài học sinh “cá
biệt” và hầu hết giáo viên nào cũng mong muốn được dạy những cô cậu
trò ngoan, thông minh và sáng sủa.
Trò Teddy có gương mặt lấm lem, quần áo xộc xệch và mái tóc bù xù cùng
vẻ mặt khá lạnh lùng làm cô Thompson thấy cậu bé có thái độ bất cần.
Kết thúc tuần đầu tiên làm quen với các trò trong lớp, cô Thompson
nhận rõ sức học của trò Teddy rất kém, tụt hậu so với các bạn cùng lớp
và tính cách thì khá lầm lì.
Cô Thompson vẫn luôn nghĩ mình có khả năng xử lý cảm xúc cá nhân khá
tốt cho tới khi cô nhận dạy lớp Năm này. Những ngày sau đó, cô
Thompson vẫn nói cô yêu tất cả các học trò trong lớp như nhau, ngoại
trừ Teddy Stoddard.
Thực tế, cô Thompson đã dành nhiều sự chú ý tới những học trò giỏi
giang trong lớp và cô tự thừa nhận với bản thân là đã lơ là với Teddy,
học trò duy nhất trong lớp hội tụ đầy đủ những yếu điểm cả về sức học,
ngoại hình, và tính cách.
Dù không bao giờ thể hiện sự khó chịu với trò Teddy trên lớp, nhưng
mỗi khi chấm đến bài của Teddy thì chữ “F” (Fault – Sai) hay dấu X mà
cô phê vào bài của Teddy bao giờ cũng lớn hơn một chút và đỏ đậm hơn
mức cần thiết so với các học trò khác trong lớp.
Cô yêu tất cả các học trò đều như nhau, nhưng Teddy vẫn là đứa học trò
mà Thompson tỏ ra không mặn mà cho đến khi cô nhận ra được một sự thật
về sự nhút nhát của Teddy. (Ảnh: pequepolis.com)
Mỗi khi đánh giá bài viết trên lớp, dù cô Thompson không cố ý chê
trách trò Teddy, nhưng thái độ không hài lòng của cô Thompson thể hiện
khá rõ ràng. Trong mắt bạn bè, Teddy trở thành tiêu điểm cho các trò
chế giễu và trở thành một “kẻ” khó ưa trong lớp.
Rồi một học kỳ sắp trôi qua khi lễ Giáng sinh đến gần, cô Thompson
biết rằng Teddy sẽ không thể bắt kịp kiến thức để chuyển cấp lên lớp
sáu. Cậu bé có khả năng sẽ phải học lại. Để biện minh cho những nhận
xét của mình, cô Thompson đã đọc lại hồ sơ 4 năm học trước của trò
Teddy.
Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 nhận xét: “Teddy là học trò sáng dạ, chan
hòa và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Trò khá ngăn nắp và mang lại niềm
hứng khởi cho bạn bè xung quanh. Gia cảnh rất nghèo”.
Lớp 2: “ Teddy là học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý, nhưng trò
đang gặp phiền muộn vì mẹ ốm nặng và ít nhận được sự quan tâm của
người cha”.
Lớp 3: “Teddy có tính cách dễ chịu. Mẹ qua đời đã tác động mạnh tới
tâm lý của Teddy. Sức học giảm sút, trò không nhận được sự quan tâm
của cha và cần được sự giúp đỡ”.
Lớp bốn: “ Teddy học giảm sút, không tập trung, ít nói, không có nhiều
bạn bè, và hay ngủ gật trong lớp”.
Có điều lần này, cô Thompson ngạc nhiên khi đọc hồ sơ của trò Teddy
Stoddard. Với điểm số học tập phập phù ở năm lớp bốn, cô Thompson
không rõ làm thế nào trò Teddy có thể lên được lớp năm và giờ là năm
học bản lề để vượt cấp. Cô thấy hổ thẹn và áy náy vì đã không lưu tâm
đến cậu học trò “cá biệt” này.
Rồi ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh đã đến. Cây thông nhỏ
của cô trò Thompson được trang hoàng tuyệt đẹp đặt trên bục giảng và
xung quanh gốc thông bày trí nhiều hộp quà của tất cả học trò đang chờ
đợi khoảnh khắc cô Thompson mở quà.
Cây thông nhỏ của cô trò Thompson được trang hoàng tuyệt đẹp đặt trên
bục giảng. (Ảnh: Mount Hanover, Duleek)
Món quà của Teddy được bọc vụng về trong một túi giấy báo màu nâu xù
xì, khác biệt hẳn so với những hộp quà bọc giấy hoa sáng bóng rực rỡ
và trang trí bằng những dải ruy băng rất đẹp. “Tặng cô Thompson, trò
Teddy” – dòng chữ ngắn ngủn trên hộp quà cũng khác hẳn những lời chúc
hoa mỹ cầu kỳ của các trò khác dành tặng cho cô Thompson nhân ngày lễ
Giáng sinh.
Cô Thompson đã chọn món quà của Teddy để mở ra đầu tiên trước những
cặp mắt hiếu kỳ của lũ trò nhỏ bên dưới. Những tiếng cười và thì thầm
bên dưới vang lên khi cô Thompson giơ lên một chiếc vòng tay bằng đá
cũ kỹ bị thiếu vài viên đá và một lọ nước hoa rẻ tiền chỉ còn một nửa.
“Chiếc vòng thật đáng yêu phải không?”, cô Thompson hỏi rồi đặt chiếc
vòng tay lên cổ tay mình. “Teddy, con có thể giúp cô cài móc được
không?” . Tiếng xì xào và cười nhạo bên dưới im bặt khi cô Thompson
gọi trò Teddy lên bục giảng.
Lần đầu tiên cô Thompson thấy Teddy mỉm cười bẽn lẽn khi giúp cô đeo
chiếc vòng. Rồi cô Thompson xức chút nước hoa trong lọ thoa phía sau
tai mình.
Cuối buổi hôm đó, lần đầu tiên Teddy Stoddard chủ động gặp cô Thompson
chỉ để nói: “Con ngửi thấy mùi hương giống như mẹ của con. Chiếc vòng
tay cô đeo rất đẹp. Con cảm ơn cô Thompson vì cô đã thích nó”.
Nói rồi Teddy nhanh chóng rời đi. Cô Thompson đã khóc hàng giờ vì sự
ân hận, cô đã tước đi của Teddy sự quan tâm của một người thầy. Kể từ
ngày hôm đó, cô Thompson đã nán lại mỗi buổi chiều để kèm cặp thêm cho
Teddy. Dần dần, chậm nhưng chắc chắn, Teddy đã bắt kịp kiến thức với
các trò khác trong lớp. Không chỉ dạy kiến thức, cô Thompson còn lưu
tâm chăm sóc Teddy và nhận thấy tâm trí cậu trò nhỏ dường như trở nên
phấn chấn, sống động hẳn lên. Cô càng động viên, khuyến khích Teddy
thì trò càng trở nên tiếp thu nhanh và cởi mở hơn. Cuối năm ấy, Teddy
đã trở thành một trong những học trò thông minh và giỏi nhất lớp.
