Gia chánh

Thursday, June 28, 2018

Coi hình để hiểu


Luật ANM sẽ dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng cho những nhà kinh doanh nhỏ lẻ VN trên mạng xã hội Facebook. Người sử dụng mạng Internet có thể bị chính quyền bỏ tù nếu bày tỏ tiếng nói tự do của họ trên mạng. Thêm vào đó, việc cấm các công ty internet của Mỹ, các nhà internet Trung Quốc sẽ tiến tới chiếm lĩnh không gian mạng Việt Nam. 
Như Baidu sẽ thay Google, Sina Weibo sẽ thay Facebook, Youku sẽ thay thế Youtube….
Đây là một cơ hội cho Bắc Kinh tuyên truyền văn hóa, ngoại ngữ tại Việt Nam nhằm phục vụ mục đích xấu xa sau này của họ. Về mặt kỹ thuật, Việt Nam khả năng lớn sẽ mua hoặc thuê hệ thống tường lửa và quản lý mạng của Trung Quốc. Rủi ro của việc này là gián điệp Trung Quốc nắm toàn bộ và kiểm soát tình hình tại Việt Nam.
Mặc dù luật an ninh mạng đã được thông qua bởi quốc hội, nhưng đây không phải là ý nguyện của nhân dân. Các đại biểu quốc hội CSVN không phải là những người do dân
 
Xin đồng chí nói đồng chí  Dương khiết Trì  đừng gọi tụi em là chó Tứ Xuyên nữa nhe.Dân Việt gọi tụi em là sâu bọ bán nước ít  thấy lộ liễu hơn.
LUẬT AN NINH MẠNG  – Học tập Trung Quốc!
-Họ ăn cắp, bạn nói họ ăn cắp. Bạn phạm luật an ninh mạng
-Họ đánh dân, bạn viết họ đánh dân. Bạn phạm luật an ninh mạng
-Họ cướp nhà cướp đất, bạn la họ cướp đất,cướp nhà. Bạn phạm luật an ninh mạng
-Dân biểu tình, bạn chụp hình dân biểu tình. Bạn phạm luật an ninh mạng.
-Họ giết dân, bạn quay phim họ giết dân. Bạn phạm luật an ninh mạng
-Bạn viết báo, Đảng không thích. Bạn phạm luật an ninh mạng.
-Bạn làm thơ, có người tố thơ phản động. Bạn phạm luật an ninh 
-Bạn thấy nhiều Tàu quá, bạn than nước rơi vào tay Tàu. Bạn phạm an ninh mạng
-Họ bóp cổ dân, lấy tiền xây dinh thự, mua nhà ở ngoại quốc, bạn thắc mắc. Bạn phạm an ninh mạng
-Họ lập biệt khu, bạn nói họ lập biệt khu. Bạn phạm anh ninh mạng.
-Chúng bán nước, bạn la chúng bán nước. Bạn phạm luật an ninh mạng
Chỉ có một cách không phạm luật an ninh mạng là không nhìn, không nghe, không nói nữa. Nghĩa là chết. Hay sống như một thây ma. Chỉ có người chết mới hết sợ phạm luật an ninh mạng. Bạn chết. Con cháu bạn chết. Dân chết. Nước chết..
Thôi rồi còn chị đâu anh ơi..!!!Sob


Wednesday, June 27, 2018

Phong trào dân trị kêu gọi toàn dân




Hãy hành động(Tức nước vỡ bờ).Nhạc đấu tranh của Sàigòn-Giađịnh


 Hãy hành động(Tức nước vỡ bờ)
                    Nhạc và lời:Sàigòn- Giađịnh

Hãy hành động,hành động đi trước khi mất nước.
Sự tồn vong, bạn cùng tôi bước xuống đường đốt lửa đấu tranh.
Nắm tay cùng vượt qua đêm đen.
Ai xây bạo quyền tham vọng trên đói khổ của dân.
Tóc của mẹ thấm đời cơ cực.
Không còn trời cao,mưa nguồn biển vắng.
Tức nước vỡ bờ, đòi lại tự do.
    Hãy đối diện, và nhìn quanh độc tài bức chế
    Từ Nam Quan,đến Cà Mau tiếng thét gào khắc khoải đớn đau
    Bao lâu đài, biệt phủ thật cao
    Ngoài kia đầm lầy,im lìm,đàn trẻ nhỏ xanh xao
    Thân gầy guộc, có còn Nhân Đạo?
    Theo người lên non,xuôi dòng xuống biển.
    Trong Ánh Lửa Thù, bao giờ ngủ yên.
Nam Quốc Sơn Hà,Nam Đế Cư
Tổ Quốc lâm nguy giặc tràn vào
Cho dù một ngày cũng sẽ KHÔNG
Vì mãi mãi suốt đời DIỆT VONG!
Một tấc đất cũng KHÔNG!
Vì Dân ta quyết bước đi làm lịch sử dựng đời
Khi ngôn ngữ cùng với nhau tiếng nói
Khi Đứng Dậy bục phá kiếp tù đày.
     Hãy ngẩng mặt,nhìn lên dang cánh tay bước tới
     Bốn nghìn năm chợt vùng dậy,nước mắt hòa với những ước mơ.
     Đâu Nhân Quyền,Dân Chủ mịt mờ
     Ai cai trị bằng gông cùm, mòn mỏi tuổi ấu thơ
     Máu cuồn cuộn sóng trào trên ngực
     Đập cùng nhịp tim, vươn vai ngạo nghễ
     Giữ vững Giống Nòi,con Rồng,cháu Tiên.
                                                19/6/2018

Sunday, June 17, 2018

Sáng 17/06 Hà tĩnh Bùng Nổ Dân tràn Xuống Đường Cuồn Cuộn thư Thác


Sáng 17/6: Các tuyến đường VN bị Tắc Nghẽn, Hơn 10 triệu dân đã xuống đường


Phòng trào BIỂU TÌNH lan toả từ PHAN RÍ đến HỐ NAI - BIÊN HOÀ khiến nhà cầm quyền BẤT LỰC


Sự kiện chưa từng có tại California(31/12/2017)


Cáo phó



  1. Facebook Việt Nam - từ trần.jpg

Từ khóa 'biểu tình' bị chặn trên SMS?

