http://www.authorstream.com/Presentation/nguyenminhhien-2898335-aug-13-reflection-green-histiria-de-un-amor-francis-goya-guitar/
Tuesday, August 30, 2016
9 điều người cao tuổi nên tránh
Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm:
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.2. Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng:
Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút.
Bước 1: Khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút.
Bước 2: Ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân.
Bước 3: Cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.3. Không nên ngoái đầu một cách đột ngột:
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.4. Không nên đứng co một chân để mặc quần:
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.5. Không nên quá ngửa cổ về phía sau:
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.6. Không nên thắt dây lưng quá chặt:
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần Âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.7. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức:
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.8. Không nên nói nhanh, nói nhiều:
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.9. Không nên xúc động:
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: “Đừng để chết vì thiếu hiểu biết”. Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.(Theo SK&ĐS)
Monday, August 29, 2016
Lực sĩ Hoa Kỳ và Thế Vận Hội
Brazil tổ chức Thế Vận Hội thứ 31 ở thành phố Rio de Janeiro. Ngân sách dự chi của Rio là $9.7 tỷ US dollars, thế nhưng ai cũng dư biết là số phí tổn thực chi cuối cùng sẽ trội hẳn số dự đoán. Theo một tài liệu của Đại học Oxford, phí tổn xây dựng của các thành phố thắng quyền tổ chức của 17 Thế Vận Hội mùa Hè và mùa Đông từ năm 1968 đến 2012 trung bình là 179% nhiều hơn dự định, với Montreal vào năm 1976 giữ chức vô địch tiêu quá ngân sách, 796% hơn dự định. Mới đây nhất, London với Thế Vận Hội mùa Hè năm 2012, tiêu 112% hơn dự định.Từ năm 1968 đến năm 2000, phí tổn trung bình để tổ chức một Thế Vận Hội là 3.6 tỷ dollars. Thế nhưng đùng một cái, hai Thế Vận Hội cuối cùng, 2012 London -Anh, tốn 16.4 tỷ dollars, và 2014 Sochi - Nga, tốn 15.8 tỷ dollars.Tôi không hiểu sự hào hứng của bao nhiêu thành phố và quốc gia trên thế giới tranh nhau xin được tổ chức Thế Vận Hội mà lịch sử cho thấy đường vào trường đua có trăm lần thua có một lần huề. Nếu có lời thì chỉ vài triệu đến vài trăm triệu dollars là nhiều lắm, nhưng lỗ thì lỗ thê thảm:- 1976 Montreal, Canada lỗ $990 triệu Canadian dollars, tổ chức năm 1976 mà mãi đến 30 năm sau, 2006, sau khi gia tăng bao nhiêu thứ thuế, Montreal mới trả hết nợ.- 1980 Moscow, Nga, lỗ 1.19 tỷ dollars.- 2000 Sydney, Úc, lỗ 2.1 tỷ dollars.- 2004 Athens, Hy-Lạp, lỗ 14 tỷ dollars , đưa quốc gia này đến khánh tận.- Thế Vận Hội cuối cùng, mùa Đông 2014 ở Sochi, Nga, chi phí đắt nhất vô tiền khoáng hậu, 51 tỷ dollars. Số tiền này là trực tiếp lẫn gián tiếp liên quan đến Thế Vận Hội nhưng vì chính quyền không công bố chi tiết, không ai biết là Nga lỗ bao nhiêu. Người ta đoán một nửa là tiền thầu khoán tham nhũng cho một số bạn bè của Putin.Thế Vận Hội là cuộc tranh tài thể thao thế giới bốn năm mới có một lần nên công dân quốc gia nào cũng hăng hái xem. Trong tất cả các môn thể thao chiếu TV, số người xem Thế Vận Hội nhiều thứ ba. Môn thể thao xem nhiều nhất là giải Túc cầu Quốc Tế bốn năm một lần FIFA World Cup, với số khán giả TV là 3.5 tỷ người. Thứ hai là Tour De France với 2.2 tỷ người xem, và thứ ba là Thế Vận Hội mùa Hè với 2 tỷ người xem.Chứng kiến cảnh lực sĩ của quốc gia mình nhận lãnh huy chương vàng với lá cờ quốc gia dần dần kéo lên trong khi quốc thiều nước mình trỗi lên là một cảm tưởng xúc động lẫn khích động. Vì thế, rất nhiều quốc gia treo giải thưởng tiền bạc cho lực sĩ nước mình nếu thắng huy chương vàng, bạc, hay đồng.Huy chương vàng thật sự không phải là vàng đặc 100%, mà là bạc nhuộm vàng. Số lượng vàng nhuộm của một huy chương vàng chỉ là 6%, trị giá thị trường vào khoảng $700 dollars.Nhiều quốc gia không phát giải thưởng tiền bạc cho lực sĩ thắng huy chương như Na-Uy, Thụy Điển..., nhưng phần đông trao tặng tiền để lực sĩ có động cơ thúc đẩy cố gắng đoạt huy chương vàng.Đây là vài quốc gia trao tặng giải thưởng nếu lực sĩ quốc gia mình đoạt huy chương vàng, từ nhiều đến ít tiền (đơn vị tiền là US dollars):- Singapore : $800,000 dollars- Malaysia : $600,000 dollars (trả bằng trị giá một thỏi vàng). Năm cuối cùng lực sĩ Mã-Lai-Á thắng huy chương vàng là 1956.- Kazakhstan : $250,000 dollars- Latvia : $192,800 dollars- Italy : $189,800 dollars- Estonia : $138,500 dollars- Nga : $113,200 dollars, cộng với nhiều bonus khác, nâng giá trị tiền thưởng có thể lên gấp ba lần, hơn ba trăm nghìn dollars.-Thụy Sĩ : $88,600 dollars- Pháp : $65,000 dollars- South Africa : $55,000 dollars- Trung Quốc : $55,000 dollars, cộng thêm đủ loại phần thưởng khác có giá trị tiền như xe hơi, nhà cửa...- Mexico : $37,000 dollars- Hoa Kỳ : $25,000 dollars (bạc: $15,000,đồng : $10,000. Tiền này của tư nhân -Ủy Hội Thế Vận Hội Hoa Kỳ - treo giải, không phải của chính phủ).- Canada : $20,000 dollars- Anh : $0. Nhưng hình của lực sĩ sẽ được in trên tem bưu điện, và lực sĩ sẽ được lãnh tiền huê hồng trên tổng số tem bán, ước lượng từ $10,000 đến $90,000 dollars.- Việt Nam : Tôi không biết Việt Nam treo giải thưởng thắng huy chương vàng ở Olympics là bao nhiêu, nhưng ở SEA Games 2015, lực sĩ đoạt huy chương vàng được Việt Nam thưởng 10 triệu đồng Việt Nam (khoảng $500 US dollars), một xe gắn máy, một TV, và một smart phone).Hấu hết chúng ta ai cũng thất vọng não nề khi xem TV không thấy lực sĩ quốc gia mình chiếm huy chương vàng. Nhưng chúng ta nên nhìn vấn đề tranh giải Thế Vận Hội từ một quan điểm khác: Thế giới có 7.4 tỷ người, thế mà chỉ có 10,500 lực sĩ xuất sắc từ 206 quốc gia sẽ tham dự tranh tài ở Rio, Brazil. Thành thử mỗi một lực sĩ có mặt ở Thế Vận Hội đã là một kỳ công không phải ai cũng đạt được, chúng ta nên hoan hô họ hết mình bằng cả hai taylẫn hai chân.Ngày xưa khi mới đến Mỹ xem Thế Vận Hội trên TV, tôi ngạc nhiên khi thấy Mỹ thường thua các nước thuộc khối Cộng Sản Nga-Sô, Đông Đức. Sau này tôi mới biết vì hai lý do: thứ nhất, lực sĩ của các quốc gia khối Cộng Sản thường gian lận dùng thuốc kích thích, và thứ hai, chính phủ Mỹ không tài trợ một xu cho lực sĩ tranh tài Thế Vận Hội.Trong 206 quốc gia tham dự Thế Vận Hội thì 202 nước là chính quyền tài trợ và trả lương cho lực sĩ. Chỉ có bốn quốc gia chính phủ không trả một xu. Hoa Kỳ là một trong bốn quốc gia đó. Vì thế lực sĩ Hoa Kỳ phải tự túc đi làm để kiếm tiền sống: trả tiền ăn, tiền xe cộ, tiền mướn nhà...Ủy Hội Thế Vận Hội Hoa Kỳ (US Olympic Committee) là một tổ chức tư nhân bất vụ lợi đứng ra lo việc huấn luyện ngắn hạn, tổ chức tranh đua, trả tiền chi phí cho lực sĩ đi tham dự Thế Vận Hội. Để có ngân quỹ hoạt động, Ủy Hội Thế Vận Hội Hoa Kỳ trông cậy vào:1. Tiền tài trợ của các công ty tư nhân như Coca-Cola, Nike, Budweiser....