1200-485932614-girl-sitting-on-bed.jpg.jpegCô Thompson đã khóc hàng
giờ vì sự ân hận, cô đã tước đi của Teddy sự quan tâm của một người
thầy. (Ảnh: Quotabulary)
Ngày chia tay cuối cấp, cô Thompson nói trước cả lớp rằng, Cô yêu tất
cả các học trò đều như nhau. Nhưng cô biết cô đã không giữ đúng lời
nói, bởi Teddy đã trở thành học trò mà cô yêu quý nhất.
Một năm sau, cô Thompson nhận được một tờ giấy nhỏ ghim dưới khe cửa.
Teddy viết rằng, cô Thompson là cô giáo tốt nhất mà cậu từng gặp trong
cuộc đời.
Sáu năm sau, cô Thompson nhận được lá thư thứ hai từ Teddy:
“Thưa cô Thompson,
Con chỉ muốn cô là người đầu tiên được biết, con vừa tốt nghiệp cấp ba
và đứng thứ hai trong lớp. Và cô vẫn là cô giáo tốt nhất mà con từng
được biết trong cuộc đời.
Học trò
Teddy Stallard”
Những năm sau đó Teddy năm nào cũng gửi thư cho cô giáo Thompson và cô
vẫn là cô giáo tốt nhất và con yêu quý nhất trong cuộc đời…(Ảnh:
Pinterest)
Bốn năm tiếp nữa, cô Thompson nhận được lá thư thứ ba từ Teddy:
“Thưa cô Thompson,
Con muốn cô là người đầu tiên biết. Con vừa nhận được thông báo rằng,
con đã tốt nghiệp đại học với điểm số đứng đầu lớp. Cuộc sống trong
trường đại học thật không hề dễ dàng, nhưng con rất thích. Và cô vẫn
là cô giáo tốt nhất và con yêu quý nhất trong cuộc đời.
Học trò
Teddy Stallard”.
Rồi vài năm nữa lại trôi qua, một lá thư khác lại đến. Lần này Teddy
viết rằng sau khi lấy được bằng cử nhân, anh đã quyết định học tiến xa
hơn. Và trong thư, anh vẫn lặp lại rằng, cô Thompson vẫn là cô giáo
tốt nhất và là người anh yêu quý nhất trong đời.
Và lá thư cuối cùng cô nhận được từ Teddy:
“Thưa cô Thompson,
Con muốn cô là người đầu tiên được biết. Một tuần nữa là tới ngày con
sẽ kết hôn. Con muốn hỏi cô rằng, cô có thể đến dự lễ cưới và ngồi vào
vị trí mà mẹ của chú rể sẽ ngồi. Bố con đã mất vào năm ngoái và con
không có người thân nào ở đó. Cô luôn là cô giáo giỏi nhất và tốt nhất
mà con từng biết trên đời.
Học trò
Theodore J.. Stallard, MD”.
Vẫn lời lẽ ngắn gọn như trong các bức thư lần trước, nhưng lần này cô
Thompson nhận thấy ở cuối thư, chữ ký của cậu học trò dài hơn một
chút: Tiến sĩ Y khoa Theodore F. Stoddard.
Cô Thompson không biết sẽ tặng món quà gì cho Tiến sĩ Y khoa, nhưng cô
biết chắc món quà cô sẽ dành tặng Theodore F. Stoddard trong ngày cưới
của cậu..
Bạn đoán xem cô Thompson sẽ tặng món quà gì cho Tiến sĩ y khoa
Theodore F. Stoddard trong ngày trọng đại của anh?
Vâng ngày hôm ấy, cô Thompson đã đeo chiếc vòng tay bằng đá cũ kỹ
khuyết vài viên đá, và xức lọ nước hoa mà Teddy nhớ mùi hương mẹ của
anh đã dùng trong lễ Giáng sinh cuối cùng của cuộc đời bà.
Họ ôm nhau và Tiến sĩ Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cảm ơn
cô Thompson vì đã đặt niềm tin vào con. Cảm ơn cô rất nhiều vì đã làm
con cảm thấy mình còn quan trọng trong cuộc đời, và chỉ cho con thấy
rằng con có thể tạo nên sự khác biệt”.
Nhưng cô Thompson đã trả lời: “Không, con mới là người đã dạy cô biết
sống khác đi. Cô chưa từng trở thành cô giáo đích thực cho đến khi cô
được gặp con”.
P/S: Theodore F. Stoddard là Tiến sĩ y khoa tại Trung tâm Y tế Iowa
Methodist ở thành phố Des Moines (Hoa Kỳ). Đây là Trung tâm y tế nổi
tiếng bậc nhất (bao gồm cả bệnh viện và đại học Y) ở khu vực Trung Tây
của nước Mỹ.
Bài thơ Mai Con lớn(Không thấy tên tác giả-Sorry)
Mai con lớn khắp nơi toàn người Hán
Tiếng Việt mình, nói nhỏ nhé con ơi
Dù mình sống trên quê hương, đất Tổ
Nhưng ai đông hơn sẽ thành chủ, con à!Mai con lớn lấy chồng sao tránh khỏi
Bọn Hán kia tìm mọi cách “gieo nòi”
Còn trai Việt thoát sao đời nô lệ?
Chẳng biết lúc nào mất nội tạng, con ơi!Mai con lớn, chữ mình con quên hết
Khắp nơi nơi toàn kiểu chữ tượng hình
Sử sách Việt sẽ ngày càng mai một
Ai nhớ từng có Âu Lạc với Văn Lang?Mai con lớn đến nơi nào cũng cúi
Xứ mình nhưng chẳng dám ngẩng cao đầu
Vào quán xá nhớ nép mình trong góc kẹt
Đừng tranh ăn với lũ đói bên Tàu!Mai con lớn những nơi nào đẹp nhất
Hạ Long, Ninh Bình, Đà Lạt, Phong Nha…
… và nhiều chỗ con đừng héo lánh
Người Việt ta không tới đó nữa con à!Mai con lớn những kinh đô, thành quách
Những tượng thờ tiên tổ, các Hùng Vương
Những ngôi miếu tôn vinh Bà Trưng, Bà Triệu
Sẽ bị đập tan, lăn lóc giữa hoang tànMai con lớn, đồ ăn toàn bẩn, độc
Của ngon đều bị tước hết con ơi
Mai con lớn biển, sông, hồ nhiễm độc
Nước thải phương xa không ngớt đổ vềMai con lớn xin con đừng òa khóc
Hận tiền nhân sao nỡ để cháu con mình
Sống trong lòng giặc thở không dám thở
Vì thời của mẹ cha, ai cũng chỉ muốn “được yên bình”!Mai con lớn xin con đừng hờn trách
Tổ tiên hèn với giặc, ác với cháu con
Con hãy hiểu ngày hôm nay ai cũng nói
“Ta không đòi được đất thì để con cháu ta đòi”Mai con lớn xin con đừng phẫn hận
“Ngày xưa giặc chưa vào sao câm nín, im ru?
Nay giặc ở khắp mọi miền bờ cõi
Bắt cháu con đòi, nghe có lọt tai không?Mai con lớn, thôi mẹ không nghĩ nữa…
Chỉ mong bình minh đến thật mau…
Và tất cả chỉ là cơn ác mộng
Xin Thiên cơ ban tặng một phép màu…
Bóng thiên đường ở Casanova
Nguyễn Nam Dương
Quán cà phê Casanova, 61C Tú Xương, quận 3 vào tối 15/8/2018 vẫn hoạt động bình thường. Nhưng với công an TP.HCM, địa điểm này hôm nay có gì đó bất thường.