Ngày 14/4, Facebooker Bạch Hồng Quyền cho hay trên trang FB cá nhân rằng các tin nhắn qua điện thoại (SMS) có chữ 'biểu tình' đều không thể gửi đi.
Sau một số cuộc biểu tình rầm rộ tại một số tỉnh thành trong hai ngày 10-11/6 với đỉnh điểm là cuộc bạo động ở Bình Thuận, tình hình có vẻ lắng xuống.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội vẫn lan truyền lời kêu gọi 'xuống đường' ngày 17/6 để phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu.
Bạch Hồng Quyền
on Thursday
Từ khoá “biểu tình” đang bị chặn tại Việt Nam, mọi người muốn lãnh 300 tiền xuống đường nhớ nói tránh hai cái từ kia ra mới nhận được nhé.
No automatic alt text available.
Image may contain: text

Happy Father's day


Tuesday, June 12, 2018

Luật An ninh mạng mới thông qua đưa VN trở về thời kỳ ‘tăm tối’?

https://www.voatiengviet.com/a/luat-an-ninh-mang-moi-thong-qua-dua-vn-tro-ve-thoi-ky-tam-toi/4435296.html

Cuộc gặp lịch sử Mỹ-Bắc Hàn: Donald Trump và Kim Jong Un lần đầu bắt tay


https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/donald-trump-va-kim-jong-un-lan-dau-bat-tay-nhau/?utm_source=Ng%C6%B0%E1%BB%9Di+Vi%E1%BB%87t+Newsletter&utm_campaign=9ae007a58a-&utm_medium=email&utm_term=0_cf5f0a479c-9ae007a58a-166062837

Vì Sao Người VIỆT Quốc-Nội Lại Đua Nhau “THÁO CHẠY” Khỏi Thiên-Đường CỘNG-SẢN??? (VietBf)

Tin mới nhất từ các Cơ-Quan Lãnh-Sự nước ngoài tại Việt Nam, số người Việt đăng ký xin visa tăng kỷ-lục, một Làn Sóng THÁO CHẠY khỏi Thiên-Đường CỘNG-SẢN đã bắt đầu? Ngày 23 tháng 8 trước Lãnh-Sự Quán Czech tại Hà-Nội đã có tới hàng ngàn người giành-giật để tìm đường vào XIN Thị-Thực! Vì sao một Thế-Giới được Quảng-Bá là Thiên-Đường  lại có nhiều người muốn BỎ ĐI như vậy?

Cảnh làm Hộ-Chiếu tại Việt-Nam, hàng vạn người đang lo-lắng không biết khi nào tới lượt!

Mưa tầm-tã, nhưng có vài ngàn người tranh-giành đường vào Lãnh-Sự Quán Czech để "THÁO-CHẠY" khỏi Thiên-Đường Việt-Cộng!