(khoảng $120 triệu dollars vào năm 2008).2. Tiền bản quyền chiếu TV của đài truyền hình Mỹ (khoảng $625 triệu dollars vào năm 2008).3. Tiền phân chia của Ủy Hội Thế Vận Hội Quốc Tế chia lại cho Ủy Hội Thế Vận Hội Hoa Kỳ, hàng năm trung bình là $12,000 dollars cho mỗi lực sĩ.4. Và những tiền lặt vặt khác như tiền hội viên, lệ phí tranh tài của 300,000 lực sĩ bơi lội, tổng cộng vào khoảng 100 triệu dollars một năm.Tiền Ủy Hội Thế Vận Hội Quốc Tế thu vào từ hai nguồn lợi tức:1. Bản quyền dùng nhãn hiệu Năm Vòng Tròn Olympics để quảng cáo.2. Bản quyền truyền hình tranh tài Thế Vận Hội.Mỗi đài truyền hình quốc gia thường ký contractchiếu nhiều Thế Vận Hội trong nhiều năm, chẳng hạn như 8 năm hay 12 năm. Số tiền dưới đây liệt kê giá tiền bản quyền truyền hình cho chỉ mỗi một Thế Vận Hội:- Hoa Kỳ (NBC): Mỹ trả tiền truyền hình Thế Vận Hội từ 2012 đến 2014 tổng cộng 4.4 tỷ dollars. Tính ra, mỗi Thế Vận Hội mùa Hè hay mùa Đông Mỹ trả $880 triệu dollars.- Nhật-Bản: Nhật trả 250 triệu dollars mỗi Thế Vận Hội.- Úc (Seven Networks): Úc trả 170 triệu dollars mỗi Thế Vận Hội.- Canada (TSN, RDS, Sports Net): Canada trả 160 triệu dollars mỗi Thế Vận Hội.- Âu Châu : tiền bản quyền truyền hình Âu Châu trả hơi phức tạp, nhưng đại khái thì mỗi Thế Vận Hội, Anh Quốc trả 150 triệu dollars, Italy trả 141 triệu Euro, Đức trả 120 triệu Euro, Pháp trả 80 triệu Euro, Tây-Ban-Nha trả 66 triệu Euro.Ủy Hội Thế Vận Hội Hoa Kỳ (US Olympic Committee) hàng năm xuất ra 170 triệu dollars cho các bộ môn thể thao, thế nhưng những môn thể thao nhiều người xem nhất, chiếu TV thu vào nhiều tiền quảng cáo nhất như chạy đua, bơi lội... thì được nhiều tiền hơn những môn thể thao ít người để ý.Giống như tài tử đóng phim chỉ có một thiểu số rất ít khoảng 2% là nổi tiếng, giầu, kiếm nhiều tiền, lực sĩ ở Hoa Kỳ cũng thế, nhưng chắc chắn là không kiếm tiền nhiều như tài tử ciné. Lực sĩ Hoa Kỳ nghèo vì chính phủ không tài trợ huấn luyện. Năm 2014, Hiệp Hội Điền Kinh Hoa Kỳ làm một thống kê, họ khám phá 50% lực sĩ thuộc vào hạng "Top 10 - Mười người chạy nhanh nhất", làm tiền ít hơn $15,000 một năm.Đây là phương cách lực sĩ Mỹ nghèo kiếm tiền để huấn luyện và tham dự tranh tài những bộ môn thể thao của mình:1. Đi làm bình thường như người khác. Phần đông là part time, bán thời gian.2. Bán bánh, kẹo, vitamin, mỹ phẩm... cho bạn bè, người thân.3. Nhờ gia đình thân nhân bạn bè giúp đỡ tiền bạc.4. Nếu khá trong môn thể thao của mình, xin tiền viện trợ của các công ty.5. Nhờ hãng mình làm việc, hay các cửa tiệm địa phương trợ giúp.Đây là thí dụ của Brandon Hudgins, lực sĩ chạy đua đường trường 1500m: Từ năm 2011 đến nay, Hudgins làm việc part time bán thời gian, lương tối thiểu $10/ 1 giờ, mỗi năm lãnh chỉ được $15,000 đến $18,000 dollars. Hudgins theo đuổi nghề chạy đua trong suốt 19 năm, và năm nay chưa chắc gì được tuyển vào đội Hoa Kỳ tham dự Rio: Đội tuyển Hoa Kỳ chỉ chọn ba người Nhất, Nhì, Ba, và Hudgins đứng hạng thứ 13.Không có tiền thì không thể nào giỏi về bộ môn thể thao của mình. Rất nhiều gia đình trung lưu, không kể bố mẹ phải tốn bao nhiêu thời gian đi theo với con cái, tốn bao nhiêu tiền ghi tên cho con đi học môn thể thao nó ưa thích, tốn tiền cho nó vào club, tốn tiền mướn huấn luyện viên, tốn tiền máy bay, hotel, ăn uống...Thành ra gia đình tư nhân thật sự bỏ tiền ra huấn luyện, mài dũa con cái của mình trong bộ môn thể thao nó ưa thích.Lực sĩ đại diện Hoa Kỳ tham dự Thế Vận Hội đúng nghĩa là "amateur- tài tử", chính mình phải bỏ thì giờ chính yếu tìm lợi tức sinh sống, chỉ huấn luyện khi có thời gian dư giã để tranh giải. Như thế thì