http://www.huffingtonpost.com/entry/untold-stories-of-the-vietnamese-boat-people_us_58d176a2e4b00705db536ced?hl=1&noRedirect=1
Wednesday, March 22, 2017
Sunday, March 19, 2017
Hỏi rất hay mà trả lời còn hay hơn!
Vì Sao?
Anh có ở lại đây một trăm năm,
Ăn gà tây, uống coca, cũng không thành Mỹ trắng.
Anh có ở lại đây một ngàn năm,
Cắt cỏ dang nắng, cũng không thành Mỹ đen.
Tiếng Anh tiếng U nay chắc anh nói cũng đã quen,
Nhưng đến bao giờ mới phai mùi nước mắm.
Anh có muốn ở lại suốt đời?
Để mỗi lần đi cày về anh tắm,
Chỉ tắm dưới vòi sen
Những người đồng hương anh vừa quen hôm qua,
Ngày mai có thể trở thành kẻ lạ.
Những người thường làm mặt lạ,
Lại có thể bá cỏ hôn anh,
Nếu anh lên nhanh, nếu anh trúng số.
Ôi cái xứ sở xô bồ,
Lắm người qua hơn hai mươi năm
Vẫn còn bị hố.
Hàng xóm, láng giềng, nhà nhà lố nhố,
Nhưng chẳng ai thèm biết tên ai.
Xe của ai nấy đi,
Nhà của ai nấy đóng kín mít.
Tết tây tết ta, lễ tạ ơn tạ nghĩa,
Chẳng hề qua lại hỏi thăm nhau.
Thỉnh thoảng gặp nhau trên đường đi,
Cũng đặt bày làm người lịch sự,
Mấp máy nói hai nói ba, chào nhau,
Như chào cái cột cờ di động.
Đường phố, phi trường, núi rừng, ruộng đồng quá rộng,
Mà lòng con người đa phần tôi gặp,
Lại nhỏ bé đến li ti,
Nhỏ bé đến dị kỳ,
Nhỏ bé còn hơn những gì nhỏ nhất!
Thế mà từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi,
Thế mà từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về ...vĩnh viễn!
Vì sao? Vì sao?
Xuyên Sơn
Thơ đáp lại của Kế Đô:
Tớ chẳng muốn ở đây một trăm năm
Vì muốn trở thành người Mỹ trắng.
Tớ cũng chẳng muốn ở đây một ngàn năm
Để lao động như những người Mỹ đen.
Tiếng Anh, tiếng Việt tớ nói cũng khá quen
Nhưng đó là ngôn từ dùng trong giao dịch.
Nếu có phải ở đây đến khi nào viên tịch
Thì cũng phải đi làm với một mục đích
Để nâng cao nếp sống của con người.
Người đồng hương, hay người lạ ở trên đời
Đâu cũng vậy, có kẻ hèn người tốt.
Họ thương anh chẳng vì anh lắm bạc
Hay vì anh được cất nhắc làm to.
Chớ có lầm là nước Mỹ xô bồ
Khi thấy mỗi người mỗi nếp sống tự do
Đèn ai nấy rạng họ không nhòm soi mói
Trừ phi anh mở cửa đón họ vô
Anh trách mọi người sống rất thờ ơ
Gặp nhau chỉ lầm bầm vài câu nhạt nhẽo
Như những người học đòi làm lịch sự
Và ở nơi này cái gì cũng bự
Nhưng những người đa phần anh gặp
Lại có một tấm lòng đê tiện li ti
Vậy thì ai là kẻ đã lì xì
Hàng tỉ bạc cho quê nhà ăn Tết?
Cuối cùng như để thay lời kết
Anh lớn tiếng đặt câu hỏi vì sao?
Vì sao?
Từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi?
Xin thưa:
Vì quê nhà kiếp sống chẳng ra gì
Đảng Cộng Sản đang đè đầu dân đói khổ
Nuôi một lũ cán ngu, loài sâu bọ
Đục khoét làm giầu, cướp đất công khai
Cột đèn kia cũng muốn tếch ra ngoài!