Nguyễn Tín, tên ca sĩ, đang thực hiện một liveshow siêu nhỏ trước khán giả chưa đến 100 người. Thế nhưng, công an TP.HCM đã huy động một lực lượng cả chìm lẫn nổi còn nhiều hơn số khán giả có mặt trong khán phòng để cản trở.
Không ai trong khán phòng Casanova gây rối trật tự công cộng, không biểu tình, những bài hát cũng không có gì đặc biệt. Chỉ có điều, cả khán giả và ca sĩ thì quá “đặc biệt” trong mắt nhà cầm quyền.
Hơn 20 giờ, Nguyễn Tín tự tin gửi đến khán giả bài hát nhạc vàng Trăng Tàn Trên Hè Phố và Bước Về Lối Mòn (sáng tác mới của Trần Vũ Anh Bình).
Liveshow siêu nhỏ vẫn diễn ra bình thường, cho đến khi Nguyễn Tín hát bài Cho Một Người Nằm Xuống của Trịnh Công Sơn.
Từ ngoài cửa, xuất hiện một người đàn ông mập, trạc ngoài 50, tóc sương, bụng phệ, trên ve áo có gắn huy hiệu cho thấy đây là người của ngành chức năng bước vào quán. Cùng đi với người này, một người mặc áo ca rô nhuyễn, bỏ áo trong quần, dáng đậm người xộc vào với vẻ lạnh lùng.
“Bài này đâu được phép hát”, người đàn ông của cơ quan chức năng vừa chỉ tay về phía ca sĩ vừa nói. Nhưng ông ta đi kiểm tra…. phòng cháy chữa cháy.
Khán giả xung quanh tôi bắt đầu chĩa smartphone đến hai người đàn ông này.
Lúc này, thêm hai người của ngành chức năng bước vào. Họ bước tới chỗ anh Dần, đang quay lại cảnh kiểm tra kỳ lạ này. Họ nói, họ mượn điện thoại của anh (tịch thu) vì “ai cho phép anh quay cảnh chúng tôi làm việc”(?!) Một khán giả nữ lớn tuổi vào giải vây cho anh Dần. “Anh có quyền gì mà đòi kiểm tra điện thoại? Người ta đang quay ca sĩ hát mà mượn cái gì?”. Lúc này, cả chục khán giả tới, thấy không êm, 3 người này lùi lại.
Trên sân khấu, Nguyễn Tín vẫn đang hát “ … thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”.
Nhưng không khí khán phòng lúc này không còn thênh thang. Bốn người thanh tra văn hoá gồm 3 nam, 1 nữ, 1 công an và gã an ninh chìm áo ca rô đi một hàng và đứng ngay quầy của quán. Họ yêu cầu tắt nhạc. Nhưng nhạc vẫn mở, mặc cho một nhân viên quán có chạy đến chỗ ban nhạc.
Lúc này, bài Cho Một Người Nằm Xuống đã đến phần giang tấu, sắp vào lời 2. Tôi đã nghe bài hát này rất nhiều lần, được nhiều ca sĩ trình bày nhưng thú thật, những giây phút còn lại của bài hát qua giọng ca Nguyễn Tín lúc này nó mới thú vị, tựa hồ như chuẩn tướng Lưu Kim Cương đang ngồi trên trực thăng bay qua vùng không khí loãng (*).
Giọng hát thì vẫn hát nhưng nhạc thì lúc lớn lúc nhỏ, lúc tưởng ngừng lại theo lệnh của cán bộ nhưng chàng ca sĩ này đủ bản lĩnh để hát không sai lời, lạc nhịp, lệch tone.
Sau bài hát này, đám cán bộ đi lên lầu.
Nguyễn Tín lại hát tiếp Cát Bụi Cuộc Đời. Nhưng khán giả của anh, đêm nay, chắc chắn sẽ có một đêm nhớ đời. “Tụi nó ở ngoài đang rất đông”, một khán giả nói. Không những đông, an ninh còn khoá cửa ra của khán phòng.
Khi Nguyễn Tín hát xong hai nhạc phẩm: Đắp Mộ Cuộc Tình và Căn Nhà Ngoại Ô, anh tuyên bố dừng liveshow nhưng khán giả biết câu chuyện đêm nay chỉ mới bắt đầu.
Phạm Đoan Trang bước ra đầu tiên khi cánh cửa khán phòng bị đóng chặt. Cô cùng vài người bên trong tông mạnh cánh cửa. Vừa mở cửa, an ninh đã đá cô ngã xấp và còng tay quăng lên xe chở đi.
Giọng một người nói lớn: “Chúng tôi kiểm tra giấy tờ”. Mọi người hét lên, đi nghe nhạc mà mang giấy tờ theo làm gì. Cuộc xô xát đã khiến chị Diễm bị đánh. Chị Huyền dù đã lớn tuổi nhưng an ninh cũng đã không nương tay. Một số xô xát sau đó giữa các khán giả và an ninh xảy ra, an ninh đã đánh nhiều người trong khi việc đi xem ca nhạc là một hoạt động không vi phạm pháp luật.
Bốn người của an ninh dùng camera và iPhone ghi lại hầu như tất cả những khán giả của show diễn. Chúng bắt đầu phân loại đối tượng: Ai phụ nữ và trẻ con về trước và phải xuất trình giấy tờ.
Tôi lại đang có cảm giác mình sắp vào trại tập trung khi bọn an ninh đang bóc tách phụ nữ và đàn ông riêng, cho vào cái hầm bí mật rồi tống chất sarin như Hitler đã làm. Lúc này, Võ Hồng Ly đang đứng trước và yêu cầu an ninh để cho mọi người ra về. Vợ chồng anh Trịnh Toàn đứng trước cửa quan sát trong khi chị Huyền và nhiều người khác đứng phản đối. Bốn camera an ninh vẫn đang chĩa vào họ như những tội phạm.
Nguyễn Tín, nhân vật chính đêm nay biết chắc mình sẽ bị bắt đứng trước ống kính. Cậu không có diễm phúc ký tặng hoặc chụp hình lưu niệm với fan của mình như những ngôi sao ca nhạc khác. Thậm chí, bó hoa tặng cuối chương trình cũng nằm chỏng chơ trên sân khấu. Tôi đứng sau lưng cậu, cảm nhận sự tự tin từ chàng ca sĩ này vốn dĩ đang đối mặt với camera an ninh chứ không phải ống kính truyền thông.
Tôi bước trở vào khán phòng và lên lầu, bốn vị an ninh văn hoá gồm một nữ và ba nam đang ở trong phòng bên phải. Họ không có kiểm tra phòng cháy chữa cháy như lúc mới vào tự xưng.
Họ làm gì trong phòng đó, có trời mới biết. Tôi bước vào và họ hỏi vào làm gì. Tôi trở ra mà không nói gì. Nhiều chồng giấy tờ đang trên bàn.
Tôi quay ra cửa, nắm tay anh Trịnh Toàn và chị Loan. Một an ninh dẫn tôi ra xe.
Họ không quên chụp lại chứng minh nhân dân của tôi với lời giải thích: “Bây giờ, tội phạm nhiều lắm nên phải kiểm tra.”