làm sao giành phần thắng so với các quốc gia mà chính phủ tài trợ ngân quỹ huấn luyện Thế Vận Hội, và các quốc gia huấn luyện lực sĩ từ lúc bé tí teo 8, 9 tuổi như Nga hay Trung Quốc?Mặc dù nghèo rớt mồng tơi, chí quyết tâm tập luyện ròng rã bao nhiêu năm trời để trở thành lực sĩ xuất sắc được tuyển vào Đội tuyển Hoa Kỳ tham dự Thế Vận Hội là một điều đáng phục. Ông Gordon Crawford, Chủ Tịch của U.S. Olympic và Paralympic Foundation, năm ngoái quyên được 28 triệu dollars cho U.S. Olympic Committee. Theo ông ta, chỉ cần hai triệu người Mỹ cho $100 dollars một năm là quỹ có 200 triệu dollars, dễ dàng trả tiền lương cho lực sĩ huấn luyện. Nếu quý vị muốn, xin cống hiến tiền ở trang web:https://donate.teamusa.org/pag e/contribute/support-americas- teamNguyễn Tài NgọcAugust 2016GHI CHÚ:1. Thành phố Rio lâm vào tình trạng thảm họa tài chánh vì tổ chức Olympics: Tiền chi tiêu của Rio cho Olympics mấy tháng trước đây đã vượt hơn dự đoán hai tỷ dollars. Vào ngày 17-Tháng 6-2016, hai tháng trước khi Thế Vận Hội Rio khai mạc vào ngày 5 Tháng 8, Thống Đốc của tiểu bang Rio de Janerio tuyên bố thảm họa tài chính. Lý do tuyên bố thảm họa tài chính là để chính quyền có thể thay đổi ưu tiên ngân sách đối đầu với việc xây cất cho Olympics mà không vi phạm vào luật phápquốc gia. Song song với lời tuyên bố này, Thống Đốc Rio de Janerio yêu cầu Tổng Thống Ba-Tây xuất ra 900 triệu dollars cho quỹ tiểu bang để đối phó với ngân quỹ thiếu hụt liên quan đến Thế Vận Hội. Trước đây, vì lý do thiếu hụt tiền bạc trầm trọng, Brazil đã yêu cầu lực sĩ tham dự Thế Vận Hội phải trả tiền điện bật máy lạnh!2. Đội tuyển Điền Kinh Nga bị cấm tham dự Olympics: Bẩy tháng trước đây, theo lời đề nghị của Cơ Quan Thế Giới chống dùng thuốc kích thích WADA (World Anti-Doing Agency), Hiệp Hội Điền Kinh Thế Giới IAAF (Association of Athletics Federations) cấm đoàn lực sĩ Điền Kinh Nga tranh tài quốc tế. Nga chống án lên Tòa Trọng Tài Thể Thao Quốc Tế CAS (Court of Arbitration for Sport). Thế nhưng vào ngày 21-Tháng 7-2016, Tòa Trọng Tài Thể Thao Quốc Tế CAS tuyên bố là luật cấm bẩy tháng trước vẫn còn áp dụng cho Thế Vận Hội: Đoàn lực sĩ Điền Kinh Nga sẽ không được tham dự tranh tài ở Rio.(Vào Chủ Nhật 25-Tháng 7, thay vì cấm tất cả phái đoàn lực sĩ Nga tham dự Olympics, Ủy Hội Thế Vận Hội Quốc Tế tuyên bố chỉ cấm Đội Điền Kinh của Nga, còn những đội thể thao Nga khác muốn tham dự thì phải chứng tỏ cho các Ủy Hội Thể Thao Thế Giới của từng bộ môn khác là mình không dùng thuốc kích thích).Cơ Quan Thế Giới chống dùng thuốc kích thích WADA (World Anti-Doing Agency) điều tra lực sĩ Nga dùng thuốc kích thích, tung ra bản tường trình kết luận:a. Nga gian lận dùng thuốc kích thích trong nhiều năm nay. Sự gian lận này không phải ở tầm mức cá nhân mà dây chuyền lên đến huấn luyện viên, đến Cơ quan chống dùng thuốc kích thích Nga, và thậm chí đến hàng đầu trong viên chức chính phủ.b. Tất cả lực sĩ Nga gian lận dùng thuốc kích thích. Lực sĩ Nga nào chống đối, không muốn dùng thì sẽ không được tuyển vào Hội Tuyển quốc gia (Huấn luyện viên Nga nói với lực sĩ là nước nào cũng gian lận, không phải chỉ một mình nước Nga).c. Cấm vĩnh viễn bốn huấn luyện viên cao cấp Nga, và Giám Đốc Ủy Hội Y Tế Thể Thao Nga tham dự giải quốc tế.d. Nga có thề gian lận dễ dàng vì Nga hối lộ cho nhân viên của Hiệp Hội Điền Kinh Thế Giới IAAF (Association of Athletics Federations).Lý do Cơ Quan Thế Giới chống dùng thuốc kích thích WADA (World Anti-Doing Agency) có thể công bố bản tường trình khẳng định, kết luận sự gian lận Nga bắt đầu