Chuyện của Mỹ-Lệ
   "Là một người Mẹ không ai muốn xa con, nhất là khi con mới hơn 10 tuổi! Nhưng, chỉ có cách đó, tôi mới Bảo-Vệ được con mình, khi người dân đang đầu-độc nhau như thế…", Mỹ-Lệ nói.
     - Là một ca sĩ nổi tiếng, Mỹ-Lệ gác sự-nghiệp sang một bên, dốc sức chăm-lo cho chồng và các con! Chị cũng được biết đến là một người Mẹ khá nghiêm-khắc trong việc nuôi dạy con cái theo cách của một người Mẹ truyền-thống!!!
   Hai con gái của chị đã trên 10 tuổi, gia-đình chị quyết-định cho con qua Đức học! Để rồi mỗi năm, chị sẽ sang ở với các con một khoảng thời-gian nhất-định! Lý-do của việc cho con đi sớm, chị ngắn gọn: "Để Bảo-Vệ con". Đưa con đi để tránh sự "Đầu-Độc"!!!
     * Khi phụ nữ vào bếp, thế-giới khép lại. Phải thế không nhỉ?
     - Ngược lại ấy chứ. Nhất là ở Việt-Nam. Giờ vào bếp, thế-giới mở ra với những sự thật rất hãi-hùng!
   Bạn vào bếp chăm-sóc cho gia-đình cái ăn từng bữa, bạn sẽ hiểu việc ăn uống không phải là thứ có thể qua-loa thế nào cũng được! Nhất là giờ đây, thị-trường thực-phẩm của Việt-Nam đã không còn niềm tin! Gia-đình bạn, con bạn sẽ bị đầu-độc bất cứ lúc nào! Và đầu-độc từ từ!!!
   Đó là lý do tôi phải đưa con qua nước ngoài học, để bảo vệ con mình! Chúng sống bên Việt-Nam, ăn uống tội quá. Với tình -hình thực-phẩm kinh-khủng như ở Việt-Nam thì lũ trẻ sẽ có nguy-cơ bị đầu-độc từ từ!!!
   Các con mới có 11 tuổi, qua sớm thì cũng tội chúng lắm nhưng ở Việt Nam còn tội hơn. Đồ ăn thức uống không đảm bảo, các con không đủ sức khoẻ, sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các con.
   Ung thư là thứ làm tôi ám ảnh và sợ. Thật kinh khủng. Căn bệnh đó có thể gõ cửa từng nhà nếu như đồng loại vẫn cứ đầu độc nhau bằng cái ăn cái uống như thế này.
* Người ta bảo người Việt hay "SÍNH NGOẠI", và luôn Thường-Trực Quan-Niệm: “Cái gì ở Nước Ngoài cũng TỐT HƠN xứ ta…”
     - Người Việt sính ngoại là có! Còn cái gì ở nước ngoài cũng tốt hơn nước ta thì không hẳn!!! Nhưng đa phần là hơn. Đặc biệt là thực phẩm sạch! Thế nên, trẻ em nước ngoài, đặc biệt là các nước Châu-Âu, phát triển bình thường, khoẻ mạnh!
   Gia đình tôi hầu như hạn chế sử dụng thực phẩm trong nước, kể cả các nước lân cận mà nhất là Trung Quốc. Ở Đức, ăn gì cũng không phải lo. Uống nước từ vòi nước công cộng cũng không phải lo.
   Chồng tôi vài tháng lại qua Đức, mỗi lần đi, anh mang từ Đức về; trái cây, cá, đồ dùng, mỹ phẩm. Đức là đất nước mà vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sản phẩm tiêu dùng đứng hàng đầu thế giới, không cần nghi ngờ.
   Một số thứ chúng tôi dùng đồ Việt Nam như thịt, rau và gia vị.
   Hải sản, trước đây khi chưa xảy ra sự kiện Formosa đầu độc biển miền Trung, tháng nào bà ngoại và mấy dì cũng gửi một thùng cá, mực sạch từ biển Quảng Bình.
   Tôi ít ăn đồ hải sản ở Sài-Gòn vì tôi sợ khi chúng về đến Sài Gòn thường phải "ăn" phân đạm để giữ tươi lâu, nhất là mực.
   Còn những thứ nuôi được thì nỗi sợ dùng thuốc tăng trưởng. Một con heo ngày xưa nuôi 1 năm mới xuất chuồng, giờ chỉ mấy tháng. Các loại cá tôm cũng thế, thu hoạch nhanh chắc chắn sẽ dùng thuốc…
   Thế nên, ăn gì bây giờ là cả một vấn đề. Và để đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối sẽ không bao giờ có nhưng mình có thể hạn chế được những thứ mà mình biết chắc sẽ gây nguy hại bằng kinh nghiệm của bản thân.
* Nhà chị từng trải qua những "Bài học đau-đớn" với Thực-Phẩm BẨN chưa?
     - Chưa. Vì trong gia đình chúng tôi đều cẩn thận trong ăn uống, ít để cái miệng hại cái thân. Nhưng những thông tin trên báo, những câu chuyện thương tâm từ các bệnh viện cũng đã chứng minh tất cả.
   Tôi là người rất đa nghi. Và cái gì tôi đã nghi ngờ là tôi ít khi dùng đến. Ví dụ vào một tiệm phở nổi tiếng ở Sài Gòn, tôi ít khi dùng tương đỏ và tương đen, mà chỉ ăn ớt tươi và chanh.
   Trong ý thức của tôi không phải đến giờ mới đọc các bài báo tương được làm bẩn như thế nào, tôi cũng có thể biết được mình phải cẩn thận vì hồi nhỏ, trong gia đình mẹ tôi làm ngành dược, đã dạy các con cần ăn gì và nên tránh những thứ gì.
   Nhưng chứng kiến thực phẩm bẩn thì nhiều. Tôi thực sự thấy sợ. Ở Huế, có những lò bún làm cạnh chuồng heo. Rau để tươi lâu thì chất bừa trong nhà vệ sinh… Người ta làm mọi cách để có thể sinh lời mà không cần biết đồng loại sẽ ăn phải những thứ gì.
   Những người bán họ cũng không nghĩ họ đang làm bẩn, mà họ nghĩ rằng những điều đó là bình thường, điều đó rất tai hại. Tức là, họ xem thường sức khoẻ của người dùng, họ xem việc rau phải tươi, heo phải bán được nhanh là mục đích mà không cần biết ai bệnh ai chết.
   Cái ác nó ngấm dần trong hành động thành ý thức khó đổi.
* Vậy chị tìm nguồn Thực-Phẩm SẠCH ở đâu, cho gia-đình ở Việt-Nam?
    - Người ta nói, không biết có những gì đang rình rập chúng ta trong đám rau thịt ngoài chợ. Điều đó không phải không có lý.
   Tôi thường chọn các chợ lớn, có nhiều thực phẩm ngon. Từ ngày có vụ Formosa, cá Quảng Bình tôi không thể ăn, nên phải đặt cá Nha Trang hoặc Côn Đảo.
   Với các thức ăn như thịt thì dù sao, tôi cũng đặt chút niềm tin vào các siêu thị. Một chút thôi vì vừa rồi báo chí cũng phanh phui một số siêu thị có thực phẩm bẩn.
   Rau sạch là cả một vấn đề nan giải, nhất là khi nhà tôi ăn rau nhiều. Dù có mối quen, lấy rau sạch nhưng cũng phập phù lắm.
   Hồi bé nhà tôi trồng rau sạch, và thường thấy đầy sâu hoặc rau già. Giờ nhìn đâu cũng thấy rau non, đẹp, tươi mượt. Chẳng ai biết được sau cái sự non đẹp đấy là gì. Thế nên tôi vẫn chọn một phương án là tự trồng ở nhà một số rau sạch nhất định.