(*) Bài hát “Cho Một Người Nằm Xuống được Trịnh Công Sơn sáng tác tặng chuẩn tướng Lưu Kim Cương sau khi ông tử trận tết Mậu Thân năm 1968.
( Tiếng Dân )
( Tiếng Dân )
NÓ và Biến Thiên Cuộc Đời - Chuyện thật về một người tù "Cải Tạo".
Đọc lại chuyện này, tôi không dằn được xúc động: Làm sao NÓ "sống" được khi những đau thương quá lớn ? Nhưng hình như Thượng Đế đã ban cho con người một nội lực, và một khả năng để... "truyền thông" với Ngài hầu được thêm sức để vượt qua những nghiệt ngã trong cuộc sống do những con người vô tâm và phản phúc tạo ra cho nhau. "NÓ" hiện nay đang sống một cuộc đời thầm lặng tại vùng Little Saigon, Nam California. Người vợ sau này của anh là một người đàn bà mềm mỏng, yêu chồng, cũng đã bỏ anh ra đi vì bạo bệnh sau mười mấy năm hạnh phúc. Niềm an ủi cuối đời của người tù "Cải Tạo" này là đứa con với người vợ sau tại Mỹ đang là một nữ bác sĩ. Cô bác sĩ này đã gặp lại các anh chị của nó (dù mấy đứa con kia bị mẹ cấm không được nhìn Cha). Tôi đã được vài lần gặp anh... -
Tường Giang.
(trích)
Người ta nói, khi mẹ nó bị bệnh không biết nặng nhẹ, “Vợ nó” mang vào rồi quay lưng như người xa lạ. Bệnh viện thời việt cộng (tháng 01 năm 1976) không có trách nhiệm nuôi ăn bệnh nhân, các con của Nó thì còn quá nhỏ, đứa lớn nhất chỉ mới 9 tuổi, vài ngày sau Mẹ nó chết... vì đói !!!
Người đàn bà nguồn hy vọng cuối cùng của Nó khi ra khỏi tù, có với nhau 4 đứa con, đã phản bội Nó trong những năm tháng bị tù đày, nghiệt ngã... trong nhà tù của Việt cộng, cùng sống trên mảnh đất nầy.
Làm thơ, viết văn... lại được tán dương, ca ngợi hết lời!
(NÓ và Biến Thiên cuộc đời)
T.G.
Nó & biến thiên cuộc đời
Lê Phi Ô
Chuyện thật kể về một người Lính VNCH
trước và sau 30 tháng 04 năm 1975.
Tôi biết Nó từ khi hai đứa còn cắp sách đến trường ở bậc Tiểu Học, rồi cả hai chúng tôi cùng vào năm Đệ Thất trường Trung Học công lập Phan-Bội-Châu, Phan-Thiết.
Quê Nó tận ngoài xứ Huế xa xôi, Mẹ nó... một Cụ bà khoảng tuổi 50, sở dĩ tôi gọi là Cụ bà vì với tuổi tác của một đứa trẻ hơn 10 tuổi như tôi lúc đó, thì người lớn cỡ tuổi 50 đối với chúng tôi phải gọi là Bà. Bà cụ dáng vóc nhỏ nhắn, khi ra đường lúc nào cũng mặc chiếc áo dài, đôi khi người ta thấy Bà đeo một chiếc vòng nơi cổ theo như cách phục sức của hầu hết đàn bà xứ Huế. Bà có tài về gia chánh, Bà nấu những món ăn xứ Huế ngon tuyệt, nghe nói Ông Ngoại nó khi xưa làm Quan ở Triều Đình nên con cháu, nhất là con gái phải đi học về nữ công gia chánh. Ba nó lớn hơn Mẹ nó một con giáp, Ông cụ là một nhà Nho và là bạn rất thân với Cụ Tản-Đà Nguyễn-khắc-Hiếu.
Trước 1945, Ông Hồ-chí-Minh mời Ba nó làm cố vấn cho Việt Minh ở Liên-khu 5 (Quảng-Nam, Quảng Ngãi, Bình-Định và Phú-Yên), Ông cụ không thích cộng-sản nên từ chối khéo. Khuyến dụ không được, bọn chúng bắt cóc Ông đưa vào vùng “kháng chiến”. Mãi cho đến khi Ông lâm trọng bệnh bọn chúng mới cho Ông về Đà-Nẳng để chữa trị... và Ông đã tìm cách trốn vào Sài-Gòn, Ông sống với nghề viết Báo và dạy kèm chử Nho (môn Cổ Ngữ) cho những người chuẩn bị thi Cử Nhân. Thời Pháp thuộc, ở Sài-Gòn có một tờ Nhật Báo “Thần Chung”, tên nầy do Ông đặt ra.
Khi Ba nó trốn đi, bọn Việt Minh cộng-sản bắt mẹ con Nó làm con tin và giữ hai mẹ con trong vùng rừng núi Quảng-Nam, dân địa phương gọi nơi đó là trên “Nguồn”. Lúc đó Nó chỉ mới 5 tuổi, Chi bộ Việt Minh ở đó, gom tất cả trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, dạy cho bọn trẻ cách canh gác và báo động khi thấy lính Lê-Dương đi ruồng bố. Một hôm, vì ham chơi, bọn Lê Dương đến rất gần... Nó vừa kịp đưa nón lá lên quạt (ám hiệu báo động có lính Pháp) thì nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Thằng nhỏ cùng tuổi với Nó trúng đạn chết ngay tại chỗ, riêng Nó bị té xuống mương nước nhưng ráng chịu đau... đứng dậy chạy dưới lằn đạn. Bọn lính Lê Dương mang đồ nặng và giày Đinh chạy dưới ruộng nước chậm chạp nên không bắt kịp Nó. Tai nghe văng vẳng tiếng Mẹ nó gào khóc từ xa: “Chạy con ơi!...chạy!”. Cả xóm độ vài ba chục người gồm người già, đàn bà và trẻ con chạy trối chết vào sâu trong núi trốn, mấy ngày sau mới dám mò về làng vì đói. Còn Việt Minh CS thì không thấy thằng nào cả, bọn nó bỏ cả dân chúng chạy trước để thoát nạn.
Vì rừng thiêng nước độc, đau yếu không có thuốc men, hai mẹ con bị sốt rét rừng đầu rụng hết tóc, da vàng như nghệ và coi bộ không sống nổi. Bọn Việt Minh CS mới cho mẹ con Nó về Nam-Ô (Quảng-Nam) để chữa trị, trên đường về phải luồn lách qua nhiều cánh rừng. Khi ngang qua một trảng trống có vài miếng ruộng nhỏ... máy bay Pháp thấy nên sà xuống bắn. Mẹ nó trốn trong bụi Dứa, còn Nó nằm nép sát bờ ruộng giả chết (theo lời dặn trước của Việt Minh). Khi máy bay đi xa, cả hai mẹ con chạy trối chết đến chiều mới ra được bờ sông, từ đây phải chờ ghe của mấy người đi vớt củi trên sông để đi nhờ về chợ Nam-Ô khoảng gần mười cây số.