từ chính phủ cao cấp vì Grigory Rodchenkov, Giám Đốc Phòng thí nghiệm chống dùng thuốc kích thích của Nga vào Thế Vận Hội 2014 mùa Đông ở Sochi, Nga, thú nhận.Dr. Grigory Rodchenkov, ảnh của Sportphoto.Ru/EpaRodchenkov nói với báo New York Times là với sự giúp đỡ của Công An Nga, ông ta đã thiết lập một hệ thống thử máu tránh điều tra. Rodchenkov cũng nói với chương trình "60 minutes" của Đài Truyền Hình CBS là nhân viên FSB của Nga (KGB là tên cũ, tương tự như FBI của Mỹ), giả dạng là dân sự làm việc cho Cơ Quan chống dùng thuốc kích thích ở Thế Vận Hội Sochi để có thể gian lận máu lực sĩ dễ dàng.Tháng 11 năm ngoái 2015, khi bị WADA hỏi xem 1417 mẫu máu lấy từ lực sĩ tham dự Sochi, Rodchenkov thủ tiêu tất cả. Sau đó, Rodchenkov bay sang Hoa Kỳ xin tỵ nạn chính trị, thốt lộ sự thật, hiện đang trốn tránh ở một thành phố Mỹ nào ở California.Vào tháng 2 năm nay, hai người cựu Giám Đốc làm việc cho Cơ Quan chống dùng thuốc kích thích của Nga,Nikita Kamayev và Vyacheslav Sinev, chết một cách bí mật, cách nhau trong vòng chỉ hai tuần. Chính quyền Nga tuyên bố Kamayev, 52 tuổi, chết vì nhồi máu cơ tim khi đi trượt tuyết, còn nguyên do chết của Sinev, 58 tuổi, thì không công bố lý do.(Vào ngày 18-Tháng 7, giáo sư dạy luật người Canada tên Richard McLaren, được WASA mướn để điều tra việc lực sĩ Nga dùng thuốc kích thích, đã công bố kết quả tường trình xác định là Thứ Trưởng Thể Thao Nga, nhân viên cao cấp của Ủy Ban Thế Vận Hội Nga, cùng với Công an Nga FSB (xưa là KGB), có nhúng tay vào việc tráo mẫu máu dùng thuốc kích thích của lực sĩ Nga ở cả hai Thế Vận Hội Sochi và Moscow).Ở những cuộc tranh tài thể thao có tầm mức quốc tế, lực sĩ thắng huy chương, và vài lực sĩ chọn đại, ngẫu nhiên, phải cho mẫu máu để nhân viên thử nghiệm xem trong máu có vết tích dùng chất thuốc kích thích hay không. Nếu có, họ sẽ bị tước huy chương, cấm không được tranh giải. Đây là cách Nga đã dùng để tránh khám phá lực sĩ của họ dùng thuốc kích thích:a. Trước thời gian tranh giải, Nga lấy máu tất cả lực sĩ khi không một ai uống thuốc kích thích.b. Chính quyền giữ lạnh những mẫu máu này.c. Lực sĩ tiếp tục uống thuốc kích thích.d. Ở Thế Vận Hội, lực sĩ Nga cho lấy máu mẫu như thường lệ.e. Công An FSB nga (như FBI Mỹ), giả dạng làm cho Thế Vận Hội, đặt mẫu máu của lực sĩ Nga vào những lỗ hổng dấu kín trong tường.f. Khi đêm xuống, Công An FSB Nga giả dạng là kỹ sư cầu cống, từ bên ngoài tường, chỉ cần thọc tay vào những lỗ hỗng dấu kín, lấy các chai đựng mẫu máu, và tráo lại với những mẫu máu không dùng thuốc kích thích đã lấy từ mấy tuần trước.Nguyễn Tài Ngọc
Singapore và Biển Đông
1. Báo Trung Quốc điên cuồng chống phá Singapore vì Biển Đông
Hồng Thủy
(GDVN) - Phán quyết Trọng tài sẽ không ngăn nổi Tập Cận Bình thực hiện cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc", tăng vị thế thống trị Đông Nam Á và phạm vi rộng hơn.
Tờ Phụ nữ Đô thị xuất bản tại Tế Nam, Trung Quốc ngày 26/8 đăng bài: "Vạch mặt kẻ gây rối Biển Đông - Singapore", trong đó đổ tội cho cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là nguồn gốc, nguyên nhân của bất ổn ở Biển Đông.
Bôi nhọ Singapore và cha con Lý Quang Diệu - Lý Hiển Long
Tờ báo này viết: "Cục diện Biển Đông trở nên căng thẳng là vì chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, mà chính sách này lại đến từ kiến nghị của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Trung Quốc lâu nay cứ nghĩ đến tình nghĩa đồng bào, nên đối với Singapore luôn luôn giữ lễ. Nhưng có lẽ chính vì sự khách sáo này đã làm hỏng người Singapore.