   Nói chung, tôi chủ động trong việc tìm nguồn thức ăn sạch. Và từ sự nan giải trong tìm kiếm nguồn thức ăn sạch, tôi thấy thương vô cùng sự vô tư của những bà nội trợ, ra chợ cười tươi và mua thực phẩm về, nhiều khi biết bẩn nhưng không còn lựa chọn khác.
   Mình cũng qua hơn nửa đời người rồi, thế nào cũng được, nhưng con cái còn nhỏ, phải nghĩ đến tương lai của chúng. Thế nên, nghĩ đến chuyện thực phẩm, rồi môi trường như thế, vợ chồng tôi cố gắng làm lụng để cho con được sống ở môi trường khác tốt và an toàn hơn ở những phương diện này.
   Chúng ta đang sống trong một xã hội mất căn bản.
* Là một người đã đi nhiều nơi, đến nhiều vùng quê, nhất là những lần đi khảo-sát với chồng, một người làm trong ngành DƯỢC, chị có nhận-xét gì không về việc ăn uống của đồng-bào ta?
     - Ngay cả bản thân tôi có một chút điều kiện mà còn thấy khó khăn trong vấn đề tìm nguồn thức ăn sạch, thì bạn cứ hỏi những người dân nghèo, nhất là những người nghèo ở thành thị, họ đang chịu đựng những gì?
   Ở nông thôn thì đỡ hơn vì dẫu sao nhiều nhà cũng tự trồng được rau, nuôi được gà, được cá để ăn. Tuy nhiên, rất nhiều hộ nông dân trồng rau bán, cái ngạc nhiên là họ biết loại nào độc loại nào không, cái độc thì đem đi bán cho đồng loại.
   Chung quy lại, đồng bào ăn phải thức ăn bẩn cũng là do những người đồng bào gần gũi mang lại. Lòng tham đã tạo ra cái ác, và huỷ hoại rất nhiều thứ của con người.
   Nói thì hơi tiêu cực, nhưng giờ đúng là khó mà đòi hỏi đạo đức ở đất nước mình được. Ngắn gọn nhất: Giá trị về đạo đức và lòng tự trọng đã bị đánh mất rất nhiều. Không quan tâm đến sức khoẻ và tính mạng của người khác là kết quả lớn nhất của việc đánh mất đạo đức.
* Câu chuyện Đạo-Đức, hình như dài và hơi nhiều! Và "Biết rồi khổ lắm"!?
     - Nói ra mà đau. Những giá trị đạo đức tốt đẹp không phải là hao hụt mà là đang bay vụt. Những người có trách nhiệm với sinh mệnh, sức khoẻ của đồng bào, có được bao nhiêu người suy nghĩ về vấn đề này?
   Nếu họ suy nghĩ và hành động, thì thị trường thực phẩm không bị nhiễu loạn và nhuốm bẩn đến như thế.
   Những người dân bé nhỏ, những người thiếu học, không đủ nhận thức, thì làm sao đòi hỏi họ phải có trách nhiệm với người khác khi mà những tấm gương cho họ soi thì lại là những kẻ tham lam?
   Dĩ nhiên mình không thể đánh đồng được hết nhưng đa phần hiện nay, người Việt chỉ nghĩ đến cái lợi của bản thân mình mà không nghĩ cho người khác; chỉ nghĩ đến cái trước mắt mà không biết con cháu mình sẽ phải gánh chịu những hậu quả gì do chính bản thân cha anh chúng gây ra.
   Giờ đi trách nông dân vì sao ác độc với đồng loại, tôi cũng nói thẳng, những cái ác độc đó cũng chưa nhằm nhò gì với những cái ác độc khác.
* Cái NGHÈO có đáng để đổ tội không? Khi mà Thăm-Làm cũng là cách Thoát NGHÈO nhanh nhất???
     - Không. Mấy ông quan chức thì đâu có nghèo nhưng vẫn có một số người tham lam. Lòng tham là vô đáy. Nhất là lòng tham của những người được sinh ra và mưu lợi từ một xã hội đang có dấu hiệu mất căn bản.
   Khi lòng tham là mục đích và sự hãnh tiến là động cơ, thì cái ác đã được cài đặt sẵn trong hành trình. Khái niệm "ăn học để thành người" hôm nay không còn nguyên ý nghĩa, thay vào đó là "ăn học để làm ông này bà nọ".
   Ông này bà nọ để mà "một người làm quan cả họ được hưởng". Thực tế cũng chứng minh điều đó, và khá nhiều họ "được hưởng". Sợ nhất là xảy ra hiện tượng "Mạnh ai nấy đục mạnh ai nấy khoét", và không nghĩ đến chuyện bảo vệ quyền lợi cho người khác.
   Xã hội nào cũng vậy, khi mà người quản lý chỉ để nhận nhiều mà không nghĩ cách làm sao để cho mai sau và vì mai sau, thì những người dân độc ác với đồng loại cũng là điều dễ hiểu.
* Ai cũng nói thế! Nhưng "Cái CĂN-BẢN" nên được hiểu là gì? Để  giờ ta ngồi đây và nhận-xét là nó đã mất???
     - Những gì cha ông để lại đã bị người đời sau làm cho méo mó lệch lạc. Cách đối xử với thiên nhiên, với con người ở ta không còn quy chuẩn, mạnh ai nấy sống, mạnh ai nấy đạp.
   Ở Châu-Âu, giá trị con người được đề cao! Họ tự-tôn, tự-trọng, biết nghĩ cho người khác, chấp-hành pháp-luật nghiêm-minh!
   Giờ ở ta, mở báo ra là cứ thấy người này khoe xe, người kia khoe của. Rồi lấy xe, lấy của đi lừa người khác như cái lũ bán hàng đa cấp.
   Giới showbiz nổi nhất của việc khoe giàu khoe sang, khoe cặp được ông này, cướp chồng bà nọ để có tiền sống xa hoa. Có thấy mấy ai nói về lao động vất vả vinh quang, kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt đâu?
   Con trai thì đi tập gym để body cho đẹp, lượn lờ trong các phòng gym kiếm đại gia. Con gái thì phải đẹp để kiếm tiền, không đẹp tự nhiên được cũng phải sửa cho thật đẹp, đi thi hoa hậu, dấn thân vào showbiz, để cặp được với kẻ lắm tiền nhiều của.
   Họ đâu nghĩ đến chuyện học hành để làm một việc gì có giá trị? Giờ nhiều cô bé nghĩ đến việc không cần học hành gì, cứ đẹp là sẽ giàu, sẽ đổi đời.
   Xã hội vốn đã mất mát căn bản, nay thêm những kẻ như thế, nó thành lệch lạc, quái dị.
* Xã-hội nào cũng có những người thế mà! Từng đi nhiều nước và sống ở nước ngoài, chị lý-giải rõ hơn chút nữa, cái "Căn-Bản" theo trải-nghiệm của chị?
     - Tôi qua Đức 2 tháng ở với con, bạn biết tôi cực nhất là việc gì không? Đó chính là đi đổ rác. Rác phải phân ra các thùng khác nhau theo từng loại, phải để vào túi giấy, không được để vào túi nilon, cho vào thùng rác.