Lợi dụng cơ hội hiếm có, cả hai mẹ con trốn thoát bằng đường biển vào Phan-Thiết sống nhờ bà con. Thời gian ở Phan-Thiết, mẹ con Nó nhiều lần vào Sài-Gòn tìm Cha. Ông giờ đây già yếu, Nó sống với Cha không bao lâu thì Ông chết. Dạo đó, báo chí Sài-Gòn trên tờ Phân-ưu có viết: “Cụ Lê Cương Ph. nhà Nho cuối cùng của làng báo Việt-Nam không còn nữa!”, trong lúc hấp hối, Ông cụ có viết để lại hai câu đối: “Bể trầm luân theo chúng lội ra khơi, sáu mươi năm nào giận...nào cười...nào khóc...nào thương. lăn lóc vở tuồng trên vũ trụ - Cuộc phiền não khiến mình qua đủ cửa, ba thước đất hết dại...hết khôn...hết ngu...hết trí, rõ ràng hạt bụi giữa tang thương!”.
Số phận Nó long đong, ở Phan-Thiết cũng không bao lâu. Người bà con là một viên chức Chính-Phủ bị Việt Minh CS sát hại, người khác bị thương nặng trong một cuộc phục kích. Gia đình ly tán từ đó, mẹ con Nó dìu dắt nhau vào Sài-Gòn sống nhờ một gia đình bà con khác. Ông nầy là dân nhà Binh nên nay chỗ nầy mai chỗ khác. Nó đã từng theo Ông sống ở Thủ-Đức (trong trường Bộ Binh), rồi Vũng-Tàu, Cà-Mau, Cần Thơ, Mỹ-Tho, Gia-Định rồi Thủ-Đức..v..v.., do đó việc học nhiều lần cũng gián đoạn. Khi hai đứa chúng tôi còn học chung ở bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp, vào những dịp trại hè hoặc liên hoan ở trường, Nó thường lẻn trốn ra ngồi một mình nơi chỗ vắng. Tôi hiểu bạn tôi, tâm trạng của kẻ nghèo, mồ côi Cha...nhất là khi nhìn những người khác, cha mẹ đủ đầy, đi có người đưa...về có người đón. Trước khi Mẹ con Nó trốn thoát vào miền Nam, tài sản...tiền bạc bị bọn Việt Minh CS cướp sạch bằng chiêu bài “Ủng hộ kháng chiến”. Khi vào được trong Nam, tuy sống với bà nhưng Mẹ nó cũng phải làm việc để có tiền nuôi Nó ăn học, lúc nào Nó cũng chỉ đi, về một mình...!
Năm 1962, hai đứa gặp nhau ở Sài-Gòn, Nó cho biết là đã nộp đơn tình nguyện vào Khóa 15 Liên Trường Võ-Khoa Thủ-Đức. Mẹ nó già yếu lại mang bệnh suyễn, chút ít nữ trang dành dụm khi trốn thoát Việt Minh CS vào Phan-Thiết, tuy sống tiết kiệm tối đa nhưng nay cũng đã cạn kiệt... hơn nữa, ở Tỉnh nhỏ lúc đó chỉ có trường dạy đến lớp Đệ Tứ, muốn học Đệ Nhị cấp phải vào Sài-Gòn. Vừa hoàn tất bậc Trung Học ở Sài-Gòn thì mẹ Nó cũng không còn đủ sức để nuôi Nó ăn học. Trước đó 2 năm, Nó đã xin gia nhập vào “Biệt-Kích Nhảy Bắc”: Sở Bắc hay SB (Special Branch). Vì nghe đồn, đơn vị nầy trước khi đi vào lòng Địch (ở miền Bắc) sẽ được nhận trước 12 tháng lương tiền Tử-Tuất. Nó nghĩ, đi lính trước sau gì cũng chết... nhưng it ra, trước khi chết Nó đã có 12 tháng lương tiền Tử để lại cho Mẹ nó sống khi không còn có Nó! Nhưng là người Nam, muốn được chọn thì phải là người miền Bắc và nói giọng Bắc, nên Nó không được tuyển dụng.
Khi còn học ở Vũng-Tàu 1959, Nó quen một cô bạn cùng trường tên Ph.... khá xinh. Nhưng không lâu sau đó, ông Chú nhà binh của Nó đổi đi tận Cà-Mau, Nó phải đi theo. Cuộc đời của Nó là cả một chuỗi dài bất hạnh nối tiếp nhau, đôi khi muốn viết thư cho cô bạn nhưng sợ gia đình cô ấy biết được sẽ phiền phức cho cô ấy, nên Nó đành câm nín!
Đầu năm 1963, lúc còn đang học trong Quân trường Thủ-Đức, Nó viết thư cho Ph., và chờ đợi với niềm hy vọng mong manh... thời gian xa cách quá lâu, không biết Ph. còn ở Vũng-Tàu hay không, có còn nhớ đến người bạn mà, đã có lần hai đứa đã nép sát vào nhau dưới mái hiên dài vắng lặng trong một đêm mưa nặng hạt, với tiếng sóng biển rì rào và tiếng gió rít rợn người vọng về từ đỉnh núi...khiến Ph. sợ hãi nép sát vào người Nó hơn. Rồi cả hai thẹn thùng...khi nhận ra rằng vòng tay hai người đan nhau không biết tự bao giờ!!!
Hơn một tháng sau, trước giờ ra bãi học chiến-thuật Nó nhận được thư hồi âm của Ph., “May quá Ph. vẫn còn ở chỗ cũ!” thảng thốt gọi tên Ph. và với thái độ không được bình tĩnh, Nó mở thư ra xem... bỗng người Nó chao nghiêng, lá thư rơi xuống đất. Anh bạn đứng kế bên cúi xuống lượm lên trao cho Nó và, đột nhiên anh ta nói lớn với viên Sĩ-quan cán bộ: “Thưa Chuẩn-Úy, Anh P.O trúng gió!”. Tai Nó ù lên, nhiều tiếng nói lao xao...rồi tiếng xe Hồng Thập Tự thắng gấp, Nó được hai anh Quân Y đưa về bệnh xá.
Lá thư trong tay Nó là một thiệp cưới báo tin ngày Ph. lấy chồng!!! cuối thiệp cưới Ph. viết: “Ph. lấy chồng, P.O có buồn lắm không?!”. Từ đó, cho dù những buổi học Chiến-thuật hoặc Địa hình ngoài bãi tập mệt đến nhoài người... Nó vẫn cứ đều đặn mỗi tối xuống Câu-lạc-bộ “Diệm-Song”, gọi ly café đen với một gói thuốc lá, ngồi hút liên tục. Trước khi trở về doanh trại, Nó thường yêu cầu cô Cashier cho Nó nghe bản nhạc “Tà Áo Cưới” của Hoàng-thi-Thơ và Nó khe khẻ hát theo: “Bâng khuâng trong gió bay tà áo, gió hỡi làm sao bớt lạnh lùng! - Tôi đi, đi mãi theo màu nắng, nắng để lòng tôi với quạnh hiu!”