Đầu tháng 8 năm nay, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi thăm Mỹ đã rêu rao, Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông đã đưa ra định nghĩa rất huyết phục cho các bên yêu sách.
Hàm ý của ông Long là muốn Mỹ tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh chấp nhận phán quyết trọng tài.
Sau Mỹ, Nhật, Australia và EU, Singapore là nước tích cực hơn cả các đồng minh còn lại của Mỹ như Hàn Quốc, Anh trong vấn đề Biển Đông.
Từ lúc nào Singapore đã trở thành kẻ quấy rối Biển Đông? Có thể nói rằng cục diện Biển Đông ngày nay là do chiến lược xoay trục của Mỹ, mà chiến lược này lại do Lý Quang Diệu kiến nghị.
Sinh thời, Lý Quang Diệu lo lắng Trung Quốc trỗi dậy sẽ là mối uy hiếp tiềm tàng đối với Singapore, từng nhiều lần thăm Mỹ và khuyên Washington quay trở lại châu Á.
Năm 2009 Lý Quang Diệu nói tại Washington rằng, nếu Mỹ không tiếp tục can thiệp vào sự vụ châu Á và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc thì có thể đánh mất vị thế lãnh đạo toàn cầu.
Quan điểm này đã kích thích người Mỹ. Năm 2011 Mỹ đưa ra chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, từ đó Biển Đông trở thành điểm nóng.
Từ đó trở về sau, Singapore liên tục dương vây hò hét ở Biển Đông, trước sau thời điểm có Phán quyết Trọng tài từng mấy lần mượn sức Mỹ để gây áp lực với Trung Quốc.
Chiến lược quay trở lại châu Á không chỉ dừng lại ở Biển Đông. Trên lĩnh vực kinh tế Singapore cũng đề xuất hiệp định TPP để thách thức Trung Quốc.
Lý Hiển Long từng nhiều lần hối thúc Mỹ phê chuẩn TPP, thậm chí đe dọa: "Nếu TPP không được Quốc hội Mỹ phê chuẩn mà bị chết yểu, Mỹ sẽ bị gạt khỏi hệ thống thương mại ở châu Á do Trung Quốc lãnh đạo."
Ý của Lý Hiển Long là khuếch đại mối uy hiếp từ Trung Quốc, chọc phá quan hệ Trung - Mỹ.
Ở trong ASEAN thì Singapore đóng vai trò như thế nào? Lâu nay Singapore dựa vào ảnh hưởng kinh tế, thủ đoạn ngoại giao thuần thục của mình cùng uy tín, ảnh hưởng quốc tế nên được mệnh danh là "quân sư" của ASEAN.
Việc ASEAN ngày càng nhấn mạnh "lập trường thống nhất" trong vấn đề Biển Đông về cơ bản thể hiện ý kiến của Singapore."
Tờ báo dẫn lời 3 nhà nghiên cứu Trung Quốc để chỉ trích Singapore.
Hứa Lợi Bình từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận xét, Singapore chỉ có 5 triệu dân, lại nằm nơi yếu địa châu Á, nên phải cân bằng quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, nghiêng bên nào cũng có thể rước họa vào thân.
Nguyễn Thứ Sơn - bình luận viên đài Phượng Hoàng thì nói, Trung Quốc quá khách sáo với Singapore nên làm hỏng quốc gia này. Singapore hưởng lợi từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã không đòi báo đáp, nay lại còn đòi áp bức nước lớn.
Tiết Lực từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc thì kiến nghị, từ nay về sau khi xử lý vấn đề an ninh, Biển Đông với ASEAN, Trung Quốc nên học Singapore, muốn làm gì thì làm, đừng để "nút thắt văn hóa" trói buộc.
Bắc Kinh kết thúc màn kịch "trỗi dậy hòa bình"
Đánh giá thái độ diều hâu và nhận thức lệch lạc của một bộ phận học giả, truyền thông nhà nước Trung Quốc như bài báo vừa nêu, có lẽ không gì khách quan và thuyết phục bằng bình luận của nhà báo Frank Ching trên South China Morning Post ngày 26/8. [2]
Frank Ching nhận xét, một thời gian dài Bắc Kinh đã cố gắng thuyết phục thế giới rằng, sự gia tăng sức mạnh của họ là hòa bình. 7 năm trước trong sự trỗi dậy của đại suy thoái, Trung Quốc nghĩ đã đến lúc họ quay trở lại vị trí làm bố thiên hạ.
Giống như tất cả các cường quốc trong lịch sử, sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ đi kèm sự bành trướng quân sự, mà còn là sự khẳng định luật pháp riêng của nó.