   Người dân phải phân biệt rác sẵn ở các thùng. Chỉ cần sai một phát là bị phạt ngay. Rác của mình thôi nhưng khi chia cũng phải tự làm để người gom rác đưa vào đúng nơi xử lý rác.
   Họ chia ngày ra, ngày nào đến lấy rác thức ăn, ngày nào đến lấy rác nhựa, ngày nào đến lấy rác là lá cây, cỏ trong vườn… Người dân tự nguyện đưa rác ra đúng ngày, đúng giờ.
   Mình thì sao? Mạnh ai nấy xả, túi nilon, kim tiêm, bao cao su đã dùng… tất cả gom hết vào. Nhà máy xử lý rác cũng chưa có, rồi cất giấu chôn vùi đâu đó.
   Hoặc mạnh ai nấy nhét xuống cống. Ai lãnh? Chính chúng ta và hậu quả để lại trên đầu con cháu chúng ta.
   Một xã hội ngăn nắp, tôn ti trật tự từ cái cọng rác thì hỏi sao mà con người ở đó không phát triển một cách lành mạnh?
   Ở xã hội mà chai nước ngọt uống xong, bạn cho vào máy đổi lấy mấy cent tiền chai, trong khi ở mình, mạnh ai thì vứt toẹt ra đường, nhét xuống cống. Có thùng rác đấy, cũng chẳng thèm vứt vào.
   Chúng ta hay so sánh Việt Nam với các nước tiên tiến mà không hiểu sao họ lại sạch hơn ta, họ lại văn minh hơn ta, đấy, là từ những cái căn bản của họ ở những điều nhỏ nhất. Con người đã sống có ý thức như thế, thì tương lai hay hiện tại đều theo một nếp.
Làm ơn NGhĨ Đến Con Cháu: 
* Đồng ý là từ cọng rác, ở ta, mạnh ai nấy vứt, mạnh ai nấy đổ! Chẳng có gì để bắt để phạt được sự "Hãm-Hại” MÔI-TRƯỜNG và sự ngược đãi các công trình công cộng. Và cũng chưa có gì để cấm người ta DẦU-ĐỘC Dồng-Bào vì Thực-Phẩm BẨN! 
   - Thì bởi thế, sống hôm nay, không cần biết ngày mai là gì. Không biết con cháu mình sẽ sống thế nào ngoài việc nghĩ sao có nhiều tiền để lại cho chúng. Sức khoẻ, môi trường, không phải cứ có tiền là mua được đâu.
   Các nước văn minh người ta giáo dục cho công dân mỗi người phải ý thức với môi trường. Bên này tôi trả tiền nước thải lớn hơn tiền nước sinh hoạt. Vì nước thải họ phải xử lý nên phải trả phí cao hơn nước sinh hoạt.
   Ở bên này, chim có làm tổ trong nhà anh cũng không được sờ đến. Khi đi câu cá, gặp con cá nhỏ phải trả về cho thiên nhiên để chúng lớn và sinh sản. Chim muông hoang dã bơi lội đầy không ai được đụng đến.
   Cây trong vườn nhà mình, muốn đốn một cành cũng phải xin phép, phải làm đơn. Bạn có thể thấy những cánh rừng mênh mông của họ, từ nơi này đến nơi khác nhưng bạn cứ thử đụng vào một cành cây, bạn có thể phải ngồi tù.
   Ở ta thì sao? To nhỏ ăn tất. Lấy của thiên nhiên không trừ một thứ gì. Chặt, phá, săn, bắt, cái gì cũng có thể đưa lên bàn nhậu.
* Một xã hội không có căn bản thì con người ta trở nên nhỏ bé và tội nghiệp!
     - Con người hiện nay có xu hướng đánh mất căn bản, mất giá trị cốt lõi từ những việc tưởng như rất nhỏ, rất đơn giản. Nhỏ như cọng rác, đơn giản như mua mớ rau ngoài chợ.
   Giờ này nhiều người còn hão huyền không nhận ra những giá trị thật. Mất từ người lớn đến trẻ em, từ thầy đến trò, từ bác sĩ đến bệnh nhân.
   Cá nhân tôi cũng mất. Chúng tôi đâu được dạy về những cách hành xử với môi trường, với con người một cách văn minh từ nhỏ?
   Những đứa trẻ được Mẹ chở đi học, con uống xong chai nước Mẹ quăng thẳng ra đường thì làm sao vun cho con giá trị? Mẹ bán rau bẩn cho người ta còn mình ăn rau sạch, con nhìn thấy điều đó hỏi sao chúng Công-Bằng với Nhân-Loại?
   Cái giá phải trả cho điều đó họ không nhận thấy, cũng chẳng cần chờ đến Quả-Báo đâu, trả ngay tại chỗ, và trả với Thế-Hệ kế cận!
   Ông bảo vệ một xưởng may cạnh nhà tôi, mỗi sáng ông quét tất cả rác, trong đó có túi ni-lông ra miệng cống và dùng cán chổi luồn túi nilon xuống miệng cống!
   Nhìn ông tôi nói luôn: Ngay nhà chú mà chú làm thế, chú làm thế chú hại nhà chú chú hại luôn nhà tôi! Chú hốt đi một cái vào bỏ vào bịch cho người ta lấy chứ sao chú lại làm thế? Rồi ông thôi!!!
   Giờ đi ra đường nhìn các miệng cống, chi chít túi ni-lông. Con cháu mình sẽ lãnh hết! Trồng rau phun thuốc xuống đất, chẳng cần đến đời sau đâu, uống nước đó vào thì ung thư cũng từ đó mà ra!!!
* Là Công-Dân "Mất Căn-Bản", đi ra nước ngoài chị thấy người ta NHÌN NHẬN mình như thế nào?!?
     - Tôi từng đi Nhật, Thái và nhiều nước. Nhật, Thái, tôi từng nhìn thấy những bảng tiếng Việt như: "Không được Ăn Cắp", "Không được lấy Quá nhiều BUFET! Lấy nhiều phải Ăn Hết!"… Nhìn thấy cảnh đó cũng nhục lắm!!!
   Nhưng làm người Việt đi ra nước ngoài, lơ ngơ cái là mất tiền thôi! Thử ném cái chai xuống đường hay ném cọng rác xuống đường đi? Thử nhảy vào bẻ hoa xem nào!?!
   Trẻ con nước người ta biết đi là biết học ý thức!  Người nhà mình tận khi trưởng thành ra nước ngoài để trả phí cho bài học ý thức, cứ nghĩ nước người ta không có Cảnh-Sát đứng ngoài đường thì muốn làm gì cũng được! Đau hơn là lạc loài trong một Xã-Hội Tiến-Bộ!!! 
   Có lẽ một xã hội thế nào thì hãy nên nhìn nếp sống chốn công cộng, nhất là ngoài đường và ngoài chợ! Đường nhà mình đang như thế nào, người ta đi lại thế nào và chợ của mình ra sao? Người ta bán gì ở đó cho đồng loại, mọi người tự hiểu!!!
* Một ngày nào đó khi con chị lớn, chị sẽ nói cho con lý do mà chị cho con xa Mẹ sớm như thế chứ!?!
     - Phải nói, để con có Ý-Thức hơn trong việc Đấu-Tranh Bảo-Vệ Đồng-Loại!!!
   Các con ra nước ngoài học, ở cái giai đoạn tuổi đời đẹp nhất, NHẬN THỨC bắt đầu Phát-Triển! Thì nó sẽ Lãnh-Hội  được những điều Lãnh-Hội từ những nước Văn-Minh!.
   Giờ mình ngồi kêu ca cũng chẳng Giải-Quyết được gì cả! Hãy bắt đầu từ những ĐỨA TRẺ và có Trách-Nhiệm với chúng! Để có một THẾ-HỆ MỚI  TỐT ĐẸP!!!