Sau ngày mãn khóa, Nó theo học khóa căn bản Tình Báo ở trường “Cây Mai” Sài-Gòn, và xin về phục vụ tại Phòng 2 Tiểu-khu Phước-Tuy. Lúc đó Vũng-Tàu chưa tách rời thành Thị Xã mà là một Quận của Tỉnh Phước-Tuy. Mỗi cuối tuần Nó thường thơ thẩn ở bãi trước đường ra bãi Dứa gần Dinh Thượng. Nơi đây bãi cát trắng phau xen kẽ những ghềnh đá mà mỗi cơn sóng vỗ làm tung những bọt nước trắng xóa. Nó, vẫn chỉ một mình ngồi cho đến khuya trong không gian tĩnh lặng, nghe sóng nước rì rào, nghe tiếng Thùy-Dương vi vu vọng về từ bãi trước... những vết chân tình in trên cát thuở nào nay đã mất dấu, cảnh cũ vẫn còn nhưng người xưa mãi mãi biền biệt phương nào!!!
Chiến cuộc lan tràn... trận đánh lớn nhất xảy ra tại Làng Bình-Giã, Quận Đức-Thạnh đã gây một số tổn thất cho quân của Chánh Phủ VNCH, trong đó Tiểu-đoàn 4 TQLC là thiệt hại nhiều nhất.
Phòng 3 Tiểu-khu Phước-Tuy quyết định thành lập những toán Thám-sát lấy tên là Quyết Tử, lính được tuyển chọn là những quân nhân gan dạ và tình nguyện từ các Đại-đội biệt lập hoặc thành phần cựu binh từ các Quân, Binh Chủng bị báo cáo đào ngũ với nhiều lý do khác nhau như Dù, TQLC, BĐQ..., Nó được chọn để chỉ huy đơn vị Thám-sát “Quyết Tử” nầy, ban đầu quân số chỉ ở cấp Trung-đội sau lên đến Đại-đội (-) khoảng trên 60 người.
Đang phục vụ trong nghành Quân Báo tương đối it nguy hiểm, nhưng không hiểu sao Nó làm đơn xin ra khỏi nghành và tình nguyện phục vụ bất cứ đơn vị tác chiến nào với lý do đơn giản: “Thích đánh giặc”! Trong thời gian còn làm việc ở ngành Quân Báo, Nó chỉ huy chỉ một Trung-đội, đôi khi một Tiểu-đội Tình Báo, đột kích vào sào huyệt việt cộng như Mật khu Minh-Đạm, Dinh Cố, Long-Mỹ, Núi Đất... nhất là vùng Long-Tân thuộc Quận Long-Lễ Tỉnh Phước-Tuy, nơi mà quân đội Úc hãnh-diện có một trận đánh để đời. Chỉ với một Tiểu-đội 10 người Nó đã gây hoảng loạn và tổn thất đáng kể cho các đơn vị địa phương việt cộng trong vùng mà bọn VC gọi là “Vùng giải phóng”, vì thế Nó được chọn chỉ huy đơn vị Thám-sát Quyết Tử.
Tình hình chiến sự trở nên tồi tệ sau ngày đảo chánh 01 tháng 11 năm 1963, những cuộc chỉnh lý tiếp theo của cấp Tướng Lãnh ở trung ương khiến tình hình ở địa phương càng thêm bi đát. Ấp chiến lược bị dẹp bỏ, lính tráng tự động rã ngũ hoặc đào ngũ, mỗi Đại đội quân số lúc đó không tới 40 người. Bọn cộng-sản lợi dụng tình hình rối ren của miền Nam mở rộng hoạt động phá hoại từ “Chiến tranh Du Kích” chuyển sang “Trận Địa Chiến”, điển hình là trận đánh Bình-Giã tháng 12 năm 1964. Mẹ nó, đêm đêm hướng mắt về vùng có Hỏa Châu soi sáng hoặc có tiếng Đại-Bác vọng về, Bà cầu nguyện cho đứa con duy nhất của mình được an lành trên đường dài chiến chinh. Trong một trận đánh lớn tại Xuyên-Mộc tháng 03 năm 1965, Nó bị thương nhưng không nặng. Sau khi xuất viện, Mẹ nó thường ước ao mong sao Nó lấy vợ sớm để Bà có cháu nội. Trong thâm tâm Bà, súng đạn vô tình, lỡ có mệnh hệ nào xảy ra cho Nó... Bà sẽ sống với ai! - Thương Mẹ, Nó lấy vợ và tháng 07 năm 1966... Bà đã có cháu nội để ẵm.
Cũng cùng thời gian đó, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, với một lý tưởng Quốc-gia trong sáng và với bộ quân phục mặc trên người mà Nó luôn luôn hãnh diện. Thì cũng có, một vài cấp chỉ huy phe phái, chèn ép... Nó đã đụng độ với một sĩ-quan đồng cấp “người nhà” của “Xếp” lớn. Và, Nó bị thuyên chuyển đi nơi khác...nơi mà, rừng núi bạt ngàn, nơi mà việt cộng nhiều hơn lính, nơi mà có hai Quận (Chi-khu) hắc ám nhất: Tánh-Linh và Hoài-Đức (Võ-Xu, Võ-Đắt).
Cuộc chiến Việt-Nam chấm dứt ngày 30 tháng 04 năm 1975. Ngày bi thảm của lịch sử! Theo cùng vận nước nổi trôi... Nó cùng nhiều trăm ngàn Quân, Dân, Cán, Chính VNCH khác mà con số lên đến hàng triệu người... trở thành người tù của chế độ mới, chế độ cộng-sản man rợ trên tất cả sự man rợ. Bọn việt cộng muốn trả thù người Lính miền Nam qua mỹ từ “Trại cải tạo”.
Năm 1978 Tù “cải tạo” được giao cho công an cộng-sản giam giữ. Giáng sinh năm đó, tại trại tù Suối Máu, Biên-Hòa. Anh em tù nổi dậy, phá rào ngăn cách các trại giam, ca nhạc Giáng-sinh và nhạc Chính-Huấn VNCH suốt đêm. Nó tham gia tổ chức trừng phạt Ăng-ten, dạy bài học đích đáng cho những tên phản bội anh em, hoặc những người có thân nhân là việt cộng muốn lập công “để được cho về sớm”?!.
Vài tuần sau, bọn công an bắt đầu trả thù, Nó cùng 3 người khác, mỗi người bị nhốt riêng trong một thùng sắt Container, trên người chỉ duy nhất một chiếc quần xà-lỏn, ban ngày nóng như thiêu đốt, ban đêm lạnh cắt da của thời tiết mùa Đông. Cứ hai ngày thì bị công an dẫn đi thẩm vấn một lần, thỉnh thoảng bị đánh đập... Công an tha hồ chửi mắng, thoi, đạp bằng tay, chưn và cả báng súng, riêng Nó bị đánh nặng. Anh Trương quang Q. là bạn cùng khóa với Nó, hàng ngày mang cơm nước đến Container cho Nó, và ngày nào cũng mang cơm thiu về vì Nó bị công an đánh ói máu không ăn uống gì được. Anh Q. phải nấu cháo và hòa tan mấy viên thuốc trụ sinh vào trong cháo khuyên Nó ráng ăn để sống. Vài tuần sau, một người trong nhóm có tên là Long Ca-rô, vì anh chỉ có độc nhất một chiếc áo ca-rô mặc trên người, bị đánh bằng báng súng vỡ sọ chết. Từ đó những người còn lại không bị công an đánh nữa.