Vì sao?
Từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về vĩnh viễn
Xin thưa:
Vì tầm nhìn của anh còn thô thiển
Lập luận một chiều, óc nô lệ còn cao
Anh chưa hiểu gì về chúng tôi, người tị nạn
Chỉ trở về vĩnh viễn khi không còn Cộng Sản
Chớ ngu si gì về làm bạn với đười ươi!!!
Kế ĐôTrả Lời Vì Sao.
Dù phải ở lại đây đến ba trăm năm
Nếu Việt Nam vẫn còn trong tay cộng sản
Tôi vẫn không về thăm cố quốc Việt Nam
Nói chi ‘trở về … vĩnh viễn!”
Anh vẫn biết vì sao tôi vượt biển !?
Dù phải ở lại đây đến ba ngàn năm
Tôi vẫn không về sống chung với loài cộng phỉ
Chín mươi triệu dân Việt Nam rất hiểu
Chỉ có bọn anh
Giả điếc giả ngơ, hỏi vơ hỏi vẩn
Vì sao? Vì sao?
Vì con người khi được tự do
Có ai chọn sống chung với loài quỷ đỏ ?
Lũ vô thần lòng lang dạ sói
Bán nước buôn dân
“Xuất khẩu” lao động, lao nô
Bán đàn bà trẻ con cho Phi cho Tàu
Ăn chận tiền viện trợ nhân đạo
Cướp đất giành nhà, hành hạ dân oan
Chiếm chùa phá miếu, kéo sập nhà thờ
Đào mả cuốc mồ
San bằng nghĩa địa
Xây cao ốc, khách sạn, đón khách ngoại quốc vãng lai
Làm giàu cho chủ tịch, thủ tướng … các “ngài”
Để họ trở thành tỉ phú
Tiền rừng bạc biển, gởi con du học nước Mỹ, nước Nga
Trong lúc dân lành nghèo khổ xót xa
Tay lấm, chân bùn,
Bươi rác móc bọc
Thế nên “từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi”
Thế nên “từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về …vĩnh viễn !”
Và “nếu cột đèn biết đi”, nó cũng “nhất trí” tìm đường vượt biển!
Vì sao? Vì sao ?
Anh đã hiểu chưa nào ?
Hay vẫn còn hỏi ngơ hỏi ngẩn như một anh chàng giả đui giả điếc …
Bưng bô .
Huỳnh Quốc Huy và nền văn hóa “Ngợm"
Huỳnh Quốc Huy là một trong những hiện tượng về sự thức tỉnh của lương tri giới trẻ Việt Nam quốc nội trước nạn thù trong giặc ngoài & hiểm họa tiêu vong của giống giòng Lạc Việt. Kẻ trước người sau, mỗi người một tư duy, một phương sách lên tiếng khác nhau. Nhưng tất cả đều ngời lên một khối óc, một trái tim Việt Nam, một thái độ can đảm và một tấm lòng yêu thương trải rộng.
Yêu con người. Yêu sự sống. Yêu sự thật. Yêu dân tộc. Yêu quê hương.
Thiết tha, Nồng nàn. Can đảm.
Tối Thứ Tư 15-02-2017, một bạn trẻ chuyển cho tôi một lúc bảy clip video của Huỳnh Quốc Huy, mỗi clip bàn sâu vào một chủ đề. Dù mới chỉ nghe xong clip bàn về “Mặt Trận Văn Hóa ‘Ngợm’” thời lượng 1 giờ 36 phút 58 giây, bao gồm cả phần trao đổi với người ái mộ, nhưng tôi không thể trì hoãn lên tiếng. Dĩ nhiên trước khi nhận định, người viết cũng phải dành thì giờ để chép lại nguyên văn những đoạn quan trọng trong viedeo clip này để đưa vào phần trích dẫn.