Quốc gia này bắt đầu bằng việc xây dựng các căn cứ quân sự trên các rặng san hô, bãi đá (chiếm đóng bất hợp pháp) ở Biển Đông chỉ đơn giản bởi tuyên bố họ có chủ quyền từ thời cổ đại.
Để biện minh cho vị hế của mình về điều này cũng như trong các vấn đề khác, Bắc Kinh tạo ra một vũ trụ tưởng tượng. Nói như chuyên gia Biển Đông Bill Hayton, Trung Quốc luôn tự cho mình là đạo đức, là chính xác và bất kỳ ai không đồng ý với họ đều là sai lầm.
Những gì Bắc Kinh cho là đúng thì đó là luật pháp. Còn Phán quyết Trọng tài (do Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là thành viên xây dựng nên) thì là "trò hề". Đới Bỉnh Quốc thì gọi đó là "tờ giấy lộn".
Theo Frank Ching, Phán quyết Trọng tài sẽ không ngăn nổi Tập Cận Bình thực hiện cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc", tăng vị thế thống trị Đông Nam Á và phạm vi rộng hơn.
Trong thế giới tưởng tượng của họ, "giấc mơ Trung Quốc" của Tập Cận Bình sẽ một lần nữa giúp họ trở thành trung tâm thiên hạ, sau một vài thế kỷ bị gián đoạn bởi chủ nghĩa đế quốc phương Tây.
Trong trí tưởng tượng của Trung Quốc, điều này không phải là nô dịch láng giềng, mà chỉ đơn giản là quay trở lại với khái niệm truyền thống thiên tử - chư hầu với các nước Trung Quốc vẫn coi là man, di, mọi rợ.
Mặc dù các nhà lãnh đạo rung Quốc không còn gọi các nước láng giềng như người man rợ, nhưng họ nhớ lại rằng văn hóa Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á, hệ thống chữ Hán được nhiều nước vay mượn, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Có lẽ đó là lý do tại sao Singapore, đảo quốc với dân số chủ yếu là người Hoa lại bị Bắc Kinh giận dữ coi họ là kẻ phản bội. Từ năm 2009 cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã nhìn thấy vấn đề cần Hoa Kỳ cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trung Quốc coi sự thống trị của họ là rất quan trọng vì nhu cầu phát triển của bản thân họ, Trung Quốc thèm muốn các nguồn lực từ biển và đáy biển. Họ sẽ tiếp tục chính sách cây gậy và củ cà rốt, sử dụng thương mại đầu tư làm vũ khí.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ đang trở thành đối tượng kiềm chế, tranh giành lợi ích của Trung Quốc. Còn Hoa Kỳ luôn là nhân vật phản diện lớn nhất trong tâm trí (một bộ phận lãnh đạo) Trung Quốc.
Cá nhân người viết cho rằng, đội ngũ nghiên cứu và truyền thông Trung Quốc đã bị chính trị hóa và sự dối trá, hợm hĩnh đang lên ngôi, bởi Bắc Kinh tập hợp hầu hết những kẻ xu thời, cơ hội chính trị và làm lấn át tiếng nói của lương tri và trí tuệ dân tộc Trung Hoa.
Bất luận nhà cầm quyền Trung Quốc có tìm cách nào đi nữa để chống lại Phán quyết Trọng tài, thì Tòa án Công luận của nhân loại cũng sẽ không bao giờ chấp nhận.
Cái thời thiên tử - chư hầu mông muội đã qua từ lâu, những kẻ càng cố chứng minh mình là văn minh, là tuân thủ luật pháp bằng cách chống lại luật pháp và dư luận, áp đặt và áp bức kẻ yếu sẽ không có chỗ đứng trong xã hội phát triển của loài người.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy
2. Biển Đông phủ bóng quan hệ Trung Quốc và Singapore
TT Obama và phu nhân tiếp đãi thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong dạ tiệc tại Tòa Bạch Ốc 02/08/2016.REUTERS/Mary F. Calvert
Quan hệ giữa Trung Quốc và Singapore đang trong tình trạng bất định, sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye về tranh chấp Biển Đông. Theo các nhà quan sát, cho dù Singapore không đòi hỏi chủ quyền vùng biển này, nhưng các động thái liên quan gần đây của Singapore, đã khiến Bắc Kinh lo ngại.
Theo South China Morning Post, Trung Quốc và Singapore có mối liên hệ chặt chẽ, đặc biệt là về kinh tế. Trong những thập kỷ qua Singapore đã trở thành nơi huấn luyện kỹ năng cho các quan chức Trung Quốc, và thường xuyên được các lãnh đạo Bắc Kinh nêu ra như tấm gương về quản lý đô thị.
Nhưng những phát biểu gần đây của thủ tướng Lý Hiển Long đã khiến Trung Quốc lo lắng về tương lai quan hệ hai nước.