Chừng vài tháng sau ngày tù nhân Suối Máu nổi dậy, bọn công an thanh lọc những người tù có thành tích chống đối nhiều nhất, trong đó có Nó, giải giao về khám Chí-Hòa Sài-Gòn. Nơi đây, người tự xưng là cán bộ “chấp pháp” có tên là Trạc, lần lượt thẩm vấn từng người. Tù nhân bị dẫn đến phòng hỏi cung ban đêm, đầu bị trùm kín mít chỉ chừa 2 con mắt. Sau nhiều tháng nằm khu xà lim, tù được chuyển ra khu tập thể. Vào một đêm nhà tù Chí-Hòa đang chìm trong giấc ngủ, đám tù nhân nổi dậy ở Suối Máu bị đưa ra xe bít bùng, mỗi người được cấp phát một ổ bánh mì nhỏ với 2 cục đường tán, không có nước uống. Khi đọc đến tên Nó, thằng công an hằng học: “Anh làm tới Tiểu-đoàn Trưởng, chắc là phải giết nhiều người lắm!”, nhưng cũng nhờ đứng gần Nó đọc được nơi trang giấy trên tay thằng công an: “Họ, tên 163 can phạm trại Tân-Hiệp (Suối Máu)”, đây chỉ là danh sách đợt đi có mặt Nó.
Trên đường đi, mỗi khi xe dừng lại để bọn áp tải tù nhân nghỉ ngơi ăn uống, đồng bào nghèo buôn thúng bán bưng biết được xe chở tù “Cải tạo” là họ kêu ầm lên: “Bà con ơi! xe chở mấy anh tù cải tạo, bà con ơi...!”, thế là, đủ loại bánh kẹo, trái cây, bánh tét, bánh ú, đồng bào liệng tới tấp lên xe, kèm theo lời nói làm anh em tù xúc động vì biết được rằng đồng bào vẫn còn thương những người lính miền Nam sa cơ: “Ăn đi mấy anh, ăn đi các con...!”, cảm động nhất là các em bé tuổi từ 10 đến 12, trong cái Nia hoặc Rổ nhỏ vỏn vẹn vài chục trái chuối nấu hoặc mía ghim, cả một “gia tài” nuôi sống gia đình trong ngày, các em hất hết lên xe biếu các chú tù!
Xe chạy đến chiều ngày hôm sau thì tới Xuân-Phước thuộc Huyện Đồng-Xuân, Phú-Khánh (tên gọi mới của việt cộng), tù phải lội bộ vài cây số mới đến trại mang bí số A20, còn có tên gọi khác là Trại Trừng-giới hoặc Trại Kiên giam...nơi kiên trì giam giữ những tù nhân “không cải tạo được” từ các trại giam khác (muốn biết trại giam nầy khắc nghiệt và tàn độc đến mức độ nào, xin tìm đọc cuốn sách: “Trại Kiên Giam” của nhà văn Nguyễn-chí-Thiệp cũng là người tù của trại A20).
Nó bị bộ đội cộng-sản bắt lúc 09:00 giờ sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975 tại chợ mới Vũng-Tàu, trước khi Ông DVM tuyên bố đầu hàng. Bị đưa về giam tại hậu cứ Trung-đoàn 43/SĐ18BB tại Long-Khánh. Khi các người khác trình diện “Học tập cải tạo” (theo cách nói của VC) thì Nó bị nhập chung vào và bị giam giữ ở trại Hố-Nai. Giữa năm 1976 Nó bị chuyển về Suối Máu rồi Chí-Hòa. Từ 30 tháng 04 năm 1975 đến giữa năm 1979 (4 năm), Vợ Nó thăm hoặc gởi quà tất cả 6 lần.
Đầu năm 1976, khi còn bị giam tại Hố-Nai, Vợ nó báo tin Mẹ nó chết. Đau đớn đến tận cùng, Nó toan trốn trại mấy lần. Bất ngờ bị chuyển về Suối Máu nên ý định bất thành...và cũng thời gian nầy, những gia đình ở Bà-rịa thăm nuôi chồng, các bà xầm xì với chồng cũng là bạn tù của Nó về Vợ nó...it gởi quà hoặc thăm nuôi Nó, và cuối cùng Nó cũng hiểu được rằng: Vợ nó bây giờ không còn là của Nó nữa, tiếc rằng quá sớm, quá sớm để thay lòng đổi dạ một con người, chuyện xảy ra chỉ hơn một năm kể từ ngày Nó bước chân vào trại tù.
Nó lầm lì ít nói hơn, suốt ngày anh em thấy Nó may vá cái ba-lô lấy vải từ chiếc võng nhà binh đã cũ, nếu tinh ý sẽ thấy Nó đang chuẩn bị cho một cuộc trốn trại. Và, lũ chó săn (Ăng-ten) cũng có đứa tinh ý nên...chỉ trong vòng 4 tháng, Nó bị chuyển từ K2 đến K4, rồi K3 và về lại K2 (Trại tù Suối Máu có 5 khu, từ K1 đến K5). Cho đến đêm Giáng-Sinh năm 1978, cuộc nổi dậy của tù nhân Suối Máu khiến cho bọn VC sợ hãi điều động bộ đội và cả Trung-đoàn xe Tăng T54 bao vây bên ngoài...và, Nó có tên trong số tù nhân bị chuyển về nhà tù Chí-Hòa như đã nêu trên.
Ở trại tù A20 Xuân-Phước, mọi tù nhân đều bị lao động khổ sai, đào mương, vét cống, cuốc đất trồng khoai mì, kéo cày thay trâu v..v.. Mỗi người chỉ nhận được 2 chén khoai mì H34 với nước muối cho một bữa ăn, loại khoai mì H34 chỉ để dùng trong kỹ nghệ chế biến, cho heo ăn, Heo cũng không thèm ăn.
Suốt 6 năm tù sau cùng... Nó chỉ ăn toàn bắp, khoai mì H34 với nước muối. Vào dịp tết âm lịch, Nó cũng như mọi tù nhân khác được ăn hai bữa cơm, mỗi bữa 2 chén cơm lưng, với một cục thịt heo lớn bằng ngón tay, và chỉ có thế. Mẹ chết, Vợ bỏ, tứ cố vô thân không ai thăm hỏi, sức lực không còn, thêm vết thương tinh thần quá lớn làm Nó suy sụp thấy rõ. Một hôm đang lao động, Nó ngã gục vì kiệt sức, may nhờ có Bác-sĩ Trần-quý-Nhiếp Thiếu Tá Nhảy Dù ở chung một nhà tù với Nó cứu chữa kịp. Không có thuốc men gì cả, Anh Nhiếp châm cứu Nó bằng những cây kim làm bằng giây điện thoại lượm được khi đi lao động. Tình trạng đói khát và lao động khổ sai nầy nếu kéo dài... có lẽ Nó không thể nào sống nổi.
Một hôm đang đào ao cá trong trại, Nó gặp anh Ph. ở đội Văn Thể (Văn nghệ - Thể thao) rủ Nó xin về đội “Văn Thể” để đỡ phải lao động ngoài nắng. Anh Ph. là một kép hát cải lương (hiện còn ở VN), bị án tù 10 năm về tội “Phản cách Mạng” khi tham gia vào một phong trào phục quốc sau 30 tháng 04/1975. Anh Ph. biết rõ Nó có nghề Ảo thuật, Nó là bạn của Nhạc-sĩ Bảo-Thu tức Ảo-thuật-Gia Nguyễn-Khuyến. Chỉ còn con đường cuối cùng là vào đội Văn Thể may ra mới có thể sống còn để về với 4 đứa con, mà đứa lớn nhất 13 hoặc 15 tuổi (1981).