Một cái nhìn khái quát về Văn Hóa
Sau khi nói qua về chủ trương cố hữu của đảng và nhà cầm quyền CSVN là dựng lên những cái gọi là thần tượng “Văn Hóa” như ca nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ với những chuẩn mức dối trá, bịp bợm để đầu độc giới trẻ, hết thế hệ này tới thế hệ khác từ hơn nửa thế kỷ qua, người trẻ họ Huỳnh bàn về khái niệm Văn Hóa theo quan niệm chính thống và tinh thần nhân bản. Theo anh, nói chung Văn Hóa, Nghệ Thuật đặt nền trên chuẩn mức Chân-Thiện-Mỹ, vì tất cả loài người đều hướng tới tiêu chuẩn này. Do đó đã là người Việt Nam chân chính đều khát vọng được thụ hưởng một nền Văn Hóa, Nghệ Thuật tôn vinh ba trụ cột kể trên. Đi sâu vào ngữ nghĩa, anh nói.
“Chân là sự thật, sự trung thực, là công lý, là công bằng, là sự công chính. Và như thế, tất cả mọi thể loại văn Học/Nghệ thuật đều phải hướng tới sự thật, hướng tới sự công chính. Cũng vậy, nếu là Văn Hóa Việt Nam chân chính thì cũng phải hướng tới sự thật, sự công chính. Trái lại, nếu đặt nền trên sự dối trá thì không còn là Văn Hóa chân chính nữa. Nó là thứ Văn Hóa ‘Ngợm’, thứ Văn Hóa không mang tính NGƯỜI!
Thiện là lương thiện, là sự tử tế, hiền từ, là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Như thế từ nền tảng, Thiện là bản chất của con người lương hảo. Một nền Văn Hóa mà không hướng tới căn tính lương thiện của con người, trái lại chỉ cố xúy cho sự gian ác, dối trá, bạo lực, khát máu, khủng bố nhằm tiêu diệt lẫn nhau… thì đó cho là thứ Văn Hóa ‘Ngợm’ không hơn không kém mà thôi.
Còn Mỹ là gì? Mỹ là cái Đẹp phải không các anh chị?
Cái Đẹp thuộc phạm trù thẩm mỹ. Nếu một nền Văn Hóa không hướng tới cái Đẹp chỉ hướng tới bạo lực, giết chóc, chỉ hướng tới việc tôn vinh những hình tượng xấu xa, gian ác, bạo động, diệt chủng hẳn các bạn đã nhận diện nó là thứ Văn Hóa gì rồi.
Cũng cần nói ngay rằng hình tượng đep không phải là một cô hoa hậu chân dài. Hình tượng đẹp có thể chỉ là một khuôn mặt rất bình thường trong xã hội như một nông dân, một người buôn thúng bán bưng nhưng họ lao động, họ cống hiến công sức để làm cho cuộc sống này ngày càng thăng hoa đáng sống hơn, giúp tâm hồn con người ngày càng đẹp hơn. Nói tới cái Đẹp trong Văn Hóa, người ta thường có hai khái niệm: thứ nhất là Văn Hóa Vị Nhân Sinh nhằm phục vụ phúc lợi cụ thể của con người và Văn Hóa Vị Nghệ Thuật nhằm phục vụ cho cái đẹp tinh thần trong Nghệ Thuật.”
Sau định nghĩa sơ lược về ba cột trụ không thể thiếu trong bất cứ một nền Văn Hóa nào của nhân loại là Chân-Thiện-Mỹ, anh Huỳnh Quốc Huy hé mở cho mọi người nhận ra bản chất của cái nền Văn Hóa mà thế hệ con em, thế hệ của anh cũng như các thế hệ trước đã và đang phải gánh chịu trên quê hương đau khổ.