Monday, June 11, 2018

Cộng đồng người Việt Đan Mạch


Lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Biểu tình tại SCOTLAND, ANH QUỐC phản đối cho thuê đất 99 năm

https://www.youtube.com/watch?v=yKjbXIsMipI

Hình ảnh biểu tình ở WashingtonDC ngày 10/6 .Hình ảnh Toàn Thiện Võ

https://photos.google.com/share/AF1QipMk6cv2A15tvnIZvHc36A_zb1uiviydRxd2D22ntezcXskNFkAQDS-udhAKPG02OA?key=T0VhVjEzUWVxMzFGTTh4UEx4enUzN3NTUEJ2LTR3



Biểu tình ở VN ngày 10/6/2018.Hậu duệ từ Hải Ngoại về VN đồng hành với bà con VN.

https://www.facebook.com/Destiny633/videos/1692397300815664/?t=3


https://www.facebook.com/Destiny633/videos/1692492047472856/?t=3


https://www.facebook.com/Destiny633/videos/1692397300815664/?t=3

Theo Thông tin chúng tôi vừa nhận được từ thân nhân anh:
William Nguyen
Sinh viên tốt nghiệp cử nhân trường đại học YALE, thành phố New Haven, Tiểu bang Connecticut hiện đang du học tại đảo quốc Singapore theo chương trình học bổng Lý Quang Diệu với văn bằng Master. Anh Will( Willliam) Nguyen là cư dân TP Houston,Texas một trong những tiểu bang rộng lớn và có số người Việt tị nạn cộng sản đông nhất Hoa kỳ.
Trong lúc chờ đợi làm lễ tốt nghiệp mãn khoá tại Singapore anh Will Nguyen, công dân Mỹ gốc việt,con trai một cựu tị nạn cs đã đáp chuyến bay vào Sài gòn,Việt nam và tham gia vào đoàn biểu tình phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản áp chế quyền lên tiếng của công dân qua Luật An ninh mạng và việc cắt lãnh thổ lập đặc khu cho Trung cộng thuê 99 năm. Một hình thức mỹ từ để hợp pháp việc bán nước của nhà cầm quyền cs Hà nội.
Anh Will Nguyen ngày hôm qua 10/06/2018 ( giờ VN)đã bị công an Csvn với sự đồng loã từ cấp trên bắt giữ, đánh đập anh cùng những người biểu tình ôn hoà khác từ trong nước.
Chúng tôi Ban chấp hành Hậu duệ VNCH Hải ngoại tại Hoa kỳ cực lực phản đối hành động dã man trên nhắm vào người biểu tình ôn hoà, bất bạo động của công dân Việt nam nói chung và công dân Hoa kỳ William Nguyen nói riêng.
Ngoài ra chúng tôi cũng đã giúp đỡ thân nhân,gia đình anh Will Nguyen qua kênh ngoại giao từ dân biểu tiểu bang,liên bang và Thượng nghị sĩ liên bang Hoa kỳ tiểu bang Texas liên lạc toà Tổng lãnh sự quán,Toà đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và tinh thần cho công dân Hoa kỳ này. Trong thời gian bị giam giữ cá nhân anh Will được quyền giữ im lặng cho tới khi được tiếp xúc với người đại diện từ Bộ ngoại giao Hoa kỳ trong thời hạn 72 tiếng.
Tập thể Hậu duệ VNCH hải ngoại tại Hoa kỳ đang chờ thu thập thêm tin tức từ gia đình anh Will Nguyen. Chúng tôi đã mở ngõ cho tất Cả các kênh truyền Thông, truyền hình Mỹ- Việt hầu đưa tin tức này tới công luận quốc tế,cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể.Trước khi nhập cảnh vào Việt nam sức khỏe, thể lực của anh Will hoàn toàn tốt, nếu trong lúc giam giữ có mệnh hệ gì, không phải chỉ riêng những kẻ đánh đập anh mà toàn bộ Bộ ngoại giao, Bộ Công an cùng các bên liên quan Nhà cầm quyền Csvn sẽ lãnh chịu trách nhiệm giải thích trước chính giới và truyền Thông Hoa kỳ, Việt Hải ngoại.
Hậu duệ VNCH Hải ngoại tại Hoa kỳ thiết tha kêu gọi các thành viên liên bang, Canada, Úc Châu, Âu châu tiếp sức đồng hành cùng chúng tôi đồng loạt phổ biến Thông tin này,lên tiếng phản đối sự đối xử đầy bạo lực do cộng sản gây ra với những ai phản đối các văn kiện bất công,bán rẽ đất đai tiền nhân dày công tạo dựng cho bành trướng bá quyền cộng sản Trung quốc lân bang.
Tập thể Hậu duệ VNCH Hải ngoại tại Hoa kỳ kính báo
Houston ngày 10/06/2018.