Gần cuối năm 1981, một anh trong đội “Văn Thể” gọi Nó lên nhận quà của gia đình gởi. Phản ứng đầu tiên là Nó giận dữ và cay đắng nói với anh ấy: “Anh còn cách nào đùa giữn hay hơn nữa không?!”. Ai cũng biết, nhiều năm nay Nó là “con Bà Phước”, những ai không bà con, họ hàng thân thích, không hề nhận được chút quà bánh nào từ bên ngoài gởi vào, anh em đều gọi là con Bà Phước. Nhưng thật tình Nó có quà thật, quà của “Vợ” nó gởi! một gói quà nhỏ gần 2 ký lô, trong chứa thức ăn để dành được lâu ngày vì người tù không có điều kiện để nấu nướng. Một anh bạn khác nhìn thấy Nó đang mân mê gói quà trên tay, anh mừng rỡ nói: “Mầy cũng có...quà hả?!”, câu nói đầy thiện ý, mừng giùm cho bạn nhưng sao Nó nghe như một lời mỉa mai: “Mầy mà cũng có quà nữa sao?”.
Những tấm lòng người dân VNCH đối với các cự tù “cải tạo”
Năm 1982, Nó có tên trong số người được thả về, trại tù cấp phát $70.00 tiền VC lúc đó, số tiền chỉ đủ để đỡ đói lúc đi đường thôi. Nó được công an trại tù chở bằng xe ra tới Ga xe lửa La-Hai, từ đây Nó đón Tàu về Biên-Hòa. Trên đường đi, mỗi khi Nó ăn uống gì xong, khi gọi tính tiền, những người bán hàng đều trả lời: “Có người trả rồi”, năn nỉ mãi người bán hàng cũng không chịu nói là ai đã trả tiền giùm Nó. Nó đành phải cám ơn người bán (người bán hàng có thể là một Ông già, một Chị, một cô Gái hoặc một em nhỏ tuổi chừng 15, 16). Một chút xúc động về tình người làm tim nó cảm thấy ấm áp, cái cảm giác mà Nó tưởng chừng đã tê liệt suốt những năm tháng tù tội. Hành trang của Nó khi ra khỏi trại tù cộng sản chỉ vỏn vẹn một bàn chải đánh răng đã cùn, một bộ đồ mặc trên người với hàng trăm mảnh vá, trên lưng áo cũng như hai bên ống quần còn nguyên dấu hai chữ “cải tạo” bằng sơn đen to tướng. Nhưng cũng nhờ thế, ai thấy cũng muốn giúp đỡ, ăn uống gì xong người bán đều trả lời: “Đã có người trả tiền!”.
Về đến chợ Biên-Hòa lúc 04:00 giờ sáng, có người chỉ cho Nó tìm mấy xe hàng chở Dưa Hấu, họ sẽ đi Bình-Giã chở Dưa lúc 06:00 giờ. Người Tài xế tốt bụng cho Nó đi nhờ xe về “quê vợ” Nó ở Bà-Rịa.
Hơn 08:00 giờ sáng xe tới Bà-Rịa, Nó lững thững đi bộ về “Nhà”. Khi ngang qua một tiệm bán Bún Bò Huế, một người gọi tên Nó: “Ê, P.O vào đây!”, Nó quay lại thấy X. “Pháo-Binh”, anh bạn nầy được thả về trước, trên tay cầm xấp vé số. X. lôi Nó vào quán, lần đầu tiên sau 7, 8 năm Nó mới được ăn một tô bún bò ngon như thế.
Hai người ăn xong, đang xỉa răng thì X. ngập ngừng: “Trước hết, mầy hãy bình tĩnh nghe tao nói!”. Nó biết X. sẽ nói gì...vì từ lâu Nó đã chuẩn bị tinh thần để nghe chuyện nầy. X. tiếp: “Sau khi tao nói xong, mày muốn về thì...về, còn như không muốn về thì...mầy theo tao, ở tạm nhà tao rồi tính sau!”...và, với giọng trầm buồn X. kể những điều nghe, biết về “Vợ” nó. Nó ngồi nghe X. kể với gương mặt giá băng và bất động, duy chỉ có ánh mắt là không thể nào dấu được nét xúc động!
Thằng X. thương bạn nhưng không biết phải làm sao! X. gọi café sữa đá cho hai đứa. Nó không thể nào uống nổi một hớp dù chỉ là một hớp nhỏ. Không gian như ngừng đọng, khi thằng X. lay khẽ tay Nó như chợt tỉnh, nói nhỏ với X. như nói với chính Nó: “Tao phải về, từ lâu... tao chưa được gặp con tao, tụi nhỏ bây giờ chắc... lớn lắm!”
Gần một tháng sau ngày về “Nhà” gặp được mặt con, người ta thấy Nó khiêng vác ở chợ cá Bà-Rịa. Ban đêm Nó ngủ ngồi ở sạp cá, dù mỏi mệt cách mấy Nó cũng không dám nằm, Nó không muốn người ta thấy Nó... tàn tạ như vậy!
Vào những đêm trăng, mấy người đi Chùa ở Xóm Cát, khi ngang qua Nghĩa-địa Việt-Hoa, thỉnh thoảng có người nhìn thấy Nó ngồi... khóc trước Mộ của Mẹ nó... Nhiều người ở Bà-Rịa đều biết cái chết thảm thương của Bà Cụ, nhất là hai mẹ con cô Th..., Y-tá làm việc trong bệnh viện. Người ta nói, khi mẹ nó bị bệnh không biết nặng nhẹ, “Vợ nó” mang vào rồi quay lưng như người xa lạ. Bệnh viện thời việt cộng (tháng 01 năm 1976) không có trách nhiệm nuôi ăn bệnh nhân, các con của Nó thì còn quá nhỏ, đứa lớn nhất chỉ mới 9 tuổi, vài ngày sau Mẹ nó chết...vì đói!!!
Đám ma mẹ nó chỉ có một người duy nhất mang hòm đi chôn, đó là Cậu em vợ của Nó. Người hàng xóm cho 4 tấm ván tạp để đóng hòm, tạm gọi là hòm vì 4 tấm ván kích thước, dày, mỏng khác nhau.
Đôi khi uất ức về cái chết thảm thương của mẹ nó, Nó đã gói sẵn con dao bén nhọn trong tờ báo... nhưng khi nghĩ đến những đứa con, Nó không muốn các con của Nó mồ côi Mẹ hoặc Cha, hoặc cả hai!
Năm 1988, Nó vượt biên bằng ghe và định cư ở California tháng 03 năm 1989.
Người đàn bà nguồn hy vọng cuối cùng của Nó khi ra khỏi tù, có với nhau 4 đứa con, đã phản bội Nó trong những năm tháng bị tù đày, nghiệt ngã... trong nhà tù của Việt cộng, cùng sống trên mảnh đất nầy. Làm thơ, viết văn... lại được tán dương, ca ngợi hết lời!
Nó im lặng, thở dài, ngao ngán! Trường hợp của Nó, bạn bè đều biết, đôi lần muốn chia sẻ... nhưng Nó vẫn giữ im lặng!
Lê Phi Ô
Subscribe to:
Posts (Atom)