Đầu tiên, theo anh nền Văn Hóa không mang tính NGƯỜI luôn chối bỏ sự thật, sự công chính. Nói cách khác, nó tôn vinh sự dối trá, bóp chết sự thật. Nhìn lại những sản phẩm gọi là Văn Hóa ở Việt Nam mấy chục năm qua, anh giả dụ có tác phẩm nào dám lột tả trần trụi những sự thật đang diễn ra trong xã hội Việt Nam ngày nay như Nam Cao với “Làng Vũ Đại ngày ấy”, như Vũ Trọng Phụng với “Kỹ nghệ lấy Tây” rồi nêu lên câu hỏi là tác phẩm ấy và tác giả cưu mang nó, liệu có thể tồn tại, có thể sống yên dưới chế độ phi bác sự thật này không? Và anh lắc đầu kèm theo câu tự trả lời khô khốc: KHÔNG! rồi nói tiếp: “Và như thế là họ chỉ tôn vinh sự lọc lừa, dối trá, nhằm bóp chết sự thật, chà đạp sự công bằng, lẽ phải và sự công chính phải không các bạn?
Gia Đình KTG Lưu Quang Vũ. Nguồn internet. |
Để nêu lên một trường hợp điển hình chứng minh bản chất man rợ tàn ác của cái gọi là nền Văn Hóa ‘Ngợm’, Huỳnh Quốc Huy nhắc tới cái chết oan khốc của nhà thơ kiêm kịch tác gia Lưu Quang Vũ[1]cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
Anh nhắc tới những thập niên 80/90 thế kỷ trước mà những người lớn tuổi biết nhiều, thế hệ anh biết chút ít, riêng giới trẻ ra đời sau anh tuồng như không ai biết gì hết. Vẫn theo anh, đấy là thời kỳ xuất hiện “Phong Trào Chính Trực” lan tràn khắp nước. Đấy cũng là thời gian xuất hiện những văn nghệ sĩ có tâm có tầm như nhà thơ kiêm kịch tác gia Lưu Quang vũ. Với đôi mắt tinh anh, trong sáng lấp lánh dưới vừng trán rộng, người bạn trẻ Huỳnh Quốc Huy nói:
“Kịch tác gia lưu Quang vũ đã sáng tác và giàn dựng hàng loạt các vở kịch được trình diễn khắp nơi nói lên sự chính trực và lên án những cái xấu, cái ác trong xã hội. Ông phê phán guồng máy cầm quyền độc tài, đàn áp đám dân lương thiện. Lưu Quang Vũ đã tạo thành một phong trào rầm rộ. Khắp cả nước đã tổ chức những buổi trình diễn kịch của ông. Chưa bao giờ đời sống kịch ở Việt Nam, đặc biệt Hànội và Sàigòn lại tưng bừng, rầm rộ như thế. Quả thật từ trước tới nay chưa bao giờ như thế đâu các anh chị ạ.
Người dân chen chúc nhau mua vé xem kịch của Lưu Quang Vũ giản dị vì nó ứng với hơi thở mà mọi người đều cảm nhận được. Tất cả nội dung những những kịch bản của ông đều phù hợp tâm ý và sự chờ đợi của người dân và vì thế họ ào ạt, nô nức mua vé đi xem. Chính nhờ thế nó đánh thức tri thức về trách nhiệm công dân của họ. Sự kiện này cũng kéo theo phong trào phản biện rất mạnh.
Điều này đã khiến cho nhà cầm quyền rất lo sợ và kết quả là sao các anh chị?Kết quả là nhà nước bắt buộc phải hành động. Nhưng trước một phong trào lớn rộng như vậy bằng cách nào có thể dập tắt được, thưa các anh chị?”
Chờ cho câu hỏi thấm sâu vào tâm óc người nghe, với ánh mắt u uẩn, đậm buồn và giọng nói ngậm ngùi anh chậm rãi nói tiếp:
“Cuối cùng là cả hai vợ chồng kịch tác gia Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai họ đã chết trong một tai nạn ô-tô rất là bất bình thường!… và phong trào Chính Trực cũng vị chặn đứng… mất luôn!”
Trở về hiện tại, Huỳnh Quốc Huy ngán ngẫm bày tỏ nỗi buồn pha lẫn uất hận khi anh đề cập hình ảnh một xã hội Việt Nam cho đến cuối thập niên thứ hai đệ tam thiên niên vẫn y hệt như mấy chục năm cuối thế kỷ trước. Anh đan cử trường hợp đau đớn của nhạc sĩ Việt Khang sau khi sáng tác hai bản nhạc “Việt Nam tôi đâu?” và “Anh là ai?” từng được bà con trong và ngoài nước ái mộ ra sao. Chưa hết, anh còn nhắc lại trường hợp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị trù dập sau khi sáng tác tập truyện “Cánh đồng bất tận” và số phận của phim “Bụi đời Chợ lớn” của Chí Nguyễn.
Anh nêu câu hỏi rời tự trả lời: “Bản nhạc “Việt Nam tôi đâu” có phản ánh đúng hiện tình xã hội Việt Nam không? Hoàn toàn đúng không một chút nào khác. Bọn giặc bành trướng Trung quốc đang xâm lăng đất nước chúng ta, đúng không? Hoàn toàn đúng các bạn ạ. Nó tràn qua lãnh thổ Việt Nam rồi. Sau khi sáng tác bài này, anh Việt Khang đã bị chế độ kêu án ba năm tù. Đúng không? Bây giờ anh đã được thả ra, nhưng anh không thể tự do sáng tác những bản nhạc như vậy nữa. Bởi vì anh đang bị cấm túc, đang bị quản chế!
Rồi chị Nguyễn Ngọc Tư sáng tác tập truyện “Cánh đồng bất tận” bị nhà nước cấm xuất bản, dù lúc ấy chị đang là Đại biểu nhân dân, tức đang là dân cử đó các anh chị. Một điều khá bi hài là dù chị bị truất quyền Đại biểu nhân dân lại bị cấm xuất bản tác phẩm “Cánh đồng bất tận” nhưng trớ trêu là tác phẩm đó lại được trao giải dành cho những cây viết xuất sắc nhất châu Á!
Rõ ràng người ta muốn bóp chết sự thật, bởi vì cuốn sách ấy nói lên đời sống cùng khổ của nhân dân miền Tây mà người ta không muốn ai biết. Tóm lại, dưới chế độ CS người ta chỉ muốn cho những sự giả trá, gian dối, lưu manh, tàn ác mới được tôn vinh còn những gì là sự thật thì bị bưng bít!
Rồi phim “Bụi đời Chợ lớn” của Chí Nguyễn bị cấm chiếu với lý do vì có quá nhiều cảnh bạo lực, đánh chém nhau. Nhưng thật ra các anh chị thấy đấy, không cần đâu xa, ngay Sàigòn thôi, chuyện đánh chém xảy ra đầy đường. Mà còn nổ súng luôn chứ không chỉ đánh chém, chặt rụng tay để cướp vòng vàng, xác chết bị phanh ra. Có không? Lại còn cái cảnh giết người rổi hủy xác nạn nhân luôn. Nói chung sự thật hàng ngày còn kinh khiếp hơn những cảnh trong bộ phim bị cấm. Nhưng đối với nhà cầm quyền những sự thật đó không thể cho mọi người thấy.
Tại sao vậy các anh chị? Ngoài chủ trương bưng bít sự thật, phải chăng người ta muốn tôn vinh các áng văn chương, các tác phẩm, những ca khúc tào lao…mía lau của những tác giả với những văn hóa phẩm ‘Ngợm’?”
Phần nhận định trên đây mới chỉ phản ánh trong 13 phút đầu, tức khoảng ¼ phần nói chuyện về chủ đề Nền Văn Hóa ‘NGỢM’ tại Việt Nam thời Xã Nghĩa (chưa kể phần trả lời thắc mắc của giởi trẻ Hâm mộ) của người trẻ Huỳnh Quốc Huy.
Mời độc giả đón theo dõi những phần nhận định kế tiếp.
Nam California, Hoa Kỳ Chúa Nhật 12-3-2017 – TPV
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam
Đọc các bài liên quan của cùng tác giả tại đây.
____
[1] Nhà thơ kiêm kịch tác gia tài danh Lưu Quang Vũ ra đời ngày 29-8-1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa tình Phú Thọ, Bắc phần Việt Nam. Song thân là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Sau năm 54 gia đình anh chuyển về sống tại Hà Nội. Mang giòng máu kịch nghệ của thân phụ, ngoài khả năng thi phú, nag từ thuở thiếu thời Lưu Quang Vũ đã tỏ ra là một kịch tác gia có biệt tài. Hai kịch bản “Hồn Trương Ba, da anh Hàng Thịt” và “Tôi và Chúng Ta” đã được trình diễn khắp nơi từ Bắc vào Nam mà theo dư luận của người đương thời đã trở thành căn nguyên dẫn tới cái chết của vợ chồng anh và một cháu bé trong một tai nạn xe cộ dàn dựng xảy ra chiếu ngày 29-8-1988, năm anh mới tròn 40 tuổi.
Trong một bài viết vào tháng 7 năm 2003, tác già Hiền Hòa nhận định: Tôi và chúng ta khẳng định rằng không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự chuyển biến sinh động của cuộc sống. Cái “chúng ta” được hình thành từ nhiều cái “tôi” cụ thể, vì vậy cần quan tâm, chăm sóc quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần có những con người có trí tuệ, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm.
Vũ Thất
Sài Gòn xưa
Đô thị hoa lệ từng đứng bậc nhất Đông Nam Á.
Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966
Bùng binh chợ Bến Thành
Các bác tài xế xích lô máy
Các em bé Sài Gòn thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ, vất vả giữa cuộc chiến.
Cảng Sài Gòn 1965
Trang phục Cảnh Sát Giao Thông ngày xưa
Chợ Cũ trên Đại lộ Hàm Nghi
Chợ Lớn 1965 – góc Đồng Khánh – Phù Đổng Thiên Vương
Chợ trời – nơi buôn bán những hàng hóa cũ
City Hall – Tòa Đô Chánh 1968
Công Trường Lam Sơn
Đường Đinh Tiên Hoàng, bên trái là ĐH Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình
Đường Hai Bà Trưng 1968-1969
Đường lên sân bay Tân Sơn Nhất, nay là đường Trường Sơn
Đường Nguyễn Văn Thinh 1967, nay là Mạc Thị Bưởi.
Đường Phan Châu Trinh, phía bên trái chợ Bến Thành
Góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ
Góc đường Tự Do – Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi – Đông Du) – 1974
Góc Hai Bà Trưng – Hiền Vương (Võ Thị Sáu)
Góc Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão
Kênh Nhiêu Lộc – trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng, toà nhà cao là ĐH Vạn Hạnh
Khu vực bùng binh gần Thương xá Tax
Kiến trúc bên hông chợ Bình Tây
Món ăn “chơi” thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía
Một bãi giữ xe chật kín chỗ tại khu vực trung tâm thành phố
Mưa Sài Gòn trên đường Tư do (Đồng Khởi) nhìn từ góc khách sạn Continental ngày nay
Ngã 7 Lý Thái Tổ
Ngã tư Hồng Thập Tự (1966 – 1972) – Pasteur
Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phát Diệm, nay là Trần Đình Xu
Nữ sinh SG thời xưa trong đồng phục áo dài trắng truyền thống
Phương tiện đi lại thịnh hành là xe vespa
Quán bar khá nổi thời SG xưa_ Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng
Quang cảnh SG nhìn từ khách sạn Metropole
Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng
Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương
Sài Gòn đã lên đèn
Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý – Trần Quý Cáp
Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa
Sài Gòn về đêm
Tòa nhà Quốc Tế, đường Nguyễn Huệ 1969
Trên đường Tự Do, gần góc đường Gia Long. Nhà tường vàng là bộ kinh tế VNCH
Xe Velo Solex được sử dụng rộng rãi
Xe xích lô có mặt khắp nơi
nguồn: hinhanhvietnam.com
Subscribe to:
Posts (Atom)