Sau khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông, ông Lý Hiển Long tuyên bố phán quyết là « sự khẳng định mạnh mẽ » về luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền trên biển. Bắc Kinh đáp trả bằng cách kêu gọi Singapore nên có « thái độ khách quan và công bằng », trong vai trò người điều phối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Bắc Kinh đã vô cùng tức tối khi Philippines, được Hoa Kỳ ủng hộ, đã nộp hồ sơ lên Tòa Trọng Tài năm 2013, tuyên bố sẽ làm ngơ trước mọi quyết định của tòa.
Ông Thẩm Thế Thuận (Shen Shishun), nhà nghiên cứu tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc cho rằng nếu Singapore có quan điểm tương tự như Hoa Kỳ, thì Bắc Kinh sẽ coi đây là việc « đùa cợt với những vấn đề thuộc về nguyên tắc chủ đạo ». Ông nói : « Trung Quốc tin rằng Singapore có thể giữ được cân bằng với các cường quốc, nhưng những vấn đề này không phải trò đùa. Là một quốc gia châu Á, Singapore cần phải gần gũi với Trung Quốc hơn ».
Căng thẳng cũng đã khơi mào vào đầu tháng này, khi ông Lý Hiển Long nói với tổng thống Mỹ Barack Obama là ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hành động một cách tích cực ở Đông Nam Á. Ông Obama trả lời rằng Singapore và Mỹ là « các đối tác bền vững như bàn thạch ».
Tờ Global Times, ấn bản của Nhân dân Nhật báo nổi tiếng là hung hăng, trong một bài xã luận nói rằng chuyến đi Mỹ của ông Lý Hiển Long khiến Trung Quốc cảm thấy « rất khó chịu ». Đặc biệt là khi ông Obama ca ngợi Singapore là « một chiếc neo » cho sự hiện diện của Hoa Kỳ tại châu Á. « Hai chiếc neo » trước đây là Nhật Bản và Úc, hai đồng minh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
Quan hệ với Trung Quốc không phải luôn căng thẳng như thế. Hồi năm 1978 lúc Đặng Tiểu Bình thăm Singapore, ông rất ấn tượng và xin thủ tướng Lý Quang Diệu một lời khuyên để Trung Quốc có thể trở nên thịnh vượng. Ông Lý nói cần phải mở cửa với thế giới tư bản, và ba thập kỷ sau, Trung Quốc đã được hưởng lợi từ cải cách kinh tế thị trường.
Mối dây liên hệ về kinh tế cũng rất chặt chẽ. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Singapore, và đảo quốc sư tử là một nhân tố chủ chốt trong dự án Con đường tơ lụa trên biển của Bắc Kinh. Các dự án giữa hai chính phủ như khu công nghiệp Tô Châu (Suzhou) và thành phố sinh thái Thiên Tân (Tianjin) cũng là những điểm chính trong việc hợp tác.
Thêm vào đó, đảng Cộng Sản Trung Quốc thường xuyên gởi cán bộ sang Singapore học tập, nhiều người trong số đó nay đã là chủ tịch thành phố, thậm chí chủ tịch tỉnh tại Trung Quốc. Ngay cả phó thủ tướng Uông Dương (Wang Yang), vốn là bí thư tỉnh Quảng Đông, cũng đã dẫn nhiều phái đoàn đến Singapore nghiên cứu cung cách phát triển kinh tế xã hội.
Singapore cũng từng đón tiếp « Uông-Cô (Wang Koo) hội đàm » năm 1992, giữa ông Uông Đạo Hàm (Wang Daohan) chủ tịch Hiệp hội vì quan hệ hai bên eo biển Đài Loan của Trung Quốc và ông Cô Chấn Phủ (Koo Chenfu), người đứng đầu tổ chức tương tự của Đài Loan. Cuộc gặp lịch sử tháng 11/2015 giữa ông Tập Cận Bình và tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (Ma Yingjeou), lần đầu tiên từ 70 năm qua, cũng diễn ra ở Singapore.
Oh Ei Sun, nhà nghiên cứu tại S Rajaratnam School of International Studies, Singapore nhận định, Singapore có cùng quan điểm về tranh chấp Biển Đông với các nước Đông Nam Á khác. Ông nói : « Hầu hết cho rằng trọng tài là giải pháp thông thường và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng pháp luật. Vì vậy chúng tôi không thấy có gì sai khi một lãnh đạo ASEAN bày tỏ cảm tưởng này ».
Còn Du Jifeng, chuyên gia về Đông Nam Á của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh cần phải cảnh giác nhiều hơn về vai trò của Singapore trong sự hiện diện chiến lược của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, nhưng quan hệ kinh tế Trung Quốc-Singapore vẫn mạnh mẽ. Ông nhận xét : « Singapore không phải là nước yêu sách chủ quyền Biển Đông. Những lời bình luận của ông Lý Hiển Long không làm ảnh hưởng đến phương hướng giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ».
Thụy Mi RFI
Vũ Thất
Subscribe to:
Posts (Atom)