Saturday, June 9, 2018

Bolero và vụ án hy hữu nhất lịch sử nhân loại.

Hát nhạc lãnh án 25 năm tù!
 
Đỗ Trung Quân
 
Mấy năm trước, một nhóm nhạc sĩ Hà Nội, dự định làm một cuộc cách mạng lật đổ một thể loại âm nhạc đại chúng của Sài Gòn: Boléro. Khởi đầu bằng những phát biểu có tính mỉa mai và không xem đó là âm nhạc, hầu hết những nhạc sĩ ấy đều là người tôi có quen biết, từng cụng ly uống rượu và thậm chí tôi từng tham gia xuyên Việt với tư cách MC. Tôi biết rõ “đại ca lãnh đạo“ là ai. Thế nên, trong bài viết này, sẽ trên tinh thần đối thoại thẳng thắn, nhưng không khiêu kích, bôi bác cá nhân ai, nó sẽ hiếu hòa nhưng không nhượng bộ điều gì không thể nhượng bộ.
 
CHÔN KHÔNG CHẾT
 
Sau 1975, toàn bộ nền âm nhạc miền Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, được liệt kê vào loại phản động cấm phổ biến, trong đó boléro , cách gọi chung một thể loại nhạc đại chúng, uỷ mị không có giá trị, nấm mồ được đào và boléro cũng được chôn xuống chờ xanh cỏ…
Nhưng người miền Nam trong thời chiến, trước 1975, không có thông tin để biết rằng, tại Hà Nội miền Bắc, thập niên 1970, có một vụ án bi thương: vụ án “Toán xồm – Lộc vàng“ (xin tra google), hai chàng trai trẻ tuổi mê nhạc tiền chiến, nước ngoài, ”nhạc vàng“ của Sài Gòn, dù đi hát chui, cũng bị dong ra vành móng ngựa, tội tuyên truyền phổ biến nhạc đồi truỵ - phản động. Toán xồm :15 năm tù. Lộc vàng :10 năm tù. Nhờ án tù cao, nên hai người tù không phải đi lính, bộ đội, không phải đi qua chiến tranh. Năm 1982, mãn án tù trở về, khi tới ga Hàng Cỏ, từ những chiếc cassette chiến lợi phẩm, mang từ miền Nam về, ầm ĩ toàn những thứ “nhạc vàng uỷ mị - phản động“,  thứ âm nhạc đã lấy đi mỗi người trên dưới 10 năm trong lao tù. Toán xồm, vài năm sau đó, chết trước cửa ngôi nhà cũ bị chiếm dụng của mình, đúng ngày 30 tháng tư. Lộc vàng còn sống đến hôm nay, mở một quán cà phê ven Hồ Tây đêm đêm vẫn hát…nhạc vàng.
 
Thứ âm nhạc đã bị chôn mà không chết, mãi mồ không xanh cỏ.
 
Thêm 40 năm nữa, một ngày kia, bỗng thấy trên truyền hình quốc gia VTV, tràn ngập loại âm nhạc “uỷ mị bolero“. Những cuộc thi, đủ màu sắc tưng bừng diễn ra, những gương mặt ca sĩ, trước đây chỉ thấy ở những chương trình hải ngoại, nay nghiễm nhiên xuất hiện trên hàng ghế quyền lực lệch trời với thí sinh: ban giám khảo! Thứ âm nhạc “uỷ mị – bình dân –sến súa !“ ấy, chiếm lĩnh sóng truyền hình hơn mọi game chơi nào khác.
Một cách tự nhiên, cuộc “phục thù ngọt ngào“ không đổ máu, không có tiếng súng đạn – chỉ thí sinh – ban giám khảo và bolero: sứ mệnh hoàn tất!
 
Những ca khúc đỏ một thời,  bỗng lui vào viện bảo tàng, chỉ đưa ra trong vài ngày “giỗ chạp“.
Đấy! Chết mà chưa chôn, chưa kể âm nhạc “hường hường“ của các anh.
 
Về Trịnh Công Sơn
 
Hôm nay, dù yêu hay ghét Trịnh, thì một sự thật không thể phủ nhận, đây là nhạc sĩ có khối lượng người hâm mộ trong và ngoài nước khổng lồ. Người được công chúng quan tâm hàng đầu trong nền âm nhạc đương đại Việt Nam.
Con người có vẻ ngoài gầy gò, gương mặt phảng phất vẻ trầm mặc của một “thiền sư“, có một cuộc đời tưởng như êm ả với quá nhiều thành công, lại không phải vậy, trong niềm tin ngây thơ (?) của một người thiên tả, ông phạm một vết hằn khó phai trong lời kêu gọi trên đài phát thanh trưa ngày 30 tháng 4 - 1975. Nhưng buồn thay, cũng chính ông,  sau đó chịu nhiều đối xử, phân biệt hệt như những văn nghệ sĩ khác của Sài Gòn thời đó, cho đến khi được một “nhà bảo trợ lớn“ Võ Văn Kiệt đỡ đầu. Trịnh Công Sơn qua một trang sử khác bắt đầu dễ thở hơn, dù nhiều ca khúc danh tiếng của ông trước 1975 vẫn bị cấm phổ biết. Loạt “ca khúc da vàng” là một ví dụ, thập niên 80 - 90 mỗi khi viết một ca khúc mới, Trịnh Công Sơn vẫn phải đến hát trước cho một vài anh chị em báo Tuổi Trẻ nghe, trong ấy có tôi, để tìm sự khen ngợi, ủng hộ cho ca khúc mới của mình. Báo Tuổi Trẻ luôn đăng những ca khúc ấy của ông “Chiều trên quê hương tôi – Bốn mùa thay lá …”  trừ “Em còn nhớ hay em đã quên“,  vẫn bị kiểm duyệt, buộc gỡ xuống trong đêm chuẩn bị in báo, từ một nhận định kiểu tuyên giáo : “em ra đi nơi này phải đổi mới, phải khác chớ sao vẫn thế? Cách mạng đã về rồi Sài Gòn phải khác…”
Cuối đời, khi mọi khó khăn đã qua, nhìn lại mình trong nỗi cô đơn, Trịnh Công Sơn viết ca khúc u uẩn như dành riêng cho mình: “Tiến thoái lưỡng nan” – tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận…ngày xưa lận đận, không biết về đâu…về đâu cuối phố về đâu góc trời…xa xăm,  tôi ngồi tôi tìm lại tôi …”
Trịnh Công Sơn mất, một đám tang vô tiền khoáng hậu số lượng người Sài Gòn đưa tiễn, hơn 10 năm sau, ông được đặt tên đường.
Trịnh Công Sơn, kẻ bị nghi kỵ, phân biệt đối xử, bỗng một hôm có không chỉ một mà đến hai con đường mang tên mình, một ở Hà Nội, một ở Huế. Cái mà bao nhiêu nhạc sĩ cách mạng cả đời thèm muốn, đến chết vẫn thèm thì Trịnh thong dong từ cõi vĩnh hằng hoàn tất cuộc “phục thù ngọt ngào“: Trịnh Công Sơn có tên đường như Văn Cao, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi.
 
Cũng thập niên 90, một nhạc sĩ xuất thân phong trào sinh viên đô thị, kênh kiệu tuyên bố “Nhóm những người bạn (Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Thanh Tùng , Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Hiên, Từ Huy) đã đẩy lùi “âm nhạc hải ngoại“.
Tuyên giáo nghe sướng, nhưng người nghe nhạc thì cười mỉm: “ thật không? “
 
Khoảng sân nhỏ nhà tôi, một buổi tối cúp điện, những năm ấy, điện cúp một tuần 2 ngày 3 đêm. Tôi tiếp anh trong khoảng sân nửa sáng nửa tối của ngọn đèn dầu hắt ra, anh đến chào tạm biệt về lại Bắc Ninh. Giọng anh buồn rầu “tôi phải về chốn cũ thôi, ở đây họ không chấp nhận nhạc của tôi …” tôi nói “anh cứ về đi, tôi tin rằng chỉ 5 năm sau khi anh quay lại Sài Gòn, sẽ là câu chuyện khác, họ sẽ phải nghe ca khúc của anh …”
Anh là người có kiến thức rộng nhiều lãnh vực, có tài năng tôi tin như thế.
Tôi không rõ khi anh quay lại Sài Gòn có đúng 5 năm không, nhưng ca khúc của anh đang rất nổi tiếng: “cho em một ngày, hoạ mi hót trong mưa, nghe mưa..vv” tên anh đã được nhắc tới.
Giờ thì anh đã có tên tuổi, dù âm nhạc của anh ít dần trong công chúng. Anh bắt đầu có những nhận định khác. Khi anh và nhóm của mình coi thường một thể loại âm nhạc được các anh xem là “sến“ của công chúng Sài Gòn, nghĩa là, cùng lúc các anh giới thiệu một lỗ hổng lớn, một cái nhìn cục bộ hẹp hòi mà âm nhạc, nghệ thuật không nên có. Các anh, có người sang tận Hoa Kỳ học hành trở về với nhiều tự hào, vẫn quên một điều căn bản, nền giáo dục nghệ thuật nước Mỹ cho mọi người ngay từ lớp học phổ thông hiểu biết về mọi thể loại, hình thái âm nhạc: rock , funk, jazz, country vv… và ai chọn lựa hình thái âm nhạc nào là quyền yêu thích riêng của họ, không có chuyện Mozart, Beethoven…sang hơn anh mù Ray Charles hay John Denver của country music là sến.
Các anh phạm vào điều cao ngạo, trịch thượng trong nghệ thuật .
 
Những cuộc “phục thù ngọt ngào“ đang và đã diễn ra. Khán giả chọn lựa nó, thứ âm nhạc chôn mà không chết.
Muốn nó chết, dễ thôi! Các anh hãy làm nhạc hay hơn nó, có tài năng hơn nó để vĩnh cửu như nó…
Dèm pha, mai mỉa, xúc phạm nó vô nghĩa ! Nó càng bất tử !
Chỉ vậy thôi ! 
 
Đỗ Trung Quân
 

Cưỡng chế tại Bát Xát, Lào Cai Tội nghiệp người dân kháng cự ...


Tiếng nói của giới trẻ yêu Nước!


Biểu tình trước lãnh sự quán Việt cộng San Francisco


Tiến về Sài Gòn phủ vàng Thống Nhất ♥