Sunday, October 2, 2016
Công an bắt gái một con vào phòng riêng không lý do và cái kết
Công an dùng vũ lực cướp điện thoại Phan Cẩm Hường trong đồn công an
Có 1.737.433 người Viêt Nam...
"Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi.""Tôi đứng ở cổng trường mỗi sáng Chủ Nhật của một trường dạy Việt ngữ, làm trật tự cho xe cộ, an ninh bộ hành, rất nhiều em học sinh đi qua vòng tay cúi đầu "Thưa Thầy", như giọt cam lồ nhiệm mầu nhỏ vào tim tôi làm tươi tắn đời mình như thời thanh xuân. Tôi đứng ở cổng trường, nhìn các em hát quốc ca mỗi sáng đầu tháng ở sân cờ, cờ bay gió cuốn tiếng hát chim non trong nắng sớm bao la, tôi bâng khuâng có được mảnh trời quê hương. Tôi đứng ở cổng trường, nhìn các em"nép đầu bên yếm mẹ"vào trường, hay các phụ huynh ôn bài cho con dưới gốc cây nơi tôi cũng từng đứng đợi con mà nhớ các con tôi mười mấy năm về trước đi học tiếng Việt, nay chúng nói sỏi tiếng Việt và hơn hết là tâm hồn Việt...thưa ba thưa mẹ, thanh âm nồng ấm yêu thương, gần gũi......."DgNCó 1.737.433 người Viêt Nam.......Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam. Cả cái bàn thờ nhang khói, hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà.Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ. Chúng ta những ai hiệnnay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải quamột phần đời mình trên mảnh đất này,thường gọi là “tạm dung” nhưng thực tế là vĩnh viễn.
Mời đọc : khiến chúng ta suy nghĩ
Đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa.Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ.
Những người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người. Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 300 năm. Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm.Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.
Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà.Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi.
Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ. Phải chăng vì vậy, mà đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa.Quê hương ngày nay chỉ còn là nơi thăm viếng mà không phải là nơi để trở về.
Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ. Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong. Ðời sau, còn giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không, lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy trì, gìn giữ!Ðiều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ.
Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường, không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết.
Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi thơm nữa. Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau.
Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội. Ðiều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra. Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải đừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng còi? Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơi, có một chút mỉa mai, không phải là quê nhà của mình.Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảm, lừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại. Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: “ Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy!”Như người mới vào chợ cá, lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà mình không hay biết.Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không? Hay đó là chuyện bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa!Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi.
Hãy CÁM ƠN bằng cách sống thật có ý nghĩa cho đời sống này!
Luộc trứng không nước, ngon vô cùng
Nghe nói luộc trứng mới giữ được trăm phần trăm dinh dưỡng, tuy vậy mà tôi cứ làm không được như ý.
Không hiểu quý vị có cái phiền như tôi không, trước nhất là tốn nước, dù luộc một quả trứng cũng phải dùng nửa nồi nước--it nhất nước cũng phải ngập qua quả trứng! Mà luôn luôn trứng bị vỡ, bảo là cho muối, hay ngâm nước trước rồi luộc, thử qua trứng vẫn bị vỡ, vừa phí điện, phí thì giờ, luộc xong cũng khó bóc vỏ..., thật là phiền!
Mấy hôm trước học được cách dùng nồi cơm điện luộc trứng, thử rồi thấy tốt thật, hầu như không cần dùng nước, và nhanh chóng, chỉ độ 5 phút là ăn được, buổi sáng làm ăn vẫn kịp!
Cần phải có: nồi cơm điện, giấy chùi tay, hoặc giấy lau miệng.
Để giấy trên đáy nồi, 1 hay 2 tấm, đổ nước lên vừa ướt giấy là được, không cần nhiều nước đâu!
Trứng rửa sạch để vào, đậy vung, cắm điện, bấm nút mở (Cook)
Chờ nồi bật lên chỗ để giữ ấm (Keep warm) là xong, giấy đã khô là trứng cũng chín rồi!
Tuyệt nhiên trứng không bị vỡ, và rất dễ bóc vỏ!
Từ đầu đến cuối chỉ mất 5, 6 phút. (Nếu lâu hơn là vì quý vị đổ nước hơi nhiều, lần sau bớt lại)
Giấy lấy ra vẫn có thể dùng lại được!
Thật tiện lợi: tốn ít nước ít điện hơn, không phải canh chừng nồi trứng, dễ bóc vỏ hơn, ngon hơn...
Hãy thử xem! Đã thử một lần thì sau này chắc chắn quý vị sẽ không quay trở lại lối luộc trứng cổ lỗ sĩ nữa đâu.
(nguồn:Email Kim Hùng)
Subscribe to:
Posts